Đổi mới công tác đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS

Một phần của tài liệu Luận án phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 140 - 150)

3.2. Giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS

3.2.4. Đổi mới công tác đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS

Mục tiêu của giải pháp là nhằm đánh giá phẩm chất, trình độ, năng lực của đội ngũ CBQL trường THCS các tỉnh Vùng KTTĐPN; nắm được tâm tư, nguyện vọng và các kiến nghị, đề xuất của họ. Căn cứ kết quả đánh giá các cấp quản lý nhà nước về GD, UBND quận/huyện có chủ trương, chính sách, kế hoạch ĐT, bồi dƣỡng. giúp họ đáp ứng yêu cầu phát triển GD của địa phương và yêu cầu đổi mới GD phổ thông.

Công tác đánh giá còn giúp đội ngũ CBQL trường THCS thấy được mặt mạnh, mặt yếu để tự điều chỉnh và hoàn thiện mình nhằm đạt chuẩn và vƣợt chuẩn; hình thành thói quen tự kiểm tra, tự đánh giá trong quá trình quản lý nhà trường, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế để không ngừng vươn lên nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Thông qua việc khảo sát, điều tra cơ bản đội ngũ CBQL để nắm chắc chất lƣợng đội ngũ CBQL, đánh giá phân loại CBQL, trên cơ sở đó sắp xếp bố trí, sử dụng hợp lý, phát huy năng lực sở trường của từng CBQL. Lập quy hoạch CBQL, xác định kế hoạch ĐT bồi dưỡng, từng bước xây dựng đội ngũ CBQL trường học đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện GD, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Vùng KTTĐPN trong thời kỳ đổi mới.

137

Đánh giá cán bộ để không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ. Làm căn cứ tuyển chọn, xây dựng quy hoạch, ĐT bồi dƣỡng, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách đối với CBQL.

Đánh giá CBQL là một nội dung quan trọng của công tác cán bộ, một trong những thành công trong công tác cán bộ của Đảng là đã hình thành được những quan điểm rõ ràng, nhất quán và phương pháp sáng tạo, cụ thể trong đánh giá cán bộ.

Đánh giá chính xác cán bộ là cơ sở vững chắc để đào tạo và sử dụng hợp lý cán bộ, tạo ra động lực để cán bộ đảng viên cống hiến sức lực, tâm trí hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Đánh giá cán bộ không đúng, không chính xác dẫn đến sử dụng cán bộ một cách tuỳ tiện, làm mất đi động lực phấn đấu của từng cá nhân, có khi làm xáo trộn tâm lý của cả một tập thể, gây nên sự trầm lắng, trì trệ trong công việc. Bởi vậy, đánh giá cán bộ phải đƣợc xem xét thực hiện thống nhất trên nền tảng những quan điểm và phương pháp đúng đắn, khoa học.

Với viê ̣c đánh giá CBQL trường THCS , qua kết quả điều tra cho thấy , vẫn còn một số CBQL chƣa thực sự nhận thức đầy đủ về vai trò và ý nghĩa của việc đánh giá , quan niê ̣m về viê ̣c đánh giá còn nă ̣ng về phía bi ̣ đô ̣ng , coi mình là đối tượng bị đem ra xem xét . Đây là nhâ ̣n thức cần thay đổi . Trước hết cần quan niê ̣m viê ̣c đánh giá là để ta ̣o điều kiê ̣n , đô ̣ng lƣ̣c phát triển cho chính bản thân người được đánh giá : giúp người CBQL có điều kiện kiểm điểm la ̣i mình mô ̣t cách toàn diê ̣n trên cơ sở các tiêu chí đánh gi á; tạo điều kiê ̣n cho CBQL và các nhà QLGD nhâ ̣n được thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Tất nhiên đã là con người không thể tránh khỏi hiê ̣n tượng chủ quan , cảm tính khi đánh giá, nhâ ̣n xét song cần coi đó nhƣ là mô ̣t kênh thô ng tin để

tham khảo, từ đó có biê ̣n pháp cho ̣n lo ̣c và loa ̣i trừ. Từ cái được và chưa được qua đánh giá, người CBQL hoàn thiê ̣n mình hơn để đáp ứng được yêu cầu về

năng lƣ̣c của nhà QLGD trong thời đa ̣i công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đại hóa. Đây chính là mục đích của việc đánh giá mà đội ngũ CBQL trường học cần nhận thƣ́c rõ mô ̣t cách thấu đáo và sƣ̉ du ̣ng viê ̣c đánh giá mô ̣t cách hiê ̣u quả nhất.

