10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
1.3. Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên
1.3.1.1. Quản lí
Tuỳ theo các cách tiếp cận khác nhau mà ta có các quan điểm khác nhau về QL. Thông thường khi đưa ra khái niệm QL, các tác giả thường gắn với một loại hình QL cụ thể.F.W. Taylor (1856-1915) đƣợc đánh giá là cha đẻ của thuyết “Quản lí khoa học” định nghĩa “QL là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó khiến đƣợc họ hoàn thành công việc tốt nhất và rẻ nhất” [121]; tác giả Trần Kiểm cho rằng: “QL là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể QL đến đối tƣợng bị QL trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định” [42]. Ngày nay, QL đƣợc coi là một trong năm nhân tố cho phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm: vốn, nguồn lực lao động, khoa học - kỹ thuật, tài nguyên và QL,
trong đó QL đóng vai trò quan trọng, có tính quyết định cho sự thành công.
Trong luận án chúng tôi quan niệm, QL là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tranhằm tác động có định hướng của người QL lên đối tượng QL nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra.
1.3.1.2. QL hoạt động ĐGKQHT
QL hoạt động ĐGKQHT là một bộ phận của QL đào tạo có quan hệ tới các nội dung quản lý khác như: xây dựng kế hoạch chiến lược, tầm nhìn; QL chương trình, QL nhân sự và QL các nguồn lực khác. QL ĐGKQHT chịu sự chi phối của nhiều nội dung QL khác nhƣng nó cũng tác động trở lại cho việc ra quyết định của nhà quản lý và xây dựng chiến lược phát triển nhà trường. QL hoạt động ĐGKQHT là một trong những nội dung của công tác QLGD trong nhà trường nên thực chất là loại QL nhà nước để QL việc thực hiện đồng bộ các các yếu tố: mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp dạy học và phương pháp học tập trong QL đào tạo. QL hoạt động ĐGKQHT còn bao gồm QL chất lƣợng học tập, QL tinh thần thái độ trong học tập của SV; không chỉ giới hạn trong phạm vi giảng dạy, giáo dục SV trên lớp, trong nhà trường mà bao gồm một loạt các hoạt động khác nhau như các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tham gia các câu lạc bộ, ngoại khóa, thực hành, thực tập, tham quan, giao lưu, tự học, tự nghiên cứu.
Có thể vận dụng TQM để QL hoạt động ĐGKQHT nhƣ sau [Trích dẫn theo 42]:
- Lập kế hoạch (Plan) - đây là khâu quan trọng nhất. Nếu lập kế hoạch tốt thì công việc điều chỉnh ít xảy ra hoặc phải điều chỉnh ít, việc tổ chức thực hiện dễ dàng và đạt hiệu quả tốt. Khi lập kế hoạch, phải QL việc xác định mục tiêu ĐG, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện kế hoạch ĐGKQHT; QL tài chính và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động này...
- Thực hiện (Do): QL việc thực hiện mục tiêu, nội dung ĐG; QL việc sử dụng các phương pháp và hình thức ĐG; QL hồ sơ và kết quả đánh giá; giám sát việc thực hiện kế hoạch ĐG và báo cáo tổng kết về toàn bộ quy trình thực hiện hoạt động ĐGKQHT của SV.
- Kiểm tra (Check):Kiểm tra là so sánh giữa kế hoạch với thực hiện để nhận biết sự thực hiện có phù hợp kế hoạch hay không, tính chính xác của kế hoạch đã lập.
Kiểm tra còn giúp đề xuất các phương pháp phòng ngừa các trục trặc, sự không phù hợp và đề ra biện pháp điều chỉnh.
- Tác động (Act):Tác động bao gồm hành động khắc phục, điều chỉnh hoặc tác động cải tiến; đồng thời chuẩn bị cho một kế hoạch tiếp theo của một chu trình P-D-C-A mới theo chiều hướng phát triển để nâng cao chất lượng đào tạo.
