Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC
2.4. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân
2.4.1. Đánh giá về thực trạng quản lí hoạt động ĐGKQHT của sinh viên
Thực trạng công tác QL hoạt động ĐGKQHT của SV các trường CĐSP Trung ƣơng hiện nay đã cho thấy:
1. CBQL, GV và SV đều đã nhận thức đúng đƣợc vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác quản lý hoạt động ĐGKQHT cho SV.
2. Thực trạng việc lập kế hoạch ĐGKQHT ở các trường CĐSP Trung ương mới chủ yếu là lập kế hoạch ngắn hạn gắn liền với nhiệm vụ đào tạo của năm học, chƣa có những kế hoạch tổng thể dài hạn và các yếu tố tham gia vào quá trình ĐGKQHT nhƣ:
kế hoạch về nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động ĐGKQHT.
3. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch ĐGKQHT của SV là: đã làm tốt công tác QL trong khâu ra đề thi, coi thi, chấm thi; công tác QL trong những hoạt động khác của kế hoạch chƣa chặt chẽ và thiếu khoa học.
4. Thực trạng công tác QL trong việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch ĐGKQHT là:đã thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung trong khâu ra đề, coi thi; những điều chỉnh chủ yếu cần có là điều chỉnh về hình thức thực hiện, trong đó những vấn đề quan trọng, then chốt nhất là về nội dung, chất lƣợng của đề thi chƣa đƣợc chú trọng điều chỉnh theo hướng nâng cao yêu cầu chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới.
5. Công tác QL hoạt động ĐGKQHT của SV ở cấp độ khoa cũng nhƣ cấp độ trường đều chưa thực sự quan tâm đến việc phân tích KQHT của SV để ĐG hiệu quả của hoạt động ĐGKQHT, cải tiến chương trình ĐT và chương trình môn học nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo. Cụ thể:
- Việc QL mục tiêu và nội dung đề thi chƣa chặt chẽ. Trong số các hạn chếthì
đây là hạn chế có nhiều ý kiến đồng tình nhất.
- Công tác QL hoạt động ĐGKQHT của nhà trường chưa sát sao, văn bản hướng dẫn của nhà trường chưa đầy đủ. Như trên đã phân tích, chủ yếu những tài liệu mà nhà trường phát cho GV là qui chế ĐT, qui định về ra đề KT/thi, qui định về coi thi/chấm thi, qui định về cách tính điểm môn học, kế hoạch KTĐG. Ngoài ra, những tài liệu tham khảo để nâng cao nghiệp vụ cho GV thì ít được nhà trường cung cấp (chủ yếulà GV tự tìm tài liệu tham khảonên nhiều GV không có tài liệu tham khảo.
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận và cá nhân tham gia vào hoạt động ĐGKQHT chƣa đƣợc qui định rõ ràng, chƣa có qui định rõ ràng trách nhiệm của GV trong việc tính điểm giữa kỳ nên việc ĐG thường xuyên kém hiệu quả (vì nếu qui chế không qui định thì GV có thể không làm).
- Các trường chưa mở lớp bồi dưỡng về xây dựng đề thi theo các yêu cầu kĩ thuật. Hầu hết các GV đều tự ra các đề thi tự luận, vấn đáp, thực hành. Thời gian gần đây, GV bắt đầu quan tâm đến những câu hỏi TNKQ nhƣng chƣa đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ một cách đầy đủ, GV nào muốn xây dựng đề TNKQ thì tự đọc tài liệu và dựa theo các đề thi có trong tài liệu bán trên thị trường để biên soạn. Việc soạn thảo từng câu hỏi để đáp ứng tính cân đối về nội dung, về thời gian trong một đề thi chưa đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật, có đề thi thường bao gồm các câu hỏi đơn giản, có câu hỏi tối nghĩa nên SV thường làm bài một cách thụ động, chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức biết, hiểu, phân tích là chính; có đề thi vừa dài vừa khó dẫn đến SV không hiểu, khi gần hết giờ đối với các câu còn lại nên đã chọn lung tung mà không kịp suy nghĩ. Với cách biên soạn đề thi nhƣ hiện nay, việc ĐGKQHT chƣa đánh giá chính xác năng lực của SV. Không đảm bảo mục tiêu học phần đã đề ra cũng nhƣ không có khả năng bao phủ nội dung kiến thức của học phần quy định.
2.4.2. Nguyên nhân của các bất cập trong quản lí hoạt động ĐGKQHT của SV 2.4.2.1Những bất cập trong quản lí hoạt động ĐGKQHT của SV
Qua khảo sát, rất nhiều ý kiến cho rằng việc ĐGKQHT hiện nay chƣa phản ánh toàn diện năng lực của người học và ít có tác dụng điều chỉnh quá trình dạy và
học. Kết quả khảo sát đã chỉ ra 5 yếu kém trong việc QL hoạt động ĐGKQHT của SV ở các trường CĐSP Trung ương hiện nay là:
1. Mục đích hoạt động ĐGKQHT của SV trong giảng dạy chƣa đƣợc hiểu thống nhất và chƣa đƣợc thể hiện trong hoạt động ĐGKQHT của SV.
2. Phương pháp kiểm tra đơn giản, chủ yếu là thi viết nên độ tin cậy thấp, chưa đem lại sự tin tưởng cho người học và xã hội.
3. Kết quả ĐGKQHT ít có tác dụng đối với việc cải tiến giảng dạy của GV, việc học tập của SV và cải tiến chất lượng của nhà trường.
4. Hoạt động ĐGKQHT chƣa kích thích đƣợc động lực học tập và chƣa thúc đẩy quá tŕnh phát triển của SV.
5. Điểm số và cách phân loại hiện nay chƣa phản ánh đƣợc thực chất kết quả học tập của SV.
