Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trường

Một phần của tài liệu Luận án phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 58 - 65)

1.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trường

- Tham mưu cho UBND quận/huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng, luân chuyển CBQL.

- Ban hành quy định về tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng, luân chuyển CBQL.

- Tổ chức ĐT, bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo cho đội ngũ CBQL trường THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD.

- Đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS.

- Tham mưu cho UBND quận/huyện thực hiện tốt chế độ, chính sách đội ngũ CBQL trường THCS.

- Tham mưu cho UBND quận/huyện ban hành những quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GD phổ thông.

- Xây dựng môi trường, tạo điều kiện làm việc thuận lợi, có cơ chế tạo động lực làm việc và phấn đấu vươn lên cho đội ngũ CBQL trường THCS.

- Tham mưu cho UBND quận/huyện phân cấp quản lý hợp lý nhằm phát huy tính tự chủ, sáng tạo của đội ngũ CBQL trường THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông.

1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS

Phát triển đội ngũ CBQL trường THCS trong bối cảnh hiện nay là một việc làm hết sức cấp thiết, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS. Trong luận án này, tác giả làm rõ các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS.

1.4.5.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển đội ngũ CBQL giáo dục

Đảng ta khẳng định: "Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, giáo dục phải đi trước một bước làm tiền đề cho công nghiệp

55

hóa – hiện đại hóa đất nước" [22]. Đề cao vai trò của GD là đề cao tư tưởng tiến bộ mang tính thời đại. Đây là tư tưởng chỉ đạo có tầm chiến lược của Đảng, đang từng bước được thể chế hóa một cách thấu đáo, đồng bộ và kịp thời trong cuộc sống. GD&ĐT đã và đang đứng trước những cơ hội phát triển mới, đồng thời cũng phải đối đầu với nhiều thách thức mới. Yêu cầu phát triển quy mô, nhƣng phải đảm bảo chất lƣợng, nâng cao hiệu quả ở tất cả các bậc học, cấp học, đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết từ mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp GD, cơ chế quản lý, hệ thống chính sách, huy động các nguồn lực để phát triển GD và đặc biệt là đội ngũ nhà giáo và CBQL - nhân tố quan trọng quyết định chất lƣợng GD - ĐT.

Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thƣ TW Đảng [1] nêu rõ: Tiến hành rà

soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, CBQL GD để có kế hoạch ĐT, bồi dƣỡng bảo đảm đủ số lƣợng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, CBQL GD; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với GD. Các cấp ủy Đảng từ trung ƣơng đến địa phương thường xuyên lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách GD, đặc biệt là công tác xã hội hóa GD, công tác chính trị tƣ tưởng, xây dựng nề nếp, kỷ cương; coi việc phát triển và nâng cao chất lƣợng GD là một chỉ tiêu phấn đấu xây dựng và củng cố tổ chức Đảng để thực sự thành hạt nhân lãnh đạo trong nhà trường. Chỉ thị cũng đã chỉ rõ:

''Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lƣợng, đảm bảo đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước''.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ƣơng Đảng khoá VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước đã nêu rõ: “Cán bộ là

nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của Đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [21] và “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực là yếu tố quyết định chất lượng bộ máy Nhà nước ” [21]. Vì vậy, đội ngũ

56

cán bộ, công chức, viên chức phải phấn đấu vươn lên hơn nữa để đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng.

CBQL GD là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước ta. Việc nâng cao chất lượng CBQL nói chung, CBQL GD nói riêng đã trở thành nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cấp, các ngành. Đây là

yếu tố hết sức thuận lợi cho công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS.

1.4.5.2. Yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và triển khai chương trình sách giáo khoa sau 2015

Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành trung ƣơng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định mục tiêu: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lƣợng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.

Xây dựng nền GD mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức GD hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập;

bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lƣợng; chuẩn hóa, hiện đại hoá, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống GD&ĐT; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Nghị quyết cũng đã xác định mục tiêu đổi mới GD phổ thông: tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lƣợng GD toàn diện, chú trọng GD lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình GD phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Để chỉ đạo nhà trường thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ này đòi hỏi CBQL phải có năng lực: chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tăng cường chỉ đạo

57

dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học , tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chỉ đạo nhà trường đổi mới phương thức, hình thức tổ chức dạy học, chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tâ ̣p đa d ạng, tăng cường các hoạt động xã hội, ngoại khóa , nghiên cứu khoa học. Chỉ đạo GV đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Triển khai thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá hoạt động GD của nhà trường; nhà giáo tham gia đánh giá CBQL. Chỉ đạo, triển khai xây dựng văn hóa nhà

trường, văn hóa chất lượng.

Với mu ̣c tiêu chuy ển đổi quá trình GD từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, hiện nay, Bô ̣ GD&ĐT đang bước vào thực hiê ̣n Đề án đổi mới chương trình Sách Giáo khoa sau năm 2015. Vớ i đi ̣nh hướng mô ̣t chương trình da ̣y phân hóa và tích hợp , chương trình chuẩn với khối kiến thức chuyên sâu của từng môn học để học sinh lựa chọn và dành một thời lƣợng nhất định cho GD lịch sử văn hóa của mỗi địa phương; đa dạng hóa sách giáo khoa và tài liệu dạy học (một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa cho mỗi môn học; sách, tài liệu tham khảo)... sẽ đòi hỏi cao hơn về t rình độ, chất lượng của người da ̣y và người CBQL . Điều này đòi hỏi CBQL trường THCS phải có năng lực: Chỉ đạo, triển khai, kiểm tra việc dạy học theo hướng tích hợp của GV; chỉ đạo xây dựng các chương trình GD nhằm phát triển toàn diện học sinh. Đây là những yếu tố quan trọng mà chúng ta cần phải tính đến trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS. Trước hết các cấp quản lý, các học viện, trường sư phạm phải đổi mới chương trình, phương pháp ĐT, bồi dưỡng CBQL GD nói chung, CBQL trường THCS nói riêng.

