2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội và giáo dục THCS ở các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Vùng KTTĐPN gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng là: TP.
Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang với tổng diện tích tự nhiên 30.583 km2, chiếm 9,2% diện tích cả nước. Dân số toàn vùng năm 2011 là 18,022 triệu người, chiếm gần 20,52% dân số cả nước.
Phía Tây và Tây Nam của vùng KTTĐPN tiếp giáp với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); phía Đông và Đông Bắc giáp các tỉnh phía Nam vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và biển Đông; phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia qua đường biên giới dài 618 km với các cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát (Tây Ninh), Hoa Lư (Bình Phước), Bình Hiệp (Long An).
Vùng KTTĐPN có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; hội tụ phần lớn các điều kiện và lợi thế nổi trội để phát triển công nghiệp, dịch vụ đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH;
đặc biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao,...
Vùng KTTĐPN có TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn nhất cả nước, có Vũng Tàu là TP cảng, trung tâm dịch vụ, công nghiệp và du lịch biển lớn của quốc gia, nằm ở “Mặt tiền Duyên hải” phía Nam, là
cầu nối và cửa ngõ lớn giao thương kinh tế với thế giới; các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước và Bình Dương, gắn với quốc lộ 51, 14, 22 có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, có trục đường Xuyên Á chạy qua.
Các tỉnh Long An, Tiền Giang có dƣ địa lớn để mở rộng, phát triển thêm các
62
KCN, khu đô thị mới, tạo điều kiện giải tỏa mật độ tập trung cao tại khu vực hạt nhân của vùng, đồng thời phát huy tác động lan tỏa đô thị hóa và công nghiệp hóa của vùng hạt nhân sang các tỉnh lân cận.
Vùng KTTĐPN là khu vực phát triển kinh tế năng động với mức tăng trưởng cao, nơi tập trung nhiều trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế, có lực lƣợng lao động dồi dào, tay nghề cao, có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ; có hệ thống đô thị phát triển, các khu công nghiệp phát triển mạnh, trở thành trung tâm và đầu mối giao lưu của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế, được gắn kết bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng cũng nhƣ mở rộng các quan hệ kinh tế liên vùng và quốc tế.
Vùng KTTĐPN nằm gần tuyến đường biển quốc tế quan trọng, điểm trung chuyển của tuyến đường hàng không quốc tế từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, trên tuyến đường Xuyên Á nối liền các nước Đông Nam Á; đồng thời nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động của châu Á với các trung tâm lớn nhƣ Bangkok, Singapore, KualaLumpur,... vì thế, vùng có lợi thế lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường, khai thác các cảng trung chuyển quốc tế...để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.
Vùng KTTĐPN có vị thế địa chính trị và an ninh quốc phòng đặc biệt quan trọng ở khu vực phía Nam Việt Nam.
2.1.1.2. Nguồn nhân lực Vùng KTTĐPN
Năm 2011 số người trong độ tuổi lao động của Vùng KTTĐPN khoảng 13,1 triệu, chiếm gần 69% dân số. Quy mô lực lƣợng lao động của vùng khoảng 10,3 triệu người với hơn 9,8 triệu người đang làm việc trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lƣợng lao động trong độ tuổi khoảng 3,9% (riêng khu vực thành thị là 4,6%), cao hơn bình quân cả nước (2,88%); tuy nhiên tỷ lệ thiếu việc làm lại thấp hơn nhiều, chỉ khoảng 1,3%, trong khi mức chung của cả nước là 3,57%.
Vùng có nguồn nhân lực dồi dào, đồng thời lại có trình độ cao hơn mặt bằng chung và cao hơn hầu hết các khu vực khác của cả nước nhờ hệ thống
63
ĐT nghề, ĐT đại học và sau đại học thuộc quy mô lớn nhất trong cả nước.
Vùng có 89 trường đại học và cao đẳng cùng gần 65 trường trung cấp chuyên nghiệp. Số sinh viên đại học cao đẳng trên 1 vạn dân là 340, gấp 1,36 lần mức chung của cả nước. Bên cạnh đó, riêng TP. Hồ Chí Minh đã tập trung đến gần 40% tổng số cán bộ khoa học của cả nước, tạo ra lợi thế so sánh cho vùng và là điều kiện để phát huy tác động lan tỏa (nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, ĐT cán bộ cho vùng khác) cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho các vùng khác trong cả nước.
Tỷ lệ lao động qua ĐT của vùng năm 2010 đạt gần 48%, cụ thể theo báo cáo của địa phương như sau:
Biểu 2.1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo các tỉnh, TP vùng KTTĐPN năm 2010
Nguồn: Báo cáo các tỉnh, TP vùng KTTĐPN 2.1.1.3 . Thực trạng phát triển giáo dục và đào tạo
Năm 2010 – 2011, Vùng KTTĐPN có 514 nghìn học sinh mẫu giáo (chiếm 16,8% tổng số học sinh mẫu giáo của cả nước). Tổng số học sinh phổ thông là 2,65 triệu, trong đó có 1.331 nghìn học sinh tiểu học, 854 nghìn học sinh THCS và 463 nghìn học sinh THPT, lần lƣợt chiếm 18,9%, 17,2% và 16,5% tổng số học sinh thuộc cấp học tương ứng cả nước.
