Tổ chức thực nghiệm giải pháp

Một phần của tài liệu Luận án phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 153 - 157)

Nhằm kiểm chứng hiệu quả, tính khả thi của giải pháp “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo cho đội ngũ CBQL trường THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục” đã đề xuất.

3.4.2. Giả thuyết thực nghiệm

Có thể nâng cao hiệu quả phát triển đội ngũ CBQL trường THCS các tỉnh Vùng KTTĐPN nếu áp dụng giải pháp “Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo cho đội ngũ CBQL trường THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông do đề tài đề xuất” phù hợp.

3.4.3. Nội dung, đối tượng và thời gian thực nghiệm 3.4.3.1. Nội dung và cách thức tiến hành thực nghiệm

Giải pháp Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo cho đội ngũ CBQL trường THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

Do điều kiện về tính pháp lý và thời gian nghiên cứu, chúng tôi chỉ thực hiện thực nghiệm nội dung trong giải pháp 3: Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo cho đội ngũ CBQL trường THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”

Nhóm TN tiến hành bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo cho đội ngũ CBQL trường THCS theo nội dung ở phụ lục 6. Nhóm ĐC không tiến hành bồi dƣỡng.

3.4.3.2. Đối tượng thực nghiệm

Mẫu khách thể thực nghiệm đƣợc lựa chọn đảm bảo tính đại diện cho các vùng khác nhau của thành phố Hồ Chí Minh: Gồm 120 CBQL

Chúng tôi chia 120 CBQL làm 2 nhóm: 1 nhóm làm TN, 1 nhóm làm ĐC, mỗi nhóm có 60 CBQL.

3.4.2.3. Thời gian thực nghiệm Từ tháng 08/2014 đến tháng 11/2014

3.4.3. Tiêu chuẩn và thang đánh giá thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm đƣợc đánh giá dựa trên hai tiêu chí là kiến thức và kỹ năng quản lý, lãnh đạo của CBQL trường THCS.

150

(1). Đánh giá kiến thức của CBQL trường THCS

Đánh giá mức độ nắm vững kiến thức về các nội sung đƣợc bồi dƣỡng thông qua việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm (Phụ lục 7). Mỗi câu trả lời đúng đƣợc 1 điểm. Kết quả đánh giá đƣợc xếp thành 4 loại nhƣ sau:

Loại tốt: Trả lời đúng từ 38-45 câu Loại khá: Trả lời đúng từ 31-37 câu

Loại trung bình: Trả lời đúng từ 25-30 câu Loại yếu: Trả lời đúng dưới 25 câu

(2). Đánh giá kỹ năng của CBQL trường THCS

Trong TN, chúng tôi đánh giá các kỹ năng sau đây của CBQL trường THCS:

1) Kỹ năng lập kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS

2) Kỹ năng quản lý phát triển chương trình GD nhà trường THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh

3) Kỹ năng hỗ trợ GV về phát triển chương trình GD nhà trường THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh

4) Kỹ năng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS

5) Kỹ năng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sƣ phạm ứng dụng ở trường THCS

6) Kỹ năng quản lý hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm ở trường THCS

7) Kỹ năng quản lý tài chính trường THCS

8) Kỹ năng chỉ đạo xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trường THCS

Trong từng KN, chúng tôi xây dựng chuẩn và thanh đánh giá theo 3 mức độ: khá, trung bình, yếu (Phụ lục 8)

3.4.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Để đánh giá kết quả thực nghiệm giải pháp, chúng tôi đã thiết kế Phiếu trắc nghiệm (Phụ lục 7 và phụ lục 8) làm công cụ để đánh giá một số kiến thức và kỹ năng quản lý, lãnh đạo nhà trưởng của CBQL trường THCS trước khi tham gia bồi dƣỡng và sau khi kết thúc bồi dƣỡng.

