Thực trạng QL hoạt động ĐGKQHT của SV các trường CĐSP Trung ương

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường cao đẳng sư phạm theo yêu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam (Trang 77 - 94)

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC

2.3. Thực trạng QL hoạt động ĐGKQHT của SV các trường CĐSP Trung ương

Để tìm hiểu thực trạng QL hoạt động ĐGKQHT của SV ở các trường CĐSP Trung ƣơng hiện nay chúng tôi tiến hành khảo sát với những nội dung nhƣ sau:

2.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng trong QL hoạt động ĐGKQHT của SV

Kết quả khảo sát ở bảng số liệu 2.12 cho thấy: Theo đánh giá của CBQL và GV đều có nhận thức về tầm quan trọng của việc QL hoạt động ĐGKQHT ở mức độ rất quan trọng là tương đương nhau. CBQL xem QL hoạt động ĐGKQHT nhằm giúp SV điều chỉnh hoạt động học chiếm tỷ lệ ở mức độ rất quan trọng chiếm 63,6%; việc QL hoạt động ĐGKQHT nhằm điều chỉnh phương pháp dạy của GV, ĐG năng lực giảng dạy của GV chiếm 57,5%; kết quả khảo sát trên đối tƣợng GV cũng cho kết quả tương tự với CBQL.

Tuy nhiên, nhận thức của SV về tầm quan trọng của việc QL hoạt động

ĐGKQHT có sự khác biệt so với CBQL và GV. Thể hiện, SV nhận thức việc QL hoạt động ĐGKQHT để ĐG năng lực của người dạy là 58,8% và giúp người dạy điều chỉnh hoạt động dạy là 51,3%.

Quá trình phỏng vấn sâu SV nhằm làm rõ hơn về nhận thức của SV trong công tác QL hoạt động ĐGKQHT chúng tôi cũng thu được kết quả tương tự, như ý kiến trao đổi của Ng.T.Th (Lớp 11CĐMNA) và H.Th. Ng (lớp 11CĐQLVT): “QL hoạt động ĐGKQHT là để giám sát việc đánh giá của GV cho SV đã phù hợp chưa để từ đó người GV có những điều chỉnh hoạt động dạy của mình cho phù hợp hơn”.Nhƣ vậy, sự khác biệt trong nhận thức của SV với CBQL, GV cho thấy SV chƣa nhận thức được đúng tầm quan trọng của việc QL hoạt động ĐGKQHT còn là nhằm hướng vào QL hoạt động học của người học.

2.3.2. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch cho hoạt động ĐGKQHT của SV

Kết quả khảo sát bảng 2.13. cho thấy, thực trạng việc xây dựng kế hoạch ĐGKQHT còn yếu và còn thiếu. Việc xây dựng kế hoạch ĐGKQHT của SV chủ yếu ở những kế hoạch ngắn hạn, tập trung vào những công việc thường xuyên như:

kế hoạch ra đề thi; kế hoạchthực hiện công tác coi thi, chấm thi của CBGV (công tác coi thi đƣợc CBQL đánh giá có 87,8% tốt, GV đánh giá 81,2% tốt; công tác chấm thi CBQL đánh giá 78,7% tốt, 71% GV đánh giá tốt).

Theo bảng 2.13, việc xây dựng kế hoạch QL nguồn nhân lực có 54,5% ý kiến ĐG của CBQL và 49% ý kiến ĐG của GV cho là tốt; kế hoạch QL nguồn tài chính có 54,5% ý kiến CBQL và 53,6% ý kiến của GV đánh giá tốt... điều đó cho thấy công tác QL việc lập kế hoạch ĐGKQHT hiện nay chưa được các trường chú trọng, chủ yếu vẫn mang phong cách làm việc theo ”mùa vụ”.

