3.2. Giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS
3.2.2. Xây dựng bộ tiêu chuẩn CBQL trường THCS phù hợp với đặc điểm Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp
Mục tiêu của giải pháp là xây dựng bộ tiêu chuẩn người CBQL trường THCS, phản ánh những yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng của họ, phù hợp
123
với điều kiện kinh tế của Vùng KTTĐPN. Đồng thời bộ tiêu chuẩn là căn cứ để các cấp quản lý quy hoạch, ĐT, bồi dƣỡng, đánh giá; là căn cứ để CBQL tự đánh giá và nỗ lực phấn đấu vươn lên nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
(1). Căn cứ xây dựng bộ tiêu chuẩn CBQL trường THCS phù hợp với đặc điểm Vùng KTTĐPN
+ Căn cứ pháp lý:
- Điều lệ trường THCS.
- Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT về chuẩn Hiệu trưởng trường THCS, trường THPT có nhiều cấp học.
- Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011-2020.
- Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
- Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội các tỉnh Vùng KTTĐPN.
+ Căn cứ mô hình nhân cách và đặc trƣng lao động của đội ngũ CBQL trường THCS.
+ Thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS Vùng KTTĐPN.
(2). Xây dựng bộ tiêu chuẩn CBQL trường THCS phù hợp với đặc điểm Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
+ Phẩm chất, năng lực của Nhà giáo 1. Phẩm cất chính trị
Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích dân tộc.
Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; hiểu biết và thực hiện đúng pháp luật, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước, các quy định của ngành, địa phương.
Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.
Có ý chí vƣợt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.
Có khả năng động viên, khích lệ GV, cán bộ, nhân viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ; đƣợc tập thể GV, cán bộ, nhân viên tín nhiệm.
124 2. Đạo đức nghề nghiệp
Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo.
Trung thực tâm huyết với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý
nhà trường.
Ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực.
Không lợi dụng chức vụ vì mục đích vụ lợi, đảm bảo dân chủ trong hoạt động nhà trường.
3. Lối sống: Có lối sống lành mạnh, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế hội nhập.
4. Tác phong làm việc: Có tác phong làm việc khoa học, sƣ phạm.
5. Giao tiếp, ứng xử: Có cách thức giao tiếp, ứng xử đúng mực và có hiệu quả.
6. Hiểu biết chương trình giáo dục phổ thông: Hiểu đúng và đầy đủ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông.
7. Trình độ chuyên môn:
Đạt trình độ chuẩn đƣợc đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật giáo dục.
Nắm vững môn học đã hoặc đang đảm nhận giảng dạy, có hiểu biết về các môn học khác đáp ứng yêu cầu quản lý.
Am hiểu về lý luận, nghiệp vụ và QLGD.
8. Nghiệp vụ sƣ phạm
Có khả năng tổ chức, thực hiện hiệu quả phương pháp dạy học và GD tích cực.
9. Tự học và sáng tạo
Có ý thức, tinh thần tự học và xây dựng tập thể sƣ phạm thành tổ chức học tập, sáng tạo.
10. Năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin Sử dụng đƣợc một ngoại ngữ.
+ Năng lực lãnh đạo 1. Phân tích và dự báo
Hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương.
125
Nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách và quy định của ngành GD.
Phân tích tình hình và dự báo được xu thế phát triển của nhà trường.
2. Tầm nhìn chiến lƣợc
Có kỹ năng xây dựng được tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị của nhà trường hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả GD của nhà trường.
Có kỹ năng tuyên truyền, quảng bá về giá trị nhà trường; công khai mục tiêu, chương trình GD, kết quả đánh giá chất lượng GD và hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường tạo được sự đồng thuận và ủng hộ nhằm phát triển nhà trường.
3. Thiết kế và định hướng triển khai
Kỹ năng xác định đƣợc các mục tiêu ƣu tiên.
Kỹ năng thiết kế và triển khai các chương trình hành động nhằm thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.
Kỹ năng hướng mọi hoạt động của nhà trường vào mục tiêu nâng cao chất lƣợng học tập và rèn luyện của học sinh, nâng cao hiệu quả làm việc của các thầy cô giáo, động viên, khích lệ mọi thành viên trong nhà trường tích cực tham gia phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Có kỹ năng định hướng tinh thần và đạo đức cho GV và học sinh.
4. Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới
Có khả năng ra quyết định đúng đắn, kịp thời và giám chịu trách nhiệm về các quyết định nhằm đảm bảo cơ hội học tập cho mọi học sinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả GD của nhà trường.
Kỹ năng khơi dậy và nuôi dưỡng động lực, kỹ năng gây ảnh hưởng.
Kỹ năng lãnh đạo sự thay đổi.
Kỹ năng quản lý xung đột, tạo sự hợp tác và đồng thuận thực hiện sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.
Kỹ năng định hướng giá trị, xây dựng văn hóa nhà trường.
5. Lập kế hoạch hoạt động
Kỹ năng tổ chức xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.