138

Để đánh giá cán bộ, cần lƣợng hoá tiêu chuẩn CBQL giáo dục dựa trên một số căn cứ vừa có tính chất lý luận, kinh nghiệm, vừa thể hiện sự vận dụng, quán triệt các văn bản có tính chất pháp quy nhƣ: Công văn số 4375/BNV-CCVC ngày 02/12/2013 của Bộ Nội vụ về việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức; Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT về chuẩn Hiệu trưởng trường THCS, trường THPT có nhiều cấp học.

* Quy trình thực hiện:

(1). Hoàn thiện và bổ sung mô ̣t số nô ̣i dung tiêu chí đánh giá

Nghiên cứu các tiêu chuẩn và t iêu chí đánh giá được quy đi ̣nh ta ̣i Thông tư số 29/2009/TT-BGDT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Chuẩn hiê ̣u trưởng , chúng tôi nhận thấy , với 3 Tiêu chuẩn gồm 23 Tiêu chí. Trong đó:

Điều 4. Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp gồm 5 Tiêu chí.

Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm gồm 5 Tiêu chí.

Điều 6. Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lí nhà trường gồm 13 Tiêu chí.

Đây là bô ̣ tiêu chí rất khoa ho ̣c , đảm bảo tính khách quan , toàn diện và

công bằng. Song Thông tư đã ra đời gần 5 năm, hiện nay, trước bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đòi hỏi phải nâng cao năng lực cho đ ội ngũ CBQL trường THCS để có thể đáp ững được yêu cầu, nhiệm vụ mới. Để đáp ứng yêu cầu này đòi hỏi CBQL trường THCS vừa phải là nhà GD, nhà quản lý, nhà lãnh đạo, nhà cung cấp dịch vụ GD và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, chúng ta cần hoàn thiện và bổ sung nội dung tiêu chuẩn CBQL trường THCS và nội dung này cần được đưa vào công tác đánh giá CBQL.

Căn cƣ́ vào nh ững yêu cầu trên và thƣ̣c tra ̣ng đánh giá CBQL trƣ ờng THCS hiê ̣n nay , chúng tôi đề xuất bổ sung thêm một số nội dung đánh giá nhƣ sau:

- Tiêu chí 8: Nghiê ̣p vu ̣ sƣ pha ̣m, nên bổ sung thêm nội dung:

139

Biết vận dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến của nước ngoài – đặc biệt là các nước có nền GD tiên tiến, hiện đại theo đúng hướng dẫn của ngành.

- Tiêu chí 10: Năng lƣ̣c n goại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin , nên bổ sung nội dung:

Đa ̣t trình đô ̣ ngoại ngữ có thể giao tiếp thành thạo và khai thác đƣợc tài liê ̣u giáo du ̣c nước ngoài.

- Tiêu chí 11: Phân tích và dƣ̣ báo, nên bổ sung thêm nội dung:

Nắm được tình hình GD các nước tiên tiến.

- Tiêu chí 12: Tầm nhìn chiến lược, nên bổ sung thêm các nội dung:

Cập nhật và phổ biến các thông tin mang tính vĩ mô về ngành GD nói chung và đối với bậc THCS nói riêng cho GV của trường.

Tổ chức lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể, hợp lý cho CBQL dưới quyền, cho các tổ chuyên môn, cho các đoàn thể để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, GD rèn luyện học sinh và tổ chức các hoạt động GD, thực hiện chương trình mục tiêu cấp học theo quy định.

Tổ chức lên kế hoạch bảo quản, sử dụng, tu bổ và từng bước khai thác triệt để mọi CSVC của nhà trường để phục vụ giảng dạy, học tập, rèn luyện và các hoạt động GD, thực hiện mục tiêu GD toàn diện nhƣ: sân chơi, thƣ viện, phòng truyền thống, các phòng học bộ môn, phòng chức năng, diện tích đất đai, vườn sinh, cảnh quan sư phạm.

Gắn kết được nhà trường với xã hội thông qua sự phối hợp các ho ạt động của hội cha mẹ học sinh, các tổ chức, đoàn thể, các doanh nghiệp để có những hoạt động hướng thiện, kết hợp ủng hộ giúp đỡ nhà trường tài trợ các hoạt động GD.

Thực hiện các chương trình GD phù hợp, hài hòa từng thời gian, thời điểm một cách cụ thể khoa học, giúp các em ho ̣c sinh v ừa học tâ ̣p, vừa rèn luyện và tham gia các hoạt động GD khác để tiếp thu kiến thức, bổ sung kỹ năng sống, dần dần hình thành nhân cách tốt.

- Tiêu chí 13: Thiết kế và định hướng triển khai, nên bổ sung thêm nội dung:

140

Có năng lực đúc kết thực tiễn sƣ phạm và đề xuất triển khai mô hình mới thích hợp.

