Mục đích và nguyên tắc đề xuất các giải pháp QL hoạt động ĐGKQHT của SVcác trường cao đẳng sư phạm trung ương

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường cao đẳng sư phạm theo yêu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam (Trang 103 - 139)

Chương 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNGĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

3.1. Mục đích và nguyên tắc đề xuất các giải pháp QL hoạt động ĐGKQHT của SVcác trường cao đẳng sư phạm trung ương

3.1.1. Mục đích

Tăng cường tính giám sát trong hoạt động ĐGKQHT của SV nhằm: Phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót, tiêu cực; đảm bảo tính khách quan, công bằng và chính xác trong hoạt động ĐGKQHT; thông tin phản hồi đầy đủ và kịp thời tới CBQL, GV, SV về kết quả ĐG nhằm định hướng điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy cho GV, điều chỉnh phương pháp và ý thức học tập cho người học.

Xây dựng hệ thống các văn bản qui định đầy đủ và một cơ chế tổ chức hợp lý trong hoạt động ĐGKQHT, tạo điều kiện thuận lợi GV, CBQL và người học trong việc tham gia vào quá trình ĐGKQHT của SV.

Đổi mới công tác QL hoạt động ĐGKQHT của SV để vừa đánh giá đƣợc KQHT của người học một cách chính xác, khách quan, công bằng; vừa tạo cơ hội cho mọi người học tham gia vào hoạt động tự ĐG; đồng thời góp phần ĐG năng lực giảng dạy của GV và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

3.1.2. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

- Đảm bảo tính khoa học: Tính khoa học của các giải pháp thể hiện ở sự vận dụng sáng tạo những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về ĐGKQHT và QL hoạt động ĐGKQHT. Đáp ứng đƣợc nguyên tắc này, hoạt động ĐGKQHT sẽ đạt đƣợc các yêu cầu đặt ra là đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng trong hoạt động ĐGKQHT và giúp SV cải thiện quá trình học tập của mình.

- Đảm bảo tính thực tiễn: Hoạt động ĐG hiện nay tuy đã có một số đổi mới theo hướng tích cực song vẫn còn tồn tại một số bất cập trong nhiều khâu, từ khâu ra đề (đề thi chƣa phù hợp với mục tiêu đào tạo), coi thi (coi thi chƣa thực sự nghiêm túc), chấm thi (chấm thi chƣa thực sự chính xác, khách quan, công bằng), quản lí điểm (công bố điểm chƣa kịp thời, chƣa cung cấp đầy đủ thông tin phản hồi cho SV,

KQHT của SV chưa được thường xuyên thống kê...). Những bất cập này làm cho hoạt động ĐGKQHT của SV không đáp ứng đƣợc các mục tiêu và yêu cầu đặt ra. Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu để phát hiện đúng và đầy đủ các nguyên nhân của những hạn chế và bất cập trong hoạt động ĐGKQHT của SV và QL hoạt động này (nhƣ đã phân tích ở chương 2) là cơ sở vững chắc để đề xuất các giải pháp QL và ngược lại các giải pháp đề ra phải tập trung vào việc khắc phục các nguyên nhân làm nảy sinh các bất cập hiện tại, đáp ứng đƣợc những đòi hỏi theo yêu cầu đổi mới GDĐH.

- Đảm bảo tính hệ thống: Các giải pháp QL hoạt động ĐGKQHT của SV phải gắn kết với nhau thành một hệ thống giải pháp liên quan có tác dụng hỗ trợ nhau, khi triển khai đồng bộ sẽ có tác dụng làm thay đổi chất lƣợng GD một cách tổng thể: Xây dựng nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động ĐGKQHT, nâng cao năng lực và nghiệp vụ QL của đội ngũ CB, GV; cơ chế, chính sách hợp lý sẽ có tác dụng khuyến khích động viên CBQL, GV phấn đấu nâng cao năng lực chuyên môn; tăng cường giám sát việc thực hiện qui trình QL trình sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động này. QL hoạt động ĐGKQHT của SV có liên quan và có ảnh hưởng đến các nhiệm vụ khác trong nhà trường như: QL nội dung chương trình, QL giảng dạy, QL tài chính, QL cơ sở vật chất… Tức là, các giải pháp đề xuất trong luận án phải đảm bảo đƣợc tính hệ thống.