126
Kỹ năng xây dựng kế hoạch triển khai các chương trình hành động của nhà trường.
+ Năng lực quản lý
1. Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ
Có kỹ năng xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường hoạt động hiệu quả.
Có kỹ năng xây dựng quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng và thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với đội ngũ GV, cán bộ và nhân viên.
Có kế hoạch ĐT, bồi dƣỡng đội ngũ GV, cán bộ và nhân viên đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, đảm bảo sự phát triển lâu dài của nhà trường.
Có kỹ năng động viên đội ngũ GV, cán bộ, nhân viên phát huy sáng kiến xây dựng nhà trường, thực hành dân chủ ở cơ sở, xây dựng đoàn kết ở từng đơn vị và trong toàn trường; mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo.
Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất của GV, cán bộ và nhân viên.
2. Quản lý hoạt động dạy học
Tuyển sinh, tiếp nhận học sinh đúng quy định, làm tốt công tác quản lý
học sinh.
Kỹ năng xây dựng, phát triển chương trình GD nhà trường theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh.
Kỹ năng chỉ đạo GV phân tích, thiết kế bài học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh.
Thực hiện chương trình các môn học theo hướng phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm đạt kết quả học tập cao trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo các quy định hiện hành.
Kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học của GV theo yêu cầu đổi mới, phát huy dân chủ, khuyến khích sự sáng tạo của từng GV, của các tổ bộ môn và tập thể sư phạm của trường.
Gương mẫu, đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
Kỹ năng chỉ đạo GV thiết kế các hoạt động GD tự chọn phù hợp năng lực, nhu cầu người học, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD.
Thực hiện giáo dục toàn diện, phát triển tối đa tiềm năng của người học, để mỗi học sinh có phẩm chất đạo đức làm nền tảng cho một công dân tốt, có
127
khả năng định hướng vào một lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với tiềm năng sẵn có của mình và nhu cầu của xã hội.
3. Quản lý tài chính và tài sản nhà trường
Hiểu biết hoạt động của bộ máy kế toán tại trường, chỉ đạo bộ phận kế toán xây dựng kế hoạch về tài chính, tài sản, có biện pháp bảo đảm cân đối để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của trường.
Kỹ năng chỉ đạo bộ phận tài chính lập dự toán ngân sách hàng năm.
Thực hiện đúng chế độ thủ trưởng, kế toán trưởng, thủ quỹ.
Có kỹ năng quản lý, sử dụng hiệu quả, minh bạch, đúng quy định các nguồn tài chính phục vụ các hoạt động dạy học, GD của nhà trường, thực hiện công khai tài chính của trường theo đúng quy định.
Kỹ năng chỉ đạo nhà trường xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ.
Quản lý sử dụng hiệu quả tài sản nhà trường, thiết bị dạy học phục vụ đổi mới GD phổ thông.
Kỹ năng thực hiện xã hội hóa nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động GD của nhà trường.
4. Phát triển môi trường giáo dục
Kỹ năng xây dựng nếp sống văn hóa và môi trường sư phạm.
Tạo cảnh quan trường học xanh, sạch, đẹp, vệ sinh, an toàn và lành mạnh.
Kỹ năng xây dựng và duy trì mối quan hệ thường xuyên với gia đình học sinh để đạt hiệu quả trong hoạt động GD của nhà trường.
Kỹ năng tổ chức phối hợp với các đoàn thể và các lực lƣợng trong cộng đồng xã hội nhăm cung cấp kiến thức, kỹ năng, tạo dựng niềm tin, giá trị đạo đức, văn hóa và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.
5. Quản lý hành chính
Xây dựng và cải tiến các quy trình hoạt động, thủ tục hành chính của nhà
trường.
Quản lý hồ sơ, sổ sách theo đúng quy định.
6. Quản lý công tác thi đua, khen thưởng Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua.
Động viên, khích lệ cán bộ, GV, nhân viên, học sinh trong nhà trường thi đua dạy tốt, học tốt, rèn luyện tốt.
128
Trân trọng và đánh giá đúng thành tích của cán bộ, GV, nhân viên, học sinh trong nhà trường.
7. Xây dựng hệ thống thông tin
Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin phục vụ hiệu quả các hoạt động GD.
Ứng dụng có kết quả công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học.
Tiếp nhận và xử lý các thông tin phản hồi để đổi mới và nâng cao chất lượng GD của nhà trường.
Hợp tác và chia sẻ thông tin về kinh nghiiệm lãnh đạo, quản lý với các cơ sở GD, cá nhân và tổ chức khác để hỗ trợ và phát triển nhà trường.
8. Kiểm tra đánh giá
Tổ chức đánh giá khách quan, khoa học công bằng kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, kết quả công tác, rèn luyện của GV, cán bộ, nhân viên và
lãnh đạo nhà trường.
Thực hiện tự đánh giá nhà trường và chấp hành kiểm định chất lượng GD theo quy định.