- Tiêu chí 15: Lập kế hoạch hoạt động, nên bổ sung thêm các nội dung:

Biết cách thực hiện mô hình PDCA (Plan - Do - Check – Action; cụ thể là: Hoạch định - Thực hiện - Kiểm tra - Khắc phục)

Biết so sánh và cải tiến các kế hoạch.

- Tiêu chí 18: Quản lý tài chính và tài sản nhà trường, nên bổ sung thêm nội dung:

Biết cách huy động các nguồn lực vật chất và tinh thần ngoài nhà trường để phục vụ cho việc nâng cao chất lượng một cách thực chất và bền vững.

(2). Đổi mới thang đánh giá

Hiê ̣n ta ̣i tất cả các tiêu chí đều đang được đánh giá ngang bằng nhau : mỗi tiêu chí 10 điểm, lấy số nguyên. Chúng tôi đề xuất tạo tiêu chí trọng điểm bằng cách nhân hê ̣ số (Hê ̣ số 2). Nhƣ̃ng tiêu chí nào đòi hỏi đô ̣i ngũ CBQL phải nỗ lực hơn để nâng cao năng lực c ủa người quản lý trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay cần được nhấn ma ̣nh. Theo tác giả các tiêu chí sau nên tính hệ số 2:

Tiêu chí 10. Năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin Tiêu chí 11. Phân tích và dự báo

Tiêu chí 12. Tầm nhìn chiến lƣợc

Tiêu chí 14. Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới (3). Bổ sung đối tượng tham gia đánh giá

Để giúp hiê ̣u trưởng và các nhà QLGD có cái nhìn khái quát , đa chiều trong công viê ̣c của mình , cần có nhiều đối tượng tham gia đánh giá từ nhiều góc nhìn khác nhau . Tại Điều 9 – Chuẩn hiê ̣u trưởng quy đi ̣nh : 1. Lực lượng đánh giá, xếp loại hiệu trưởng gồm: hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng , cấp ủy Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn và Ban Chấp hành Đoàn TNCS HCM trường; cán bộ, GV, nhân viên cơ hữu của nhà trường; thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp CBQL. Tuy nhiên , Chiến lược phát triển giáo du ̣c 2011- 2020 xác định rõ: “Thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá người dạy, giáo viên và giảng viên tham gia đánh giá cán bộ quản lý, cán bộ quản lý cấp dưới tham gia đánh giá cán bộ quản lý cấp trên, cơ sở giáo dục tham gia đánh

141

giá quản lý nhà nước về giáo dục”. Bởi vậy, theo tác giả cần bổ sung thêm các đối tượng tham gia đánh giá CBQL. Đó là:

- Ngườ i ho ̣c.

- Phụ huynh học sinh.

- Các chuyên gia về quản lý trường THCS.

(4). Đổi mới cách thức đá nh giá

Theo chúng tôi đánh giá CBQL trường THCS cần theo các bước sau:

Bước 1: Xác định lực lƣợng đánh giá, xếp loại CBQL bao gồm: Tại đơn vị cơ sở là Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng, cấp uỷ Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường; Cấp quản lí là Trưởng phòng GD&ĐT quận/huyện.

Bước 2: Tại đơn vị cơ sở đại diện cấp uỷ Đảng chủ trì thực hiện nhƣ sau:

- Căn cứ vào bộ tiêu chuẩn với, tiêu chí đánh giá CBQL trường THCS để CBQL các trường tự đánh giá xếp loại và báo cáo kết quả trước tập thể cán bộ, GV, nhân viên nhà trường.

- Cán bộ, GV, nhân viên nhà trường tham gia đóng góp ý kiến đánh giá CBQL.

- Cấp uỷ Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Chấp hành Đoàn thanh niên với sự chứng kiến của CBQL tổng hợp các ý kiến đóng góp về kết quả tham gia đánh giá CBQL của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường cùng các nguồn thông tin xác thực khác, phân tích các ý kiến đánh giá đó và

nhận xét, góp ý cho CBQL.

Bước 3: Lấy ý kiến nhận xét đánh giá của Đảng uỷ nơi công tác và tổ chức Đảng nơi cƣ trú.

Bước 4: Trưởng phòng GD&ĐT quận/huyện đánh giá theo trình tự:

- Tham khảo kết quả tự đánh giá, xếp loại của CBQL; Kết quả đánh giá của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và các nguồn thông tin xác thực khác chính thức đánh giá, xếp loại CBQL.

Bước 5: Trao đổi với người được đánh giá một cách công khai, khách quan, dân chủ.

Bước 6: Thông báo kết quả đánh giá xếp loại tới CBQL, nhà trường.