Kết quả kiểm tra 60 CBQL trường THCS đã dự khóa bồi dưỡng về lãnh đạo và quản lý nhà trường và 60 CBQL chưa dự khóa học này được thể hiện

151 tại các Bảng sau:

Bảng 3.3. Thống kê số liệu thực nghiệm Số câu đúng nhóm

Đào tạo

Điểm ĐT

Số câu đúng nhóm đối chứng

Điểm ĐC

N

Quan sát

vững 60 60 60 60

Quan sát

lỗi 0 0 0 0

Trung bình 39.72 8.8259 32.80 7.2889

Độ lệch

chuẩn 2.156 .47905 3.277 .72823

Thấp nhất 36 8.00 28 6.22

Cao nhất 44 9.78 44 9.56

Nguồn số liệu do tác giả thu thập và phân tích bởi phần mềm SPSS bản 20 Dựa vào bảng phân tích chúng ta thấy có một sự khác biệt tương đối lớn giữa 2 nhóm đƣợc đào tạo và nhóm không đƣợc đào tạo. Cụ thể, nhóm đƣợc đào tạo có trung bình câu trả lời đúng là 39,72/45(tương ứng với 8,8259/10 điểm) với độ phân tán là 2,156 nghĩa là số câu trả lời đúng tập trung trong khoảng (37,564;41,876) và người có số câu trả lời đúng ít nhất là 36/45 câu (tương ứng với 8,00/10 điểm) và người có số câu trả lời đúng nhiều nhất là 44/45(tương ứng với 9,78/10 điểm. Trong khi đó nhóm đối chứng có kết quả thấp hơn, với trung bình câu trả lời đúng là 32.80/45(tương ứng với 7.2889/10 điểm) với độ phân tán là 3.277 nghĩa là số câu trả lời đúng tập trung trong khoảng (29,523;36,077) và người có số câu trả lời đúng ít nhất là 28/45 câu (tương ứng với 6.22/10 điểm) và người có số câu trả lời đúng nhiều nhất là 44/45(tương ứng với 9,56/10 điểm. Nhƣ vậy không những nhóm đối chứng có kết quả thấp hơn hẳn nhóm đƣợc ĐT mà mức độ đồng đều của nhóm đối chứng (với độ lệch chuẩn tương ứng là 3.277) cũng không cao bằng nhóm đƣợc đào tạo (với độ lệch chuẩn tương ứng là 2.156). Phân tích cụ thể của các câu trả lời đúng; điểm số, cũng nhƣ đồ thị phân bố của các nhóm và các tiêu chí đƣợc tóm tắt trong các bảng (phụ lục 9).

152

Nhƣ vậy, chúng ta rút ra kết luận, giải pháp bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo cho đội ngũ CBQL trường THCS mang lại hiệu quả tốt. qua các tác động của hoạt động bồi dƣỡng, kiến thức và kỹ năng quản lý của CBQL trường THCS đã có sự thay đổi tích cực, được nâng lên một bước và cần được thực hiện thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ CBQL trường THCS.

Kết luận chương 3

1. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất 5 giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS các tỉnh Vùng KTTĐPN:

Giải pháp 1: Xây dựng quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng, luân chuyển CBQL.

Giải pháp 2: Xây dựng bộ tiêu chuẩn CBQL trường THCS phù hợp với đặc điểm các tỉnh Vùng KTTĐPN.

Giải pháp 3: ĐT, bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo cho đội ngũ CBQL trường THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Giải pháp 4: Đổi mới công tác đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS.

Giải pháp 5: Tạo động lực làm việc để phát huy vai trò của đội ngũ CBQL trường THCS trong sự nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông.

2. Qua thăm dò ý kiến, các giải pháp đƣợc đánh giá là rất cấp thiết và có tính khả thi cao; có thể triển khai để phát triển đội ngũ CBQL trường THCS các tỉnh Vùng KTTĐPN.

3. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm Giải pháp 3: ĐT, bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo cho đội ngũ CBQL trường THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định hiệu quả của giải pháp trong việc nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo cho đội ngũ CBQL trường THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông.

153

Một phần của tài liệu Luận án phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 153 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)