QL hoạt động ĐGKQHT của SV chỉ thực hiện tốt đƣợc vai trò của mình trong mối quan hệ với các chức năng quản lý khác trong nhà trường như: QL chương trình đào tạo, QL hoạt động dạy và học, QL nhân sự, QL tài chính. Chương trình đào tạo đề ra mục tiêu và nội dung cho hoạt động ĐG;đội ngũ tham gia hoạt động ĐG đƣợc đào tạo và bồi dƣỡng có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao sẽ làm cho hoạt động ĐG đảm bảo chính xác, có độ tin cậy cao; nguồn tài chính đƣợc đầu tƣ đầy đủ không chỉ góp phần đảm bảo các điều kiện để triển khai tổ chức mà còn góp phần động viên, khuyến khích đội ngũ tham gia thực hiện tốt hoạt động này.
Từ khái niệm về ĐGKQHT (mục 1.2.1), khái niệm quản lí (mục 1.3.1.1) và phân tích trên, tác giả luận án quan niệm: QL hoạt động ĐGKQHT là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra hoạt động ĐG nhằm làm cho hoạt động ĐGKQHT đạt hiệu quả cao hơn, tức là làm cho hoạt động ĐG phát huy được vai trò và đảm bảo được các nguyên tắc đề ra.
1.3.2. Vai trò, ý nghĩaquản lí hoạt động ĐGKQHT của sinh viên
QL hoạt động ĐGKQHT của SV có vai trò vàý nghĩa rất lớn trong QL đào tạo nói chung. Hoạt động ĐGKQHT của SV đƣợc QL tốt sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo. ĐG chính xác kết quả học tập của SV sẽ cung cấp thông tin phản hồi chính xác không chỉ giúp cho người dạy và người học điều chỉnh được hoạt động dạy và học của mình, mà còn giúp cho nhà trường ĐG được chất lượng đào tạo, ĐG được chương trình đào tạo đã phù hợp về mục tiêu, nội dung, số lƣợng và thời lƣợng các học phần trong chương trình đào tạo để có những sự điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp.
QL hoạt động ĐGKQHT của SV là một quá trình hoạt động có vai trò định hướng, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và giải quyết vấn đề đối với
việc ĐGKQHT của SV, đồng thời thông qua công tác này, người QL nắm vững đƣợc chất lƣợng GV, hiệu quả của hoạt động ĐGKQHT của SV để từ đó có những biện pháp phù hợp QL chuyên môn tốt hơn.
Như vậy, QL hoạt động ĐGKQHT của SV chính là các hoạt động cụ thể do lãnh đạo nhà trường trực tiếp chỉ đạo điều phối việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của các tổ bộ môn, các phòng ban chức năng,các GV và các thành viên trong nhà trường thực hiện và hoàn thành tốt việc ĐGKQHT. Trên cơ sở chấp hành các quy định, quy chế thi theo đúng các Quy chế đào tạo của Bộ GDĐT và các quy định của trường học, nhà quản lý cần có sự tự chủ và sáng tạo, cần xây dựng văn hóa chất lƣợng bằng nhiều cách, trong đó bản thân người hiệu trưởng phải có quyết tâm cao, có tư tưởng đổi mới, cải cách và phải là tấm gương về chuẩn mực và chất lượng.
1.3.3. Các quá trình quản lí hoạt động ĐGKQHT của sinh viên
Theo TQM, hoạt động ĐGKQHT là quá trình lớn, tổ hợp các quá trình nhỏ nhƣ: ĐG đầu vào, ĐG quá trình, ĐG đầu ra...; trong mỗi giai đoạn đó lại gồm các khâu: từ khâu ra đề, tổ chức thi, chấm thi đến thông báo kết quả. Có thể phân biệt ba quá trình cần thiết trong QL hoạt động ĐGKQHT nhƣ sau:
• Quá trình nền tảng: Đối với việc ĐG thành quả học tập của học sinh quá trình nền tảng này sẽ bao gồm các công đoạn nhƣ: Ra đề (xác định mục đích, nội dung, hình thức đánh giá), tổ chức làm bài, chấm bài và thông báo kết quả.
• Quá trình bảo trì: Các hoạt động hỗ trợ và duy trì nhƣ phát triển nguồn nhân lực và QL tài chính;
• Quá trình QL: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm soát và đánh giá.