Trong Vùng KTTĐPN có 1.818 trường mẫu giáo, số trường có giảng dạy các cấp tiểu học, THCS, THPT lần lượt là 1.994, 1.124 và 417 trường, trong đó số trường đạt chuẩn quốc gia chiếm tỷ lệ khoảng 11% (tuy nhiên còn
64
thấp hơn mức trung bình cả nước là gần 16%). Mạng lưới trường học từ mầm non đến THPT phát triển rộng khắp toàn vùng, kể cả vùng sâu, vùng xa, đặc biệt hệ thống trường học mầm non được quan tâm đầu tư phát triển tăng đáng kể so với năm 2005 và hệ thống trường học được rà soát quy hoạch lại phù hợp với đặc điểm dân cư. Phần lớn trường, lớp học được đầu tư kiên cố và chuẩn hóa, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.
Biểu 2.2. So sánh số lượng trường, lớp, giáo viên và học sinh các cấp học của vùng KTTĐPN và cả nước năm 2010
Nguồn NGTK cả nước 2010
Năm 2010 cả vùng có 23,8 nghìn giáo viên mẫu giáo, chiếm 15% số giáo viên mẫu giáo trong cả nước; tiểu học: 52,4 nghìn GV (chiếm 14,3% cả nước); THCS: 44,6 nghìn người (chiếm 14,1% cả nước); THPT:24,5 nghìn người (chiếm 15,8% của cả nước). Tỷ lệ GV đạt chuẩn trở lên theo các cấp học như sau: tiểu học – 99,85% (cả nước là 99,46%), THCS – 99,37% (cả nước là 98,87%), THPT – 99,71% (cả nước là 98,54%). Toàn bộ Vùng KTTĐPN đã đạt chuẩn quốc gia phổ cập THCS.
2.1.2. Khái quát về khảo sát thực trạng 2.1.2.1. Mục đích khảo sát
Mục đích khảo sát là đánh giá chính xác, khách quan thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS và công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS ở
65
các tỉnh thuộc Vùng KTTĐPN; chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, để từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục.
2.1.2.2. Nội dung khảo sát
+ Khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS ở các tỉnh thuộc Vùng KTTĐPN.
+ Khảo sát thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS ở các tỉnh thuộc Vùng KTTĐPN.
2.1.2.3. Đối tượng khảo sát
Đối tƣợng hỏi gồm: các CBQL THCS tự đánh giá mình theo bộ phiếu;
CBQL Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, GV đánh giá về CBQL trường THCS.
2.1.2.4. Phương pháp khảo sát
- Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi + Xây dựng các mẫu phiếu khảo sát
Việc khảo sát dựa vào bộ phiếu khảo sát về thực trạng đội ngũ CBQL THCS. Bộ phiếu khảo sát hỏi về 3 tiêu chuẩn và các tiêu chí theo các mức đánh giá từ thấp đến cao theo từng tiêu chí.
Việc xây dựng mẫu phiếu được tiến hành theo các bước sau đây:
Bước 1: Trao đổi với các chuyên gia và đối tượng khảo sát để hình thành phiếu hỏi.
Bước 2: Dự thảo phiếu hỏi
Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia và điều tra trên mẫu nhỏ
Bước 4: Hoàn thiện phiếu hỏi Bước 5: Chọn mẫu khảo sát Bước 6: Tổ chức khảo sát Bước 7: Xử lý số liệu
- Phương pháp trao đổi, phỏng vấn: Trao đổi, phỏng vấn với chuyên gia giáo dục, CBQL Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, CBQL trường THCS.
Việc trao đổi, phỏng vấn tập trung vào các nội dung chính nhƣ sau:
+ Thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS, số lượng, cơ cấu, chất lượng.
+ Những hoạt động đã tiến hành để phát triển đội ngũ CBQL trường THCS.
+ Những khó khăn, thuận lợi trong công tác phát triển đội ngũ CBQL
66 trường THCS.
- Phương pháp nghiên cứu điển hình
Chọn một số trường THCS đại diện cho vùng thuận lợi, vùng khó khăn và đồng bằng, miền núi để trao đổi trực tiếp với GV, CBQL, hồi cứu các tƣ liệu để nắm thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu.
Bảng 2.1. Tóm tắt số liệu khảo sát Loại phiếu Số phiếu
phát ra
Số phiếu thu về
Phiếu hợp lệ Phiếu không hơp lệ Phiếu trƣng cầu ý kiến 2000 1584 (79,20%)1 416 (20,80%) Phiếu phỏng vấn chuyên gia,
Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng 200 154 (77,00%) 2 (23.00%) 2.1.2.5. Mẫu khảo sát
Mẫu khảo sát đƣợc lựa chọn đảm bảo tỉnh đại diện cho các vùng khác nhau của tỉnh thuộc Vùng KTTĐPN nhƣ: thành thị, nông thôn, vùng thuận lợi, vùng khó khăn và đồng bằng, miền núi. Cụ thể: hỏi 160 CBQL, 2000 GV của các trường THCS; 40 CBQL phòng GD&ĐT, bảng 2.1.