1.4.5.3. Chính sách phân cấp quản lý giáo dục

Nhằm tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho địa phương, cơ sở GD trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Yếu tố này cũng tác động mạnh đến đội ngũ CBQL trường THCS. Điều này đòi hỏi CBQL trường

58

THCS phải nỗ lực phấn đấu phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý của bản thân để có thể lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyền tự chủ của mình theo quy định của pháp luật, góp phần phát triển sự nghiệp GD ở địa phương.

Một khi quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm đã đƣợc triển khai trong nhà trường, cơ chế này đòi hỏi CBQL phải có những kiến thức và kỹ năng quản lý hiện đại, điều hành nhà trường một cách khoa học, dựa trên những công cụ quản lý tiên tiến để đảm bảo nhả trường thành công, phát triển bền vững và cán bộ, GV không ngừng đƣợc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Sức ép này trở thành yếu tố nội tại đầu tiên bắt buộc CBQL trường THCS phải đƣợc ĐT, bồi dƣỡng để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Mặt khác đòi hỏi của tập thể cán bộ, GV nhà trường về mặt vật chất và tinh thần trong bối cảnh cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Vì những lợi ích này mà tập thể cán bộ, GV nhà trường kỳ vọng, và thậm chí yêu cầu CBQL phải có được những tố chất không chỉ của người quản lý mà cả những tố chất của người lãnh đạo, phải nắm được những kiến thức cơ bản, những phương pháp qụản lý hiện đại về lãnh đạo và điều hành nhà trường. Đây cũng là yếu tố quan trọng, chúng ta cần phải tính đến trong công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

1.4.5.4. Yếu tố kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán

GD là một hoạt động xã hội, diễn ra trong đời sống xã hội, do vậy chịu sự tác động trực tiếp của nhiều yếu tố xã hội, nhƣ: kinh tế; dân số; tâm lý,...

đó là nhu cầu hoàn thiện mình hay còn gọi là nhu cầu tự khẳng định; Yếu tố truyền thông văn hoá, phong tục tập quán của địa phương. Vì vậy, chúng ta cũng cần tính đến các yếu tố này trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS.

Từ sự phân tích trên, cho phép rút ra kết luận: Phát triển đội ngũ CBQL trường THCS - yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS, như: Quá trình toàn cầu hóa, nền kinh tế tri thức; Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển đội ngũ CBQL GD; Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý từ cơ chế hành chính tập trung sang cơ chế thị trường định hướng XHCN; Yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; Chính sách phân

59

cấp QLGD; Yếu tố kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán,... Chúng ta cần tính đến các yếu tố này khi xây dựng giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS.

Kết luận chương 1

1. CBQL trường THCS là những người đứng đầu nhà trường. Họ có vai trò to lớn trong việc quản lý, lãnh đạo nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu GD đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD phổ thông. Họ có các vai trò:

Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường; Tổ chức, quản lý hoạt động dạy học, GD; Phát triển chương trình GD nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; Bồi dƣỡng nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sƣ phạm cho đội ngũ GV; Lãnh đạo sự thay đổi nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông; Định hướng giá trị, xây dựng văn hóa nhà trường.

Lao động của CBQL trường THCS có những nét đặc trưng như: Kết hợp chặt chẽ giữa tính khoa học và tính nghệ thuật; Kết hợp giữa hoạt động giao tiếp và liên nhân cách; Ra quyết định đúng và kịp thời; Định hướng giá trị, xây dựng văn hóa nhà trường.

Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, CBQL trường THCS cần phải có những yêu cầu về phẩm chất, năng lực mới nhƣ: Năng lực nghiên cứu khoa học sƣ phạm ứng dụng; năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực hoạt động xã hội; năng lực hội nhập quốc tế về GD phổ thông.

2. Phát triển đội ngũ CBQL là một phần của phát triển nguồn nhân lực.

Vì vậy, việc phát triển đội ngũ này phải dựa trên lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực nói chung. Bản chất của công tác này là tạo ra những tác động khiến đội ngũ CBQL biến đổi theo chiều hướng đi lên, tức là xây dựng đội ngũ CBQL phát triển cả về số lƣợng, cơ cấu, phẩm chất và năng lực có khả năng đáp ứng yêu cầu quản lý của trường THCS trong bối cảnh mới.

3. Việc phát triển đội ngũ CBQL trường THCS trong bối cảnh hiện nay là hết sức cấp thiết: Đáp ƣ́ng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD. Đáp ứng yêu cầu phát triển chương trình GD nhà trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh và đổi mới chương trình Sách giáo khoa sau năm

60

2015; Đáp ứng yêu cầu đổi mới vai trò c ủa người CBQL trường THCS; Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về GD

4. Nội dung phát triển đội ngũ CBQL trường THCS bao gồm các vấn đề sau: Quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL; Xây dựng và thực thi kế hoạch ĐT, bồi dƣỡng đội ngũ CBQL; Đánh giá chất lƣợng đội ngũ CBQL; Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ CBQL; Chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL.

5. Ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS bao gồm các yếu tố như: Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển đội ngũ CBQL giáo dục; Yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và triển khai chương trình sách giáo khoa sau 2015; Chính sách phân cấp QLGD; Yếu tố kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán; Hội nhập quốc tế về GD. Các yếu tố này vừa tạo ra những thời cơ, thuận lợi, vừa tạo ra những thách thức cho công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS. Vì vậy, các chủ thể quản lý cần tính đến các yếu tố này trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS.

Một phần của tài liệu Luận án phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)