Bảng 2.12. Nhận thức của CBQL, GV và SV về tầm quan trọng của việc quản lí hoạt động ĐGKQHT

S T T

Hình thức kiểm tra

Cán bộ quản lý (33) Giáo viên (69) SV (316)

Quan trọng

Bình thường

Không quan trọng

Quan trọng

Bình thường

Không quan trọng

Quan trọng

Bình thường

Không quan trọng

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %

1 Giúp người dạy điều

chỉnh hoạt động dạy 19 57,5 11 33,3 3 9,2 36 52,1 23 33,3 10 14,6 168 53,1 135 42,7 13 4,2 2 Giúp SV điều chỉnh đƣợc

hoạt động học 21 63,6 10 30,3 2 6,1 38 55 19 27,5 12 17,5 106 33,5 146 46,2 64 20,3 3 Đánh giá năng lực, chất

lƣợng giảng dạy của GV 19 57,5 14 42,5 0 0 23 33,3 28 40,5 18 26,2 186 58,8 103 32,5 27 8,7 4 Điều chỉnh nội dung,

chương trình đào tạo 17 51,5 16 48,4 0 0 32 46,3 26 37,6 11 16,1 163 51,5 131 41,4 22 7,1 5 Giúpnhà trường quản lý

chất lƣợng đào tạo 19 57,5 14 42,5 0 0 27 39,1 26 37,6 16 23,3 126 39,8 139 43,9 51 16,3

Bảng 2.13. Đánh giá công tác xây dựng kế hoạch hoạt động ĐGKQHT của SV

Nội dung Tốt Bình thường Chưa tốt

SL % SL % SL %

1. Xây dựng kế hoạch chung cho hoạt động ĐG

CBQL 34 49,2 10 30,3 10 14,6

CBGV 136 43 25 36,2 45 14,3

SV 19 57,5 135 42,7 4 12,2

2. Xây dựng kế hoạch từng năm cho hoạt động ĐG

CBQL 29 42 9 27,2 3 9,2

CBGV 142 44,9 28 40,5 12 17,5

SV 21 63,6 126 39,8 48 15,3

3. Xây dựng kế hoạch tổ chức ra đề thi

CBQL 26 78,7 7 21,2 0 0

CBGV 43 62,3 26 37,6 0 0

SV 168 53,1 112 35,4 36 11,5

4. Xây dựng kế hoạch về tổ chức thi

CBQL 29 87,8 4 12,2 0 0

CBGV 56 81,2 13 18,8 0 0

SV 203 64,2 78 24,6 35 11,2

5. Xây dƣng kế hoạch tổ chức chấm thi

CBQL 26 78,7 7 21,2 0 0

CBGV 49 71 15 21,7 5 7,3

SV 189 59,8 69 21,8 58 18,4

6. Xây dựng kế hoạch chuẩn bị nguồn nhân lực

CBQL 18 54,5 9 27,2 6 18,3

CBGV 34 49,2 19 27,5 16 23,3

SV 127 40,1 106 33,5 83 26,4

7. Xây dựng kế hoạch về công tác tài chính

CBQL 18 54,5 10 30,3 5 15,2

CBGV 37 53,6 16 23,1 16 23,3

SV 143 45,2 139 43,9 34 10,9

8. Xây dựng kế hoạch chuẩn bị các điều kiện về CSVC

CBQL 19 57,5 8 24,2 6 18,3

CBGV 38 55 18 26 13 19

SV 152 48,1 127 40,1 37 11,8

Quá trình phỏng vấn trao đổi ý kiến với CBQL trong hoạt động ĐGKQHT của SV, chúng tôi đã nhận đƣợc ý kiến trao đổi nhƣ sau: ”công tác QL cho việc lập kế hoạch hoạt động ĐGKQHT hiện nay mới tập trung vào kế hoạch thi học phần, thi tốt nghiệp hàng năm, việc lập kế hoạch nguồn nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động ĐGKQHT chưa được chú trọng, chủ yếu dựa vào kế hoạch nhân lực, tài chính chung của toàn trường” (T.X.H – CB trường CĐSP Trung ương);

”Việc lập kế hoạch ĐGKQHT hiện nay là lập kế hoạch dựa trên nhiệm vụ đào tạo của từng năm học, các kế hoạch dài hạn chủ yếu được thể hiện ở kế hoạch coi thi, chấm thi theo định hướng phát triển chung của toàn trường” (N.X.L – GV trường CĐSPTW Nha Trang); ”QL kế hoạch ĐGKQHT hiện nay chưa có cơ chế, chức năng, nhiệm vụ rõ ràng cho một chức danh cụ thể, đây là công việc nằm trong hoạt động QL chung của CBQL phòng đào tạo ở cấp độ nhà trường và của Ban chủ nhiệm khoa ở các khoa đào tạo” (P.V.T - trường CĐSPTWTP.HCM).