Có thể xây dựng một ma trận về QL hoạt động ĐGKQHT của SV nhƣ sau:
Quản lý
Quá trình nền tảng Quá trình bảo trì
Ra đề Tổ chức
thi, KT
Chấm
điểm Thông báo KQ
Nguồn nhân
lực
Tài chính, cơ sở vật
chất XĐ mục
đích
XĐ nội dung
XĐ hình thức Lập kế hoạch
Vận dụng các nguyên lí của QL vào việc thực hiện theo từng chức năng vào từng lĩnh vực của quá trình theo các giai đoạn (chuẩn bị, thực hiện, kết thúc) để có thể đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.
Tổ chức Chỉ đạo Kiểm soát
Đánh giá
Để công tác QL hoạt động ĐGKQHT của SV đạt hiệu quả cao nhất cần phải thực hiện toàn bộ các công việc nói trên, công tác QL chung đạt kết quả tốt chỉ khi mỗi nội dung QL trong quá trình ĐG đƣợc thực hiện tốt; quá trình bảo trì và quá trình QL phải nhằm giúp cho thực hiện quá trình nền tảng. Ngoài ra còn phải bám sát các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trong trường CĐ do Bộ GDĐT ban hành [6, 7].
1.3.4. Nội dung quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên 1.3.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động ĐGKQHT
Nhà trường có trách nhiệm cụ thể hoá quy định chung về hoạt động ĐGKQHT của SV thể hiện trong các qui định mang tính pháp lý (với Việt Nam thì đó là các Qui chế đào tạo ĐH, CĐ của Bộ GDĐT - Qui chế 25, 43 [8, 9]) thành những quy định cụ thể phù hợp với phương thức tổ chức hoạt động dạy - học và hoạt động ĐGKQHTSV; phổ biến, hướng dẫn cho CB, GV, SV nhận thức và thực hiện đúng các quy định đó.
Kế hoạch hoạt động ĐGKQHT của SV là một bộ phận của kế hoạch đào tạo.
Nội dung cụ thể của việc xây dựng kế hoạch hoạt động ĐGKQHT của SV là:
- Trước tiên là xây dựng kế hoạch hoạt động ĐGKQHT chung cho toàn khoá học căn cứ vào chương trình GD của ngành học. Do có giá trị phản hồi thông tin, góp phần điều chỉnh hoạt động chuyên môn giảng dạy của GV và học tập của SV nên kế hoạch ĐGKQHT của SV phải đƣợc thực hiện một cách khoa học, chặt chẽ.
- Trên cơ sở kế hoạch chung và lịch công tác của nhà trường từng năm, xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai hoạt động ĐGKQHT của từng năm học. Kế hoạch cụ thể là kế hoạch thực hiện các quá trình nền tảng (việc tổ chức ra đề, tổ chức thi, tổ chức chấm điểm và thông báo kết quả) và quá trình bảo trì (kế hoạch về nguồn nhân lực, về tài chính, cơ sở vật chất) theo khung thời gian quy định.
Xây dựng kế hoạch về nguồn nhân lực, nguồn tài chính và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động ĐGKQHTphải có kế hoạch dài hạn và ngắn hạn; phải đảm bảo đầy đủ, phù hợp và kịp thời các chế độ chính sách đối với người thừa hành.
Để xây dựng kế hoạch hoạt động ĐGKQHT của SV phù hợp, cần có sự hiểu biết về:Các loại hình, mục tiêu, phương pháp và đặc điểm của từng loại hình ĐG; quy trình ĐG cho hai loại hình chính là ĐG trong lớp học và ĐG qua thi cử; chủ trương
và các quy định của nhà nước và từng địa phương liên quan đến công tác đánh giá GD;lựa chọn đúng loại hình và phương pháp ĐG cho từng mục tiêu và đối tượng riêng biệt; lập kế hoạch ĐG trên diện rộng với tính khả thi và sự phù hợp điều kiện thực tế của từng địa phương và quy định chung của nhà nước (theo các mức độ biết- hiểu, đánh giá-áp dụng của thang Bloom[10]).
Tất cả các kế hoạch về hoạt động ĐGKQHT của SV phải đƣợc thông báo rộng rãi và công khai đến mọi CB, GV và SV. Kế hoạch ĐGKQHT của SV là trong những một cơ sở công tác QL chuyên môn, dựa vào đó nhà trường giám sát tiến độ và chất lƣợng hoạt động của GV.
