Các biện pháp khác nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương I - Pharbaco

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương I – PHARBACO (Trang 111 - 119)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM

3.1. Chiến lược phát triển Công ty trong thời gian tới

3.2.3. Các biện pháp khác nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương I - Pharbaco

Công tác đào tạo và phát triển chính là để phục vụ mục tiêu chiến lược lâu dài của Công ty. Do đó Công ty phải là nơi tạo điều kiện để công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được thực hiện một cách có hiệu quả. Công ty cần đảm bảo những điều kiện cần thiết và hợp lý để phục vụ cho công tác đào tạo của Công ty được thực hiện một cách thuận lợi, đó là sự tạo điều kiện cho công tác đào tạo và phát triển thông qua việc bố trí bộ máy thực hiện công tác đào tạo và phát triển sao cho đủ về số lượng và chất lượng.

3.2.3.1. Về nhân sự

Hiện nay công tác đào tạo và phát triển trong Công ty chỉ do hai cán bộ thực hiện, do đó cần phải tăng cường nhân việc để thực hiện công tác này, ngoài ra nên phân tách các chức năng khác nhau đối với mỗi cán bộ để không còn hiện tượng cán

103

bộ đào tạo lại phải kiêm nhiệm thêm các công việc khác gây ra hiệu quả không cao trong đào tạo. Với những cán bộ chuyên trách về công tác đào tạo của Công ty thì cần thực hiện việc đào tạo lại họ về chuyên ngành quản trị nhân lực để cung cấp cho họ thêm về những kiến thức mang tính bài bản từ đó có thể kết hợp với kinh nghiệm đã có thì việc thực hiện công việc của những người phụ trách công tác đào tạo sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Ngoài việc sử dụng đội ngũ làm công tác đào tạo trong Công ty một cách có hiệu quả thì Công ty nên thực hiện phối hợp với các chuyên gia về lĩnh vực lao động tại các cơ sở chuyên đào tạo về lĩnh vực này, như vậy thì mới có đủ cơ sở để thực hiện công tác đào tạo và phát triển tại Công ty một cách hiệu quả và có khoa học đảm bảo hiệu quả lâu dài trong việc sử dụng người lao động sau đào tạo.

Hiện nay những người làm công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty vẫn đang thiếu so với đòi hỏi thực tế đề ra. Đây là hạn chế không nhỏ có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được đề ra. Do vậy Công ty cần phải tăng cường đội ngũ này cả về chất và lượng. Về mặt chất thì cần tăng cường khả năng chuyên môn của những cán bộ làm công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực một cách thường xuyên, còn về lượng thì Công ty cần đảm bảo đủ số cán bộ thực hiện công tác này và cả những khâu phụ trợ một cách hợp lý thì tất cả mới có thể phát huy tác dụng một cách tối đa và thực hiện được những mục tiêu đề ra.

3.2.3.2. Về cơ sở vật chất

Công ty cần phải đảm bảo về điều kiện cần thiết để công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có thể thực hiện một cách trôi chảy, ví dụ như Công ty cần đảm bảo về cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình đào tạo và phát triển. Cần phải tổ chức thực hiện đào tạo tại những địa điểm phù hợp và thuận tiện cho người lao động có thể theo học đầy đủ

104

Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cũng tạo bàn đạp thích hợp cho Pharbaco hướng tới sản xuất gia công nhượng quyền trong tương lai tới, đảm bảo đáp ứng đủ các yêu cầu đặt ra của doanh nghiệp nước ngoài.

3.2.3.3. Về ý thức của người được đào tạo

Trong quá trình thực hiện công tác đào tạo và phát triển ngoài việc chú ý làm tốt các nội dung chính thì cũng cần phải chú ý tới các điều kiện để quá trình tổ chức thực hiện có thể diễn ra suôn sẻ. Phải làm sao để người lao động nhận thức được việc phải học tập nghiêm túc khi tham gia vào quá trình đào tạo, khóa học chắc chắn sẽ không thể mang lại hiệu quả gì khi chính người được đào tạo không hề có ý thức trong việc thực hiện. Do đó Công ty cần nâng cao ý thức của người lao động về công tác đào tạo và phát triển, khi người lao động thấy được tầm quan trọng của việc đào tạo thì họ sẽ có động lực và trách nhiệm để phấn đấu học hỏi. Việc này sẽ đem lại cho Công ty những khoản tiết kiệm do không phải đào tạo lại vì người lao động không nắm vững, hoặc do người lao động không chú tâm trong lúc đào tạo và gây ra sơ suất trong quá trình làm việc.