- Đảm bảo tính khả thi: Mục đích của QL hoạt động ĐGKQHT của SV là nghiên cứu xây dựng một môi trường KTĐG trong đó đạt được tất cả các tiêu chuẩn, mục tiêu đã đặt ra cho hoạt động này phù hợp với điều kiện thực tế và đồi hỏi của yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Do đó, các giải pháp mà luận án sẽ đề xuất được xem như các giải pháp thành phần có tính khả thi cần thực hiện trước.

Mỗi giải pháp thành phần hướng tới mục tiêu thành phần (mục tiêu trung gian). Khi các mục tiêu trung gian đã đạt đƣợc thì chắc chắn việc QL hoạt động ĐGKQHT của SV mà luận án mong muốn sẽ đƣợc thiết lập và vận hành tốt, sẽ thực sự có ý nghĩa trong việc góp phần nâng cao chất lƣợng GDĐH theo yêu cầu đổi mới hiện nay.

3.2. Các giải pháp quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên

3.2.1. Nhóm giải pháp 1 - Xây dựng các qui định, cơ chế quản lí hoạt động ĐGKQHT của SV đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐH

3.2.1.1. Giải pháp 1. Xây dựng các qui định về chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của các lực lượng tham gia QL hoạt động ĐGKQHT của SV

a. Mục đích

Xác định rõ chức năng, quyền hạn của các lực lƣợng trực tiếp tham gia vào quá trình ĐGKQHT là căn cứ để qui trách nhiệm, đồng thời cũng thể hiện tính chuyên môn hoá cao và sự thống nhất chung trong toàn trường.Là cơ sở pháp lí để khen thưởng và xử phạt đối với cá nhân và tập thể khi tham gia hoạt động này.

Các qui định về chức năng nhiệm vụ của các lực lƣợng tham gia hoạt động ĐGKQHT sẽ cho biết những nguyên tắc, những việc đƣợc làm, cần làm và không đƣợc làm để CB, GV và SV nắm đƣợc một cách đầy đủ các qui định, tránh sự hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai dẫn đến sự vi phạm, đồng thời là căn cứ để QL chặt chẽ hoạt động ĐGKQHT của SV.

b. Nội dung

Xác định rõ chức năng, quyền hạn của từng lực lƣợng và cá nhân có liên quan tham gia hoạt động ĐGKQHT của SV là căn cứ để qui trách nhiệm và đánh giá xếp loại cho các lực lƣợng tham gia hoạt động này. Cụ thể:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Giám hiệu

Ban Giám hiệu với trách nhiệm QL toàn bộ hoạt động ĐGKQHT của SV trong nhà trường có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động này như sau:

- Phê duyệt kế hoạch triển khai hoạt động KTĐG do phòng KT&KĐCLGD xây dựng bao gồm kế hoạch KTĐG trong năm học, kế hoạch xây dựng và cập nhật ngân hàng đề, kế hoạch triển khai các kỹ thuật mới,...

- QL và thanh, kiểm tra mọi hoạt động của phòng KT&KĐCLGD; đảm bảo về mặt tài chính, cơ sở vật chất và nhân lực cho phòng KT&KĐCLGD;

- Chỉ đạo điều chỉnh hoạt động dạy- học, chương trình ĐT trên cơ sở kết quả KTĐG và ngược lại, thông tin về chương trình ĐT để định hướng hoạt động cho phòng KT&KĐCLGD.

- Chỉ đạo phối hợp các bộ phận, cá nhân trong trường cùng với phòng KT&KĐCLGD thực hiện tốt hoạt động ĐGKQHT của SV.