Như vậy, đối với công tác QL hoạt động ĐGKQHT, ở khâu đầu tiên mang tính chất định hướng – lập kế hoạch ở các trường CĐSP Trung ương hiện nay tuy đã đƣợc thực hiện, nhƣng vẫn còn có nhiều điểm hạn chế, bất cập. Những kế hoạch QL tổng thể các yếu tố tham gia vào quá trình ĐGKQHT của SV như: định hướng về chất lượng ĐGKQHT trong xu hướng đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐH, kế hoạch xây dựng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động ĐGKQHT một cách ổn định, nguồn tài chính thường xuyên cho hoạt động ĐGKQHT, QL cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động ĐGKQHT chƣa đƣợc thực hiện.

2.3.3. Thực trạng việc tổ chức thực hiện hoạt động ĐGKQHT của SV 2.3.3.1. Công tác QL các lực lượng tham gia thực hiện hoạt động ĐGKQHT

Kết quả khảo sát ở bảng 2.14 cho thấy, việc QL các lực lƣợng tham gia thực hiện kế hoạch ĐGKQHT ở mức độ tương đối chặt chẽ (Có trên 50% CBQL, GV và SV đánh giá ở mức độ này).

Bảng 2.14. QL các lực lượng thực hiện kế hoạch ĐGKQHT của SV

Nội dung Mức độ GV CBQL Tổng

SL % SL % SL %

QL các lực lƣợng tham gia thực hiện hoạt động ĐGKQHT của SV

Rất chặt chẽ, nghiêm túc 33 48,5 15 45,5 48 46,6

Tương đối chặt chẽ 38 55,9 17 51,5 55 53,4

Không chặt chẽ 4 5,9 0 0 4 3,9

Để tự do, không QL 44 58,7 13 39,4 57 56,4

Hoạt động QL chƣa rõ ràng 38 50,7 20 60,6 58 57,4 Lúc có quản lý, lúc không 26 34,7 0 0 26 25,7

Kết quả trên cho thấy: trong công tác ĐGKQHT, các trường đã chủ động làm tương đối tốt công tác phối hợp giữa các thành viên trong quá trình KTĐG, từ GV là người chịu trách nhiệm trực tiếp toàn bộ quá trình KTĐG đến các cá nhân, phòng

chức năng tham gia vào quá trình ĐGKQHT, tuy nhiên việc phân công trách nhiệm thuộc về lực lƣợng nào chƣa đƣợc làm rõ, vẫn còn tình trạng QL chung chung “cùng làm cùng chịu trách nhiệm”.

2.3.3.2. Quản lí hoạt động ra đề thi

Việc QL hoạt động ra đề thi có những cấp độ khác nhau, từ cấp độ tổ chuyên môn ở từng khoa, Ban chủ nhiệm khoa (đối với hoạt động ĐGKQHT học phần đào tạo theo từng ngành đào tạo) và cấp độ cao nhất là Ban giám hiệu nhà trường (đối với kỳ thi cuối khóa tốt nghiệp của SV các ngành).

Kết quả khảo sát việc QL hoạt động ra đề thi trên đối tƣợng là CBQL và GV đƣợc thể hiện qua bảng số liệu 2.15. cho thấy: việc QL ra đề thi là do GV và tổ chuyên môn của các khoa đào tạo và cần có sự phối hợp chặt chẽ ở các cấp độ khác nhau trong khâu ra đề.

Bảng 2.15. Các hình thức quản lí hoạt động ra đề thi

STT Các hình thức quản lí việc ra đề thi CBQL CBGV

SL % SL %

1 GV tự quản lý việc ra đề thi 26 78,7 54 78,2

2 Tổ chuyên môn có nhiệm vụ quản lý việc đề thi 29 87,8 64 92,7 3 Ban chủ nhiệm các khoa, phòng đào tạo quản lý việc ra

đề thi 19 57,5 49 71,0

4 Ban giám hiệu quản lý việc ra đề thi 15 45,4 53 76,8 5 Cần có sự phối hợp chặt chẽ ở các cấp độ khác nhau từ tổ

bộ môn đến nhà trường. 23 69,6 55 79,2

Điều này đã phán ánh khách quan kết quả điều tra về thực trạng việc ra đề thi đã phân tíchở mục 2.2.3.1, mặt khác đã phản ánh tâm lý phổ biến theo truyền thống của các trường việc ra đề thi thường được nhà trường giao cho GV dạy môn học đảm nhiệm, tổ chuyên môn làm nhiệm vụ quản lí hành chính, ở mỗi kỳ thi đều lấy các đề KTĐG đã đƣợc sử dụng nhiều lần, lặp đi lặp lại ở các khóa mà không có sự thay đổi.