+ Năng lực hoạt động xã hội
CBQL trường THCS có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, triển khai quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, huyện về GD, đặc biệt là quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT trong nhà trường và toàn xã hội; tạo sự đồng thuận cao trong việc xem GD&ĐT là quốc sách hàng đầu. Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lƣợng GD&ĐT của đội ngũ nhà giáo và
CBQL GD; người học là chủ thể trung tâm của quá trình GD; gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc GD nhân cách, lối sống cho con em mình. CBQL trường THCS cần đổi mới công tác thông tin và truyền thông để thống nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia đánh giá, giám sát và phản biện của toàn xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát triển GD ở địa phương.
Điều này, đòi hỏi CBQL trường THCS phải có năng lực cơ bản sau đây:
1. Hiểu biết tình hình kinh tế xã hội
Có hiểu biết về xu hướng, các vấn đề hiện tại của môi trường kinh tế - xã hội, văn hóa, chính trị, an ninh quốc phòng,...tác động đến GD và nhà trường.
129 2. Hoạt động xã hội
Có kỹ năng thiết lập quan hệ gắn bó, đồng thuận của các tổ chức chính trị - xã hội, các cá nhân, các bên có lợi ích liên quan nhằm hỗ trợ phát triển GD&ĐT của nhà trường, của địa phương.
Chủ động tham gia và khuyến khích các thành viên trong trường tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
Tham gia các hoạt động phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương.
3. Phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục
Có kỹ năng xây dựng và phát triển quan hệ phối hợp giữa nhà trường với chính quyền địa phương.
Có kỹ năng xây dựng và phát triển quan hệ phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp và tổ chức xã hội nhằm huy động nguồn lực cho hoạt động GD của nhà trường.
Có khả năng phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương để xây dựng nhà trường.
+ Năng lực hợp tác quốc tế về giáo dục
Nước ta gia nhập WTO đã tạo ra những cơ hội, đồng thời cũng đặt ra cho GD những thách thức mới. Nền GD nước ta phải đối mặt với thách thức quan trọng, đó là việc cam kết với thương mại dịch vụ GD và nhu cầu mới của việc thực hiện những quy định của WTO có liên quan đến đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Đảng, Nhà nước ta đã xác định, chúng ta chủ động phát triển GD trên con đường hội nhập với GD khu vực, quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa, nhưng phải giữ được tính độc lập, dân tộc, tự chủ và định hướng XHCN.
Hội nhập quốc tế về GD là quá trình vừa hội nhập, vừa cạnh tranh, tuân thủ luật lệ quốc tế trên cơ sở các bên đều có lợi. Điều này đòi hỏi CBQL phải có năng lực sau:
1. Nắm được những vấn đề về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục Nắm được chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GD.
Hiểu được những cơ hội và thách thức của nhà trường trong quá trình hội nhập quốc tế.
130
2. Hợp tác quốc tế về giáo dục phổ thông
Có kỹ năng xây dựng tƣ duy hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa.
Có kỹ năng ký kết, hợp tác với các cơ sở GD có yếu tố nước ngoài trên địa bàn quận/huyện nhằm phát triển chương trình GD nhà trường theo định hướng phát triển năng lực HS.
Kỹ năng đàm phán, ký kết hợp tác với các trường phổ thông của các nước trong khu vực, quốc tế trao đổi kinh nghiệm quản lý, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ GV; cho HS giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm.
Có kỹ năng xây dựng, cụ thể hóa tiêu chuẩn GV để tuyển dụng, sử dụng phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong quá trình hội nhập quốc tế.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện giải pháp
Để thực hiện giải pháp này có hiệu quả, đòi hỏi Đảng bộ quận/huyện phải tăng cường sự quản lý, chỉ đạo UBND quận/huyện xây dựng bộ tiêu chuẩn CBQL trường THCS phù hợp với đặc điểm các tỉnh Vùng KTTĐPN đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp GD của địa phương; yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; Xem đây là căn cứ đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường THCS.
3.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo cho đội ngũ CBQL trường THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp
Mục tiêu của giải pháp là nhằm trang bị kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm, hình thành kỹ năng trong hoạt động, hình thành nên phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức và tâm lý, tạo nên những mẫu hình cơ bản của CBQL trường THCS, từ đặc trưng và yêu cầu của xã hội, tạo ra năng lực hành động tương ứng cho mỗi CBQL; nhằm khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực trong mỗi con người, bù đắp những thiếu hụt, khiếm khuyết của mỗi cá nhân trong quá trình hoạt động; tạo ra chất mới và sự phát triển toàn diện của CBQL trường THCS.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Chất lƣợng cán bộ đƣợc hình thành do nhiều nhân tố tác động, trong đó phần lớn là thông qua con đường GD, ĐT, bồi dưỡng. Chính vì vậy xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBQL phải chăm lo công tác ĐT, bồi dƣỡng.