1.3.4.2. Tổ chức, triển khai hoạt động ĐGKQHT
Căn cứ vào kế hoạch chung của khoá học và từng năm học để tổ chức bộ máy cho từng quá trình: Tổ chức bộ máy cho quá trình nền tảng (bộ máy QL việc ra đề, xây dựng đáp án biểu điểm, sao in đề; QL khâu tổ chức coi, chấm, xử lý kết quả, phúc khảo; QL khâu tổng hợp, thống kê kết quả, đánh giá); tổ chức bộ máy cho quá trình bảo trì (bộ máy QL về nguồn nhân lực; QL về tài chính, cơ sở vật chất).
- QL các khâu trong quá trình triển khai hoạt động ĐGKQHT của SV:
+ QL khâu ra đề thi gồm: i/ Thống nhất nội dung, trọng tâm kiến thức trong công tác ra đề thi nhằm đảm bảo đúng mục tiêu của hoạt động ĐGKQHT; ii/ Thành lập ngân hàng đề thi: Ngân hàng đề thi phải đa dạng, có thể lƣợng giá một cách chính xác, đáp ứng đƣợc yêu cầu theo chuẩn kiến thức và chuẩn đầu ra; iii/ Tổ chức lựa chọn đề thi, xây dựng đáp án và biểu điểm: Phải xây dựng đƣợc ma trận để có thể lượng giá đầy đủ cả về lý thuyết lẫn kĩ năng của người học, đảm bảo sự cân đối giữa các phần, phù hợp cho mọi đối tƣợng; tổ chức in sao đề thi đảm bảo tính bí mật.
+ Khâu tổ chức coi, chấm thi phải đƣợc tổ chức đảm bảo đúng các qui định, thực hiện đầy đủ từng công đoạn của công tác coi, chấm thi. Phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ về coi thi, chấm thi cho CB, GV tham gia công tác này.
+ Khâu QL điểm: QL chặt chẽ bài thi, phiếu chấm, bảng điểm; QL việc phúc tra, phúc khảo bài thi; Tổng hợp, thống kê kết quả ĐG, xếp loại đầy đủ, chính xác.
+ Phân tích, diễn giải ý nghĩa của điểm số và báo cáo kết quả của kỳ thi trên
cơ sở các tiêu chí, mức chuẩn và điểm đạt; sử dụng đƣợc thống kê mô tả, gồm cả số liệu và biểu đồ, để tóm tắt và diễn giải ý nghĩa của kết quả đánh giá.
+ Ngoài ra, cần chỉ đạo chặt chẽ việc QL hồ sơ và kết quả đánh giá; chỉ đạo về công tác tài chính, cơ sở vật chất nhằm đảm bảo cho hoạt động ĐGKQHT của SV có thể triển khai thực hiện và đạt hiệu quả cao.
- QL lực lƣợng thực hiện hoạt động ĐG:
+ Lựa chọn CB tham gia hoạt động ĐGKQHT có đủ phẩm chất, năng lực và đúng thành phần.
+ Tổ chức bồi dƣỡng, tập huấn cho GV để nâng cao nghiệp vụ, thực hiện đổi mới KTĐG. Đây là công tác phải đƣợc hết sức coi trọng nhằm đáp ứng yêu cầu chung của việc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra nhất là về tính hiệu quả và sự phù hợp với thực tiễn có những đổi mới. Trong điều kiện đó, sự nhạy bén và tính sáng tạo trong QL nhà trường cũng phải được chú trọng phát huy.
- Phân tích, diễn giải ý nghĩa của điểm số và báo cáo kết quả của kỳ thi trên cơ sở hiểu biết về:hệ thống quy chiếu kết quả ĐG theo nhóm chuẩn (norm- referenced), theo tiêu chí (criterion-referenced) và cách diễn giải ý nghĩa các kết quả ĐG; các loại mức chuẩn (benchmarks hoặc standards) và điểm đạt (cut score);
các loại điểm số (scores) dùng trong các kỳ thi chuẩn hóa (diện rộng) và ý nghĩa của chúng. Thực hiện đƣợc việc phân tích câu trắc nghiệm để đánh giá chất lƣợng bài trắc nghiệm khách quan dựa trên kết quả điểm số, sử dụng đƣợc thống kê mô tả (gồm cả số liệu và biểu đồ) để tóm tắt và diễn giải ý nghĩa của kết quả đánh giá.