- Căn cứ theo qui chế, ban hành các văn bản qui định cụ thể của trường về hoạt động KTĐG, cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học theo đúng qui định của

Nhà nước và của ngành.

- Báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền về hoạt động KTĐG của trường.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (hoặc Trung tâm Đảm bảo chất lượng giáo dục)

Để kết quả của ĐGKQHT là con số có ý nghĩa thực sự trong đào tạo thì cần phải tách khâu khảo thí và giảng dạy riêng với nhau, vì nếu không người ra đề cũng là người tham gia giảng dạy, điều này sẽ không tránh khỏi sự thiếu khách quan và công tâm trong đánh giá.Việc hình thành Phòng (hoặc Trung tâm) Khảo thí và Kiểm định chất lƣợng sẽ góp phần làm thay đổi một cách cơ bản công tác QL hoạt động ĐGKQHT của SV trong đào tạo. Hoạt động ĐGKQHT của SV đƣợc thực hiện độc lập tương đối với hoạt động dạy học và với đội ngũ chuyên trách về công tác KTĐG sẽ đảm bảo hoạt động ĐGKQHT khách quan, chính xác và công bằng hơn. Hoạt động ĐGKQHT vẫn gắn kết chặt chẽ với hoạt động dạy học thông qua việc đảm bảo mục tiêu môn học, mục tiêu của chương trình đào tạo, do đó sẽ có tác dụng tích cực giúp cho GV thay đổi phương pháp dạy và SV thay đổi phương pháp học.

- Chức năng của phòng KT&KĐCLGD: Là đơn vị giúp Hiệu trưởng QL hoạt động ĐGKQHTcủa SV; chịu trách nhiệm tổ chức mọi hoạt động liên quan đến ĐGKQHT; quản lí, cấp chứng chỉ môn học, bằng tốt nghiệp cho người học.

- Quyền hạn của phòng KT&KĐCLGD là:

+ Căn cứ các văn bản qui định của cơ quan quản lí cấp trên, tổ chức xây dựng và trình Hiệu trưởng ban hành các văn bản hướng dẫn, qui định cụ thể về hoạt động KTĐG, cấp văn bằng, chứng chỉ. Hướng dẫn và theo dõi thực hiên các văn bản này đối với các đơn vị trong trường, các bộ phận và cá nhân liên quan. Phối hợp với các đơn vị trong trường xây dựng qui trình và công cụ đánh giá thống nhất, phù hợp với từng ngành học, môn học đảm bảo chất lƣợng, khách quan, đặc biệt là chuyên môn hóa cao.

+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động liên quan đến KTĐG trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường đã được phê duyệt. Lập kế hoạch tổ chức thi tốt nghiệp hàng năm trên cơ sở kế hoạch của các khoa

- Nhiệm vụ của phòng KT&KĐCLGD:

+ Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động ĐGKQHT của SV nhƣ: Soạn thảo Quyết định thành lập Ban chỉ đạo kỳ thi và Ban coi thi trình Ban Giám hiệu ký duyệt; Đề xuất thành lập Hội đồng thi tốt nghiệp và các Ban giúp việc (Ban thƣ ký, Ban đề thi, Ban coi thi và Ban chấm thi) để trình BGH ký duyệt;Nhận và QL đề thi đã đƣợc duyệt từ các khoa, tổ chức bốc thăm đề chính thức, nhân đề thi, bàn giao đề thi cho Ban coi thi; Lập danh sách thí sinh, coi thi, bảo quản bài thi, tổ chức chấm thi, công bố điểm trên mạng; xử lý và QL điểm, cung cấp bảng điểm cho các đơn vị, cá nhân liên quan và cấp chứng chỉ môn học theo qui định; Công bố công khai kết quả thi và đánh giá học phần cho người học; Bảo quản tài liệu liên quan theo qui định như: Quản lí và lưu trữ các văn bản, hồ sơ liên quan đến tuyển sinh, đào tạo và thi tốt nghiệp, bài thi tuyển sinh và tốt nghiệp theo Qui chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Báo cáo về diễn biến kết quả từng kỳ thi và những đề nghị cần xử lý.