Nếu ý thức người lao động về công tác đào tạo tốt sẽ góp phần xây dựng chương trình đào tạo thêm hiệu quả vì người lao động sẽ tích cực góp ý về việc đào tạo của Công ty do đó công tác đào tạo và phát triển của Công ty sẽ đơn giản hơn. Để nâng cao nhận thức của người lao động về công tác đào tạo thì Công ty có thể thông qua việc làm cho người lao động thấy tầm quan trọng của đào tạo và phát triển đối với công việc và khả năng thăng tiến của chính họ, khi thấy rằng việc tham gia vào công tác đào tạo giúp cho bản thân người lao động có cơ hội hơn phát triển hơn thì không những người lao động được đào tạo có trách nhiệm hơn trong quá trình học mà còn mong muốn Công ty đào tạo họ. Do vậy khi làm người lao động nhận thức được những vấn đề này thì sẽ tạo ra sự thích thú và mong muốn được học tập của người lao động và chương trình đào tạo của Công ty có thể dễ dàng được thực hiện với hiệu quả cao.

3.2.3.4. Về đội ngũ cán bộ giảng dạy kiêm nhiệm

105

Ngoài ra với đội ngũ những giáo viên giảng dạy là giáo viên kiêm nhiệm trong Công ty thì cần phải định rõ trách nhiệm của vị trí ấy trong tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, coi đó như là một trong những tiêu chí để đánh giá sự thực hiện công việc của họ. Như vậy có thể nâng cao hiệu quả trong suốt cả quá trình lao động vì người lao động có trình độ và kinh nghiệm phải có trách nhiệm chỉ dẫn cho người lao động cấp dưới, do vậy có thể coi như quá trình đào tạo được thực hiện liên tục chứ không phải theo từng đợt mà Công ty tổ chức.

3.2.3.5. Sự quan tâm của ban lãnh đạo Công ty

Để có thể thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực một cách có hiệu quả cũng cần sự quan tâm lãnh đạo của những người đứng đầu của Công ty.

Những người lãnh đạo của Công ty cần có những sự cam kết đảm bảo để thúc đẩy người lao động tham gia nhiệt tình hơn, có sự cam kết của những người lãnh đạo sẽ tạo ra sự an tâm cũng như sự phấn đấu hơn cho những người được đào tạo. Vì sự cam kết của những người lãnh đạo cho thấy vai trò của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là quan trọng, ngoài ra còn làm người được đào tạo hứng thú hơn khi học do họ thấy khả năng thăng tiến là cụ thể khi được chính người lãnh đạo cam kết.

3.2.3.6. Chính sách sử dụng người lao động sau đào tạo

Những người lao động sau đào tạo nếu được sử dụng đúng với mục đích đào tạo ban đầu thì mới thể phát huy kết quả đào tạo, đồng thời như vậy mới tạo điều kiện cho quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về sau có thể tiếp tục.

Rõ ràng việc sử dụng người lao động được đào tạo vào đúng công việc mà họ cần mới tạo ra hiệu quả cho công tác đào tạo, đồng thời như vậy mới không làm lãng phí nguồn lực. Tuy nhiên để làm được điều này không phải lúc nào cũng đơn giản.

Ví dụ Công ty muốn cử người đi đào tạo dài hạn thì Công ty cần phải có cách đảm bảo khi người lao động sau khi trở về có thể lại được đảm nhiệm vị trí mà họ đã dừng lại trước đó hay thậm chí là ở vị trí cao hơn. Làm được điều này thì mới có thể khuyến khích người lao động an tâm tham gia công tác đào tạo một cách hiệu quả nhất, còn ngược lại thì sẽ làm người lao động không an tâm khi được đào tạo và do vậy hiệu

106

quả đào tạo sẽ giảm sút và làm lãng phí nguồn lực của tổ chức. Đây là điều khá quan trọng mà một Công ty cần phải nghĩ đến khi thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

3.2.3.7. Các chính sách khuyến khích người lao động

Kích thích vật chất tiền lương, tiền thưởng cho đối tượng được đào tạo. Trong Công ty cán bộ công nhân viên được hưởng lương theo cấp bậc công việc hiện đang làm theo bảng lương và ta thấy rằng, càng bậc cao thì kích thích vật chất càng lớn, song phải trả lời được câu hỏi: lượng này đã đủ kích thích cho đối tượng được đào tạo sau khoá học được nâng bậc chưa? Kích thích vật chất trong giai đoạn hiện nay là một biện pháp tích cực nhất. Công ty ngoài tổ chức thi bậc nâng lương phải có phần thưởng cho những đối tượng có thành tích trong học tập, lao động: phần thưởng có thể bằng tiền, quà có giá trị,... với những việc làm đó có thể kích thích tinh thần cho người lao động rất nhiều, tăng mức độ hăng say học hỏi, gắn bó với công việc với Công ty hơn.

3.2.3.8. Tạo văn hóa thi đua

Tạo ra bầu không khí làm việc thoải mái và tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên và các bộ phận thông qua tổ chức thi thợ giỏi.