- Ngoài ra, cần chỉ đạo chặt chẽ việc QL hồ sơ và kết quả đánh giá; chỉ đạo về công tác sử dụng nguồn nhân lực, nguồn tài chính và cơ sở vật chất nhằm đảm bảo cho hoạt động ĐGKQHT của SV có thể triển khai thực hiện và đạt hiệu quả cao.
Tổ chức thực hiện hoạt động ĐGKQHT của SV phải căn cứ vào sự hiểu biết về các loại công cụ ĐG (các đặc điểm của một công cụ ĐG tốt, các bước thiết kế công cụ ĐG, ma trận ĐG và các loại thang điểm [37]); lựa chọn đúng công cụ ĐG cho từng mục tiêu, đối tƣợng và môn học riêng biệt; các yếu tố bên ngoài không liên quan đến năng lực của người học có khả năng ảnh hưởng đến kết quả
ĐG;quy trình tổ chức thực hiện một đợt ĐG nói chung và những yêu cầu đặc thù cho từng môn học; phán đoán đúng và ngăn ngừa đƣợc về các sự cố và rủi ro có thể xảy ra trong khi đang diễn ra một kỳ thi hoặc một đợt ĐG diện rộng.
QL hoạt động ĐGKQHT của SV là một hoạt động QL thuần về chuyên môn nghiệp vụ nên đòi hỏi sự tuân thủ đúng quy định, tính chặt chẽ quy trình, các bước thực hiện và tiến độ triển khai công việc. Trong quá trình tiến hành, việc xây dựng các yêu cầu của công việc cùng với sự lựa chọn, sắp xếp khoa học, hợp lý cần đƣợc chú ý thực hiện. Việc cải tiến quy trình, bổ sung sửa đổi các quy định về tổ chức KTĐG phải đƣợc cân nhắc thật kỹ lƣỡng và phải luôn phù hợp với quy định chung của toàn ngành.Điều này sẽ góp phần theo dõi, đôn đốc tiến độ, giúp Ban Giám hiệu nhanh chóng xử lý các tình huống quản lý phát sinh trong quá trình QL hoạt động ĐGKQHT.
Nếu ở các cấp QL vĩ mô, công tác QL hoạt động KTĐG và QL quá trình dạy học đƣợc chia tách thành hai cơ quan hoặc hai bộ phận có chức năng nhiệm vụ độc lập, thì trong nhà trường việc tổ chức hoạt động dạy học và hoạt động ĐG kết quả dạy học được tiến hành ngay trong một vòng nhỏ khép kín dưới sự QL chung của Hiệu trưởng. Việc phân công nhân sự thực hiện nhiệm vụ trong ban kiểm tra chuyên môn như trên là nhằm bảo đảm sự vận hành thường xuyên chặt chẽ giữa các khâu dạy học - KT kết quả dạy học - điều chỉnh tổ chức dạy học.Điều quan trọng đó là sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng giữa các khâu sao cho tiến độ thực hiện đảm bảo đúng với kế hoạch đề ra cũng nhƣ đáp ứng mục tiêu yêu cầu của giáo dục trong nhà trường. Trong mỗi công đoạn của quy trình đều phải có những quy định riêng để cho mọi thành viên chấp hành đầy đủ, đảm bảo tính nghiêm túc và công bằng của hoạt động ĐGKQHT của SV.
Nhà trường phải chỉ đạo thực hiện công tác này một cách chặt chẽ, xây dựng thành nền nếp ổn định, đảm bảo thông tin hai chiều giữa các bộ phận tham gia QL hoạt động ĐGKQHT với Ban Giám hiệu về tiến độ thực hiện cũng nhƣ kết quả đạt được sau từng công đoạn của các quá trình một cách thường xuyên: Chỉ đạo chặt chẽ quá trình nền tảng (chỉ đạo thực hiệnkhâu ra đề thi, tổ chức thi và thông báo kết quả thi); chỉ đạo quá trình bảo trì (kích thích động viên mọi thành viên tích cực thực