+ Tổ chức chấm thi và quản lí bài thi: Khoa chuyên môn nhận bài thi từ Phòng KT&KĐCLGD, tổ chức chấm, lên điểm và quản lí bài thi theo qui chế đào tạo.

+ Trực tiếp quản lí và cấp phát các loại văn bằng, chứng chỉ (bao gồm các chứng chỉ: GDQP, GDTC, CMNV...): Kết thúc khóa học, căn cứ vào Quyết định công nhận tốt nghiệp, tổ chức in và cấp Bằng tốt nghiệp kèm theo 01 Bảng điểm cho SV. Bảng điểm và Bằng tốt nghiệp chỉ cấp một lần, trong thời gian chờ Bằng tốt nghiệp chính thức có thể cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp căn cứ vào Quyết định công nhận tốt nghiệp (nếu người học yêu cầu).

+ Tổ chức xây dựng ngân hàng đề, câu hỏi thi làm cơ sở để xây dựng đề thi:

Hợp đồng với các chuyên gia và GV, tổ chức xây dựng và quản lí ngân hàng đề làm cơ sở để xây dựng đề thi đối với tất cả các môn.

+ Tổ chức tất cả các kỳ thi cho các hệ, ngành và loại hình đào tạo trong và ngoài Trường theo đúng các Qui chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm:

Xây dựng kế hoạch KTĐG, báo cáo Ban Giám hiệu phê duyệt và tổ chức triển khai các hoạt động liên quan đến KTĐG theo kế hoạch đã đƣợc phê duyệt.

Để thực hiện tôt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng KT&KĐCLGD, đội ngũ của Phòng KT&KĐCLGD phải là một đội ngũ có chuyên môn và trình độ về nghiệp vụ. Đội ngũ này gồm hai bộ phận: CB chuyên trách làm

công việc điều hành, quản lí hồ sơ, sổ sách, kết quả KTĐG và tổ chức KTĐG (CB chuyên trách cần phải đủ về số lƣợng, có năng lực về chuyên môn và nghiệp vụ cao, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, vô tƣ đƣợc biên chế làm việc theo giờ hành chính); CB tham gia làm công tác khảo thí để làm công tác ra đề và chấm thi (Đội ngũ này có thể làm công tác giảng dạy trong và ngoài trường hay nghiên cứu trong các viện; bao gồm các nhà khoa học, GV có trình độ chuyên ngành cao đồng thời đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ KTĐG).

Chức năng và quyền hạn của Phòng Quản lí Đào tạo

- Phê duyệt đề cương ôn tập, nội dung thi, hình thức thi và tổ chức ôn tập.

Thông báo và tổ chức cho SV đăng ký hình thức và các nội dung thi.

- Duyệt điều kiện dự thi; lập danh sách SV dự thi học kỳ lần 1, lần 2; danh sách học lại và thi lại (nếu có) chuyển cho Phòng KT&KĐCLGD.

- Căn cứ lịch thi (theo kế hoạch của Phòng KT&KĐCLGD) bố trí phòng thi và điều động cán bộ coi thi.

- Nhận Bảng điểm đánh giá học phần từ các khoa (bản gốc), kiểm tra, sửa sai và quản lí KQHTSV để: Tính ĐTB chung học tập; lập Bảng điểm học kỳ, Bảng điểm tổng kết học kỳ, năm học và thông báo kết quả cho SV và khoa đào tạo; lập Bảng điểm và Sổ điểm khóa học gửi cho phòng KT&KĐCLGD.

- Công bố danh sách SV thi lại và kế hoạch thi lại; soạn thảo Quyết định xét điều kiện học tiếp năm sau, bảo lưu kết quả tuyển sinh, kết quả học tập, xét công nhận tốt nghiệp trình BGH duyệt.