Tuỳ theo tình hình sản xuất kinh doanh cụ thể hàng năm, Công ty có thể phát động cuộc thi thợ giỏi ở một số nghề chủ yếu trong dây truyền sản xuấtchính của Công ty. Đây cũng là một hình thức khuyến khích tích cực tác động tới tinh thần học tập , sáng tạo của người lao động trong Công ty.

Mục đích:

Khuyến khích người lao động tích cực học tập, trao đổi kinh nghiệm để góp phần xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật của Công ty vững vàng về chuyên môn kỹ thuật, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.

107

Thông qua hội thi phát hiện nhân tố tích cực để xây dựng thành các cá nhân điển hình tiên tiến, nêu gương cho đội ngũ công nhân kỹ thuật toàn Công ty. Mặt khác cũng thông qua hội thi để xét duyệt nâng bậc lương trước thời hạn cho những cá nhân xuất sắc, động viên kịp thời, thiết thực đối với những nhân tố tích cực trong phong trào học tập nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật toàn Công ty.

Nâng bậc cho người lao động đạt tiêu chuẩn thợ giỏi cấp Công ty.

Yêu cầu:

Hội thi phải dấy lên được phong trào hăng say học tập, nâng cao được trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động. Phải khẩn trương,nhanh chóng, không ảnh hưởng đến sản xuất.

Đối tượng:

Mọi cá nhân đạt thành tích trong dây chuyền sản xuất có ý thức kỷ luật tốt, có sáng kiến sáng tạo, áp dụng có hiệu quả sáng kiến, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được mọi người trong đơn vị giới thiệu.

Tiêu chuẩn:

- Thường xuyên hoàn thành công việc về số lượng và chất lượng;

- Hàng năm đạt danh hiệu lao động giỏi;

- Không vi phạm quy chế, pháp luật với công việc giao;

- Trình độ chuyên môn hiện tại cao hơn bậc thợ đang làm;

- Khuyến khích xét nâng bậc sớm không quá 1/3 thời gian quy định đối với:

người lao động có sáng kiến có giá trị được áp dụng hiệu quả; người lao động được bằng khen cấp Tổng công ty trở lên; người lao động đạt chiến sĩ thi đua các cấp; người lao động đạt tiêu chuẩn thợ giỏi cấp Công ty.

- Tổ chức hội thi:

- Trưởng phòng đào tạo Công ty là chủ tịch hội đồng giám khảo chủ trì trong việc tổ chức, chỉ đạo về tiến độ, chất lượng và đánh giá kết quả thi.

108

- Phòng Tổ chức cán bộ lao động có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đồng giám khảo trong việc lập kế hoạch, xây dựng tiến độ, xét đối tượng dự thi, tổ chức quản lý giám sát và đánh giá chất lượng hội thi.

- Phòng Kỹ thuật có nhiệm vụ xây dựng đề thi, barem chấm điểm kèm theo đề thi, lựa chọn cán bộ kỹ thuật tham gia coi chấm thi.

Về tài chính:

Yếu tố tài chính đóng vai trò quan trọng, then chốt trong thực hiện hiệu quả công tác đào tạo. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Pharbaco cũng không phải là ngoại lệ. Chi phí đào tạo có thể là nguyên nhân làm cho hiệu quả đào tạo của công ty là cao hay thấp. Để chi phí đào tạo của Công ty có thể được sử dụng hiệu quả thì cần phải có một bộ phận trong Công ty đảm nhiệm việc theo dõi và hạch toán chi phí đào tạo một cách đầy đủ và rõ ràng. Công ty cần phải xác định được các khoản chi cho đào tạo một cách đầy đủ khi lập kế hoạch đào tạo để tránh tình trạng vượt chi cho công tác đào tạo.

Công ty cần thành lập quỹ dành riêng cho công tác đào tạo để nguồn kinh phí đào tạo của Công ty có sự ổn định và có thể thực hiện được công tác đào tạo đúng theo kế hoạch. Ngoài ra nguồn kinh phí đào tạo cũng có thể huy động từ chính những người được lao động có mong muốn được tham gia đào tạo, Công ty nên tạo điều kiện cho những người lao động có khả năng nhu cầu nâng cao trình độ theo học các khóa học mà họ đề xuất trên cơ sở phù hợp với nhu cầu đào tạo của Công ty.

109

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Để góp phần giải quyết những mặt còn hạn chế của việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương I, nội dung chương 3 đã đưa ra một số giải pháp cho các nhà lãnh đạo Công ty và phòng ban, đơn vị, lĩnh vực liên quan. Đây là những giải pháp có tính thực tế, có khả năng áp dụng được, phù hợp với thực trạng của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương I nói riêng và các doanh nghiệp nói chung. Thực hiện tốt những giải pháp trên sẽ mang lại hiệu quả rất tích cực, có thể đào tạo được đội ngũ lao động đủ số lượng và đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu công việc.

110

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương I – PHARBACO (Trang 111 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)