Vì vậy, không tránh khỏi tình trạng “dạy gì kiểm tra nấy”. Theo các ý kiến ĐG thì qui định đang thực hiện là GV dạy lớp nào ra đề lớp đó sẽ dễ gây ra những hạn chế, tiêu cực nhƣ đã nêu ở phần thực trạng hoạt động ĐGKQHT ở trên. Qui định lấy đề thi từ

ngân hàng đề chưa được chú trọng, vì các trường đều chưa xây dựng được ngân hàng đề thi, nguyên nhân là kinh phí đầu tƣ cho hoạt động này chƣa đƣợc chú trọng và chƣa có đội ngũ CB có đủ năng lực đảm nhiệm công việc này.

Như vậy, công tác QL việc ra đề thi hiện nay ở các trường CĐSP Trung ương còn nhiều hạn chế, bất cập. Điều đó làm cho hiệu quả và chất lƣợng hoạt động ĐGKQHT chƣa đáp ứng đƣợc với yêu cầu đổi mới GDĐH trong giai đoạn hiện nay.

QL hoạt động duyệt đề thi: Bảng số liệu 2.16 cho thấy ĐG thực trạng công tác duyệt đề thi giữa các nhóm đối tƣợng khảo sát đã có sự khác biệt đáng kể, CBQL và GV cho rằng đã làm tốt công tác duyệt đề thi (trên 80%); nhƣng SV đánh giá việc kiểm duyệt nội dung đề thi ở mức độ kém hơn, ĐG tốt chỉ chiếm 53,1%, ĐG chƣa tốt chiếm 7,1%.

Bảng 2.16. Đánh giá về việc duyệt đề thi và tổ chức in ấn đề thi

Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện

Tốt Tương đối tốt Chưa tốt

SL % SL % SL %

1. Việc duyệt đề thi

CBQL 28 84,8 5 15,2 0 0

CBGV 56 81,1 13 18,8 0 0

SV 168 53,1 126 39,8 22 7,1

2. Việc tổ chức in ấn đề thi

CBQL 23 69,7 10 30,3 0 0

CBGV 45 65,3 24 34,7 0 0

SV 136 43,0 142 44,9 38 12,1

Để lý giải về sự khác nhau giữa ý kiến ĐG của CB, GV so với ý kiến ĐG của SV, chúng tôi đã trao đổi, phỏng vấn sâu các nhóm đối tƣợng và đã thu đƣợc những ý kiến phản ánh nhƣ sau: “Trong qui chế cũng như qui định của nhà trường thì đề thi kết thúc môn học phải do tổ trưởng bộ môn duyệt trước khi nộp cho bộ phận QL. Tuy nhiên trên thực tế, qui định này thực hiện không triệt để” (N.H.V, GV Trường CĐSP Trung ƣơng), “Nội dung đề KT ĐGKQHT do GV giới thiệu là chủ yếu” (N.T.M.L, GV Trường CĐSPTW Nha Trang); “Việc in ấn đề thi hiện tại được giao cho các khoa và chủ yếu là do CB giáo vụ khoa thực hiện trong điều kiện máy photo tại các khoa không có. Điều này dễ dẫn đến không đảm bảo tính bảo mật của đề thi (ý kiến của các CB các khoa GD Mầm non, Âm nhạc và Xã hội – Nhân văn, trường CĐSP

Trung ƣơng), “Đề KT (đề thi) thường có sự lặp đi lặp lại giữa các đề với nhau như đã kiểm tra ở bài kiểm tra giữa kỳ cũng có thể lặp lại ở đề thi hết học phần, một số môn, đề thi ở khóa trước và khóa sau giống nhau” (nhóm SV khoa GD Đặc biệt, GD Mầm non, trường CĐSP Trung ương), “Đề thi còn nhiều lỗi in ấn, đánh máy; câu hỏi dài dòng, khó hiểu” (nhóm SV khoa Xã hội – Nhân văn, trường CĐSP Trung ương).