- Lưu giữ các Bảng điểm học phần, Bảng điểm tổng kết học kỳ, năm học và KQHT (lưu giữ trong 1 năm sau khi khóa học kết thúc); quản lí và lưu giữ Sổ điểm khóa học các ngành, hệ và trình độ (lưu giữ lâu dài). Trong quá trình học, nếu người học có nhu cầu cấp chứng nhận KQHT, lãnh đạo phòng ký và trình BGH xác nhận.

Chức năng và quyền hạn của khoa đào tạo và khoa chuyên môn

- Duyệt danh sách SV được dự thi theo đề nghị của GV bộ môn (người học vắng thi được coi là có lý do chính đáng khi đơn được gửi trước ngày thi và được Trưởng khoa duyệt); đề xuất danh sách SV được đăng ký làm bài tập nghiên cứu khoa học thay cho môn thi tốt nghiệp, trình BGH duyệt.

- Trình duyệt BGH hình thức thi và đề cương ôn thi các học phần cả năm học (qua Phòng QL Đào tạo).

- Quy định nội dung thi, hình thức ôn tập và hình thức thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp theo các qui chế của Bộ GDĐT để trình BGH ký duyệt (Trưởng khoa chuyên môn qua Phòng Quản lí Đào tạosau khi vào năm học mới một tháng); công bố nội dung các môn thi (vào đầu học kỳ I năm cuối khóa); qui định nhiệm vụ của GV hướng dẫn và trách nhiệm của bộ môn đối với SV trong thời gian làm bài tập nghiên cứu khoa học thay cho môn thi tốt nghiệp và ôn thi tốt nghiệp; xây dựng đề cương ôn thi (Đề cương ôn thi do Trưởng môn chỉ định và ký duyệt, Trưởng khoa chuyên môn xác nhận và đƣợc gửi cho Phòng QL Đào tạo); Phòng QL Đào tạo trình duyệt BGH, thông báo đề cương ôn thi cho người học và gửi cho Phòng KT&KĐCLGD.

- Cử người giới thiệu đề thi các học phần do khoa giảng dạy, CB coi và chấm thi theo yêu cầu của Hội đồng thi: Trưởng môn chỉ định người ra đề và chịu trách nhiệm ký duyệt đề; một tháng trước kỳ thi học kỳ, Trưởng khoa chuyên môn duyệt, niêm phong đề thi tất cả các học phần và nộp tại Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lƣợng để trình BGH ký duyệt đề thi và chọn đề thi chính thức cho thi học phần theo kế hoạch (Các đề thi đã đƣợc duyệt do Lãnh đạo Phòng KT&KĐCLGD quản lí).

- Phối hợp tổ chức và điều hành các kì thi kết thúc các học phần theo kế hoạch đã được BGH duyệt, gồm: Thông báo cho người học hình thức thi các học phần đã đƣợc duyệt (chậm nhất 01 tháng sau ngày đầu tiên của mỗi học kỳ/giai đoạn học tập); đề xuất và gửi về Phòng Quản lí Đào tạo kế hoạch thi các học phần đƣợc phân công giảng dạy; điều động cán bộ coi thi, chấm thi, cán bộ giám sát phòng thi trong phạm vi quản lí của khoa theo yêu cầu của Phòng KT&KĐCLGD.

Nhiệm vụ và quyền hạn của CBQL, GV, NV tham gia hoạt động ĐGKQHT - Nhiệm vụ và quyền hạn của GV

+ Đảm nhiệm công tác KTĐG thường xuyên, định kỳ trong quá trình giảng dạy theo qui định trong đề cương môn học và gửi kết quả cho Phòng KT&KĐCLGD.

+ Tham gia xây dựng ngân hàng đề, ra đề thi, coi thi, chấm thi theo đề nghị Phòng KT&KĐCLGD hoặc phân công của lãnh đạo phụ trách;

+ Thường xuyên cập nhật những thông tin phản hồi từ hoạt động

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường cao đẳng sư phạm theo yêu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam (Trang 103 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(216 trang)