142

Bước 7: Ghi chép văn bản, lưu giữ hồ sơ cán bộ làm căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch ĐT, bồi dƣỡng cán bộ, kế hoạch luân chuyển, bố trí sử dụng cán bộ của quận/huyện.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Để thực hiện giải pháp này có hiệu quả, đòi hỏi phòng GD&ĐT quận/huyện phải tham mưu UBND quận/huyện ban hành quy định, hướng dẫn quy trình đánh giá cho các trường THCS, phù hợp thực tiễn các tỉnh Vùng KTTĐPN, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD. UBND quận/huyện cần sử dụng kết quả đánh giá một cách khách quan, khoa học trong công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch ĐT, bồi dƣỡng cán bộ, kế hoạch luân chuyển, bố trí sử dụng cán bộ của quận/huyện.

3.2.5. Tạo động lực làm việc để phát huy vai trò của đội ngũ CBQL trường THCS trong sự nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông

3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Mục tiêu của giải pháp là nhằm tạo động lực làm việc cho đội ngũ CBQL trường THCS trên cơ sở khuyến khích vật chất đi đôi với xây dựng lý tưởng, hoài bão cách mạng, động viên tinh thần phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của các tỉnh Vùng KTTĐPN và đảm bảo công bằng xã hội, khuyến khích những người làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả, phát huy gương mẫu, tài năng của cán bộ, chống chủ nghĩa bình quân, bao cấp.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

(1). Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với CBQL.

Chế độ, chính sách đối với cán bộ nói chung, CBQL trường THCS nói riêng là một nhân tố có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến chất lƣợng cán bộ.

Chế độ, chính sách đảm bảo, hợp lý có tác dụng là động lực thúc đẩy tính tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, GV. Động lực ấy đƣợc tạo nên bởi sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích vật chất và tinh thần, phù hợp với bản chất nhân văn của chế độ và điều kiện phát triển chung của xã hội, đem lại sự công bằng và bình đẳng hơn; thể hiện rõ sự quan tâm, của Đảng, Nhà nước, xã hội..., đối với cán bộ. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS phải gắn liền với việc thực hiện các chế độ,

143

chính sách hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu: Khuyến khích vật chất đi đôi với xây dựng lý tưởng, hoài bão cách mạng, động viên tinh thần phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của địa phương và đảm bảo công bằng xã hội, khuyến khích những người làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả, phát huy tài năng của đội ngũ CBQL.

Chế độ, chính sách đúng, hợp lý sẽ thúc đẩy, tạo động lực cho sự phát triển, khuyến khích tính tích cực, sự hăng hái, phấn khởi, cố gắng, yên tâm với công việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, phát huy đƣợc sáng tạo, thu hút được nhân tài, làm cho nội bộ đoàn kết nhất trí, mọi người đồng tâm hiệp lực. Ngƣợc lại, chế độ chính sách không hợp lý hoặc sai lầm sẽ kìm hãm, triệt tiêu động lực, cản trở sự phát triển, nội bộ mất đoàn kết, nảy sinh nhiều tiêu cực

Để tạo động lực phấn đấu cho CBQL, theo chúng tôi cần tiến hành đồng bộ các khâu sau đây:

Thứ nhất: Đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ về lương và các loại phụ cấp theo quy định của Chính phủ và Thông tƣ liên bộ. Nghiên cứu đề xuất với các cơ quan quản lí có thẩm quyền tiếp tục cải tiến, đổi mới chính sách tiền lương, cải tiến hơn nữa phụ cấp trách nhiệm của CBQL tương xứng với chức danh và nhiệm vụ hiện tại đảm nhiệm.

Thứ hai: Đầu tƣ thích đáng cho việc ĐT, bồi dƣỡng GV ƣu tú trở thành CBQL giỏi: Tăng cường nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, kinh phí của các tổ chức Đảng, Đoàn thể cũng nhƣ các lực lƣợng xã hội khác tham gia vào quản lý nhà trường. Có chính sách “Khuyến học - Khuyến tài” cho CBQL nâng cao trình độ học vấn, trình độ chính trị, nghiệp vụ quản lý. Đƣợc tham gia các lớp tập huấn công tác quản lí trong nước và nước ngoài, có điều kiện tham gia học tập kinh nghiệm tiên tiến cuả các đơn vị bạn, tỉnh bạn và các nước trong khu vực và trên thế giới, được tiếp cận với nền GD hiện đại nhằm mở mang trí tuệ, cập nhật thông tin, tránh sự già cỗi, bảo thủ trong công tác quản lí.

Thứ ba: Nền GD hiện đại được trang bị các phương tiện dạy học hiện đại để người CBQL thực sự đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển GD thì việc cần thiết phải đầu tư kinh phí, tăng cường trang bị các

Một phần của tài liệu Luận án phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 140 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)