Nhƣ vậy, công tác duyệt đề trên thực tế mới chỉ mang tính hình thức.

2.3.3.3. Thực trạng việc phổ biến qui chế và thực hiện các qui định về tổ chức thi Để mọi người tham gia vào hoạt động ĐGKQHT thực hiện đúng và nghiêm túc trong hoạt động ĐGKQHT của SV, nhà trường đã có các hình thức phổ biến qui chế, qui định về hoạt động này cho GV và SV. Đối với GV, các văn bản mà họ thường nhận được từ nhà trường là qui chế đào tạo, trong đó có qui định về ra đề thi, coi thi, chấm thi, cách tính điểm môn học và kế hoạch ĐGKQHT. Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý trong phổ biến qui chế, qui định về tổ chức ĐGKQHT qua các kỳ thi chúng tôi nhận đƣợc kết quả nhƣ sau: các ý kiến SV cho thấy nhà trường đã tổ chức nhiều hình thức để phổ biến qui chế, qui định cho SV như: phát văn bản, tổ chức các buổi học phổ biến, đưa thông tin trên trang Web của trường;

thông báo đến SV bằng hình thức dán qui chế, qui định trên bảng tin của trường, khoa (Kết quả khảo sát thể hiện trên bảng 2.17).Qua trao đổi với CBGV, các ý kiến đều nêu nhận định chung là hiện nay việc quản lý phổ biến qui chế, qui định kiểm tra trước các hoạt động KT (các kỳ thi) chưa mang tính liên tục, toàn bộ trong suốt năm học mà chỉ diễn ra vào những thời điểm riêng lẻ của từng đợt thi. Việc QL cũng diễn ra một cách chung chung, giao cho cá nhân đƣợc phân công làm chủ tịch hội đồng thi và những cá nhân tham gia làm nhiệm vụ trong kỳ thi đó.

Bảng 2.17. Các hình thức phổ biến qui chế, qui định cho SV

Hình thức phổ biến qui chế, qui định về KTĐG SL %

Phát VB cho SV 125 39,5

Phổ biến trong các buổi làm thủ tục thi 153 48,5

Đưa thông tin trên trang website của trường 77 24,5

Kết quả phỏng vấn sâu SV cho thấy: 51% ý kiến của SV cho biết nhà trường phổ biến qui chế, qui định cho SV vào đầu khóa học; số SV còn lại cho

rằng có thể nhà trường thường xuyên phổ biến qui chế cho họ vào những thời điểm cần thiết nhƣ trên nhƣng thực sự họ cảm nhận đƣợc chỉ là vào đầu khóa học; ý kiến SV nhận được sự phổ biến qui chế của nhà trường vào trước kỳ thi (22%); vào đầu mỗi học kỳ (23%) còn ít, có tới 52,13% ý kiến SV đƣợc hỏi cho rằng: họ chƣa hiểu đầy đủ về qui định ĐGKQHT trong Quy chế đào tạo, đây cũng là một lý do làm cho SV có tư tưởng, thái độ chưa đúng đắn trong hoạt động ĐGKQHT. Như vậy, SV chƣa thật chú ý về việc nắm bắt qui chế, kế hoạch về hoạt động ĐGKQHT của mình, điều này cho thấy hoạt động ĐGKQHT chƣa thực sự có tác dụng thúc đẩy học tập của SV.

2.3.3.4. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ về ĐGKQHT cho CB, GV

Việc trang bị những hiểu biết và kỹ năng nghiệp vụ là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác QL hoạt động ĐGKQHT của nhà trường. Kết quả khảo sát ở bảng 2.18 cho thấy công tác bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ ĐGKQHT vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn, chƣa có cơ chế chính sách đầy đủ, hợp lý.

Bảng 2.18. Công tác bồi dưỡng cho CB, GV nghiệp vụ về ĐGKQHT của SV

STT Nội dung CBQL CBGV

SL % SL %

1 Tự tìm hiểu và tự rút kinh nghiệm 12 36,3 35 50,7

2 Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp 19 57,5 26 37,6 3 Tổ chức các hội thảo về hoạt động ĐG 21 63,6 19 27,5

4 Tổ chức lớp bồi dƣỡng ngắn hạn 26 78,8 47 68,1

5 Cử CB chuyên trách đi học cao học 27 81,8 36 52,1

6 Cử CB tham gia các hội thảo về ĐG 16 48,4 27 39,1

Tìm hiểu sâu hơn về nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, khi đƣợc hỏi về khó khăn trong hoạt động ĐGKQHT, đa số GV cũng nhƣ CBQL đều cho rằng họ không có đủ thời gian dành cho công việc (52,41%), chỉ có 4,46% GV, 3,03% CBQL cho rằng họ không có nghiệp vụ. Theo kết quả khảo sát, số GV và CBQL đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ thông qua các hội thảo khoa học hay các lớp, khóa học không nhiều: 25,89% GV, 18,18% GV kiêm CBQL, trong đó: 7,59% GV, 7,58% GV kiêm CBQL tham dự các

khóa đào tạo dài hạn; 25,45% GV, 22,73% GV kiêm CBQL tham dự các lớp bồi dƣỡng ngắn hạn; 41,07% GV, 30,30% GV kiêm CBQL đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ trong chương trình ĐH hoặc SĐH. Đa số người được hỏi cho rằng họ tự nâng cao nghiệp vụ của mình bằng cách tìm hiểu sách báo, tài liệu tham khảo; làm nhiều thì có kinh nghiệm (ý kiến của 56,90% số cán bộ đƣợc hỏi) và ý kiến trả lời nhiều nhất là họ có nghiệp vụ thông qua trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.

Như vậy, hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ trong ĐGKQHT còn rất thiếu ở các trường CĐSP Trung ương.

2.3.3.5. Thực hiện các qui định về tổ chức thi

Công tác triển khai thực hiện các qui định về tổ chức hoạt động ĐGKQHT của SV đƣợc thực hiện chặt chẽ, khoa học sẽ mang lại hiệu quả cao hoặc ngƣợc lại.

Kết quả ở bảng số liệu 2.19cho thấy thực trạng công tác QL các qui định trong hoạt động ĐGKQHT có sự khác biệt rõ nét giữa các nhóm đối tƣợng đƣợc khảo sát.

CBQL và GV tự đánh giá về việc QL trong thực hiện các qui định thi nhƣ: thực hiện qui định về coi thi, chấm thi, phân công cán bộ coi, công bố kết quả thi ở mức độ rất khác nhau. Tỷ lệ đánh giá tốt ở nhóm GV, CBQL (CBQL chiếm 75,7%, GV chiếm 71%) cao hơn nhiều so với đánh giá của SV (chỉ có 53% SV đánh giá công tác coi thi tốt, 33,5% SV đánh giá công tác chấm thi thực hiện tốt và 59,8% SV đánh giá có sự phân công GV coi thi tốt, hợp lý).

Lý giải về sự khác nhau này, theo chúng tôi có nguyên nhân khách quan sau: công tác QL là công việc, trách nhiệm của thầy, cô và cán bộ công nhân viên nhà trường, đây là công việc vượt qua sự hiểu biết của SV nên việc đánh giá của CBQL và của GV mang tính khách quan hơn so với đánh giá của SV.

Qua phỏng vấn sâu chúng tôi đã nhận đƣợc các ý kiến trao đổi nhƣ sau: “Công tác QL thực hiện hoạt động ĐGKQHT của SV qua mỗi kỳ thi đã làm tốt, CB coi thi đã làm hết chức năng và nhiệm vụ theo sự phân công, phân nhiệm” (P.T.H.H khoa XH – NV, CĐSP Trung ƣơng),“Công tác QL việc tổ chức ĐG qua các kỳ thi được coi như nhiệm vụ quan trọng và luôn được quán triệt thực hiện đầy đủ, nghiêm túc”

(Ng.Đ.M, CB phòng QLĐT, Trường CĐSP Trung ương).

Ý kiến của SV cho rằng: “Việc tổ chức thi chưa hợp lý, thi dồn dập trong thời

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường cao đẳng sư phạm theo yêu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam (Trang 77 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(216 trang)