2.4.2. Nguyên nhân những bất cập trong công tác quản lí
Kết quả khảo sát (bảng 2.25) cũng nhƣ phỏng vấn sâu CBQL, GV và SV đã chỉ ra rất nhiều nguyên nhân của sự bất cập trong QL hoạt động ĐGKQHT của SV.
Bảng 2.25. Nguyên nhân những hạn chế trong QL hoạt động ĐGKQHT
STT Nội dung CBQL CBGV SV
SL % SL % SL %
1 Chƣa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt
động ĐG 18 54,5 46 66,6 168 53,2
2 Chƣa nắm vững nghiệp vụ ĐG 21 63,6 45 65,2 136 43,3 3 Chƣa đƣợc bồi dƣỡng, cập nhật nghiệp vụ về ĐG 23 69,7 52 78,3 153 48,4 4 Chưa nghiêm túc thực hiện, có tư tưởng dễ dãi với SV 16 48,5 50 72,4 148 46,7 5 Các văn bản qui định về chức năng, nhiệm vụ của cá nhân,
các bộ phận chức năng chƣa rõ ràng 18 54,5 31 44,9 134 42,4 6 Các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện chưa đầy đủ,
chƣa rõ ràng 20 60,6 37 53,6 195 61,7
7 Cơ chế phối hợp trong quản lí giữa các bộ phận chức
năng trong nhà trường chưa phù hợp 17 51,5 37 53,6 106 33,5 8 Hình thức xử lý chƣa nghiêm đối với vi phạm của SV 23 69,7 33 47,8 129 40,8 9 Hình thức xử lý chƣa nghiêm đối với các vi phạm 22 66,7 37 53,6 162 51,3 10 Hình thức động viên, khen thưởng chưa thỏa đáng 19 57,6 45 65,2 153 48,4 11 Kinh phí đầu tƣ cho hoạt động ĐGKQHT còn hạn chế 25 75,8 49 71 198 62,7
12 Ảnh hưởng từ ngoài xã hội với tư tưởng coi trọng thi cử,
bằng cấp, “chạy điểm”… còn lớn 14 42,4 42 60,8 145 45,9 13 Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động ĐGKQHT còn
hạn chế 23 69,7 43 62,3 189 59,8
Các nguyên nhân thống kê ở bảng 2.25 có thể chia thành các nhóm nhƣ sau:
1. Nguyên nhân thuộc về nhận thức: Kết quả phân tích ở phần trên cho thấy một trong những nguyên nhân yếu kém trong QL hoạt động ĐGKQHT là do nhận thức chƣa đầy đủ của các đối tƣợng trực tiếp (CBQL, GV và SV) và gián tiếp (xã hội, người sử dụng lao động). Ví dụ, nhiều CB, GV hiểu sai qui định về trọng số các loại điểm KT dẫn đến tính sai điểm trung bình học phần của SV; vận dụng chƣa đúng Qui chế đào tạo theo tín chỉ: Theo Quy chế cũ chỉ yêu cầu SV đạt mức điểm trung bình 5,0 là đạt yêu cầu, song Quy chế đào tạo theo tín chỉ bắt buộc những SV này phải vượt qua ngưỡng này tương đương mức 5,5 so với Quy chế cũ, dẫn đến khi chuyển điểm từ số sang chữ nhiều SV không đủ điều kiện thi tốt nghiệp (Với điểm D thì SV sẽ không đủ điều kiện thi tốt nghiệp).
2. Nguyên nhân thuộc về chính sách, qui định của nhà trường: Những chính sách, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra ĐGKQHTSV tuy đã đƣợc thực hiện, nhƣng đều còn ở mức độ thấp.
Các chính sách trong hoạt động ĐGKQHT, bên cạnh những hạn chế, bất cập về kinh phí, quy định về KTĐG và việc không có hình thức khen thưởng để khuyến khích CB, GV nhƣ hiện nay là chƣa hợp lý (bảng 2.26).
Bảng 2.26. Những chính sách về tài chính trong hoạt động ĐGKQHTSV
STT Nội dung CBQL CBGV SV
SL % SL % SL %
1 Đầu tƣ kinh phí thoả đáng cho công tác KTĐG 22 66,6 77 75,4 145 45,9 2 Đầu tƣ kinh phí cho CB, GV học tập, nghiên cứu, nâng
cao nghiệp vụ KTĐG 19 57,2 65 63,7 186 58,9
3 Có hình thức khen thưởng, kỉ luật hợp lí, thích đáng 20 60,6 71 69,6 169 53,5 4 Tổ chức và tạo điều kiện cho CBGV tham gia các hội
thảo về ĐGKQHT trong và ngoài nước 17 51,5 66 64,7 121 38,3
3. Nguyên nhân thuộc về nghiệp vụ của CB tham gia hoạt động ĐGKQHT:
GV chƣa đƣợc bồi dƣỡng về việc biên soạn đề thi, cách thiết kế/viết câu hỏi TNKQ đạt yêu cầu kĩ thuật, cách xây dựng đề thi TNKQ để ĐGKQH, thiếu thời gian soạn bộ câu hỏi TNKQ, thiếu kĩ năng phân tích, tâm lí ngại thay đổi... GV hiểu về kĩ thuật xây dựng câu hỏi TNKQ đến đâu thì biên soạn đến đó, thông thường, sau khi dạy xong một học phần với các nội dung theo đề cương chi tiết cụ thể của học phần đó. GV nghĩ rằng SV nắm vững các yêu cầu về nội dung kiến thức, kĩ năng nào thì họ sẽ ra đề với các câu hỏi kiểm tra vào phần đó để cho kết quả SV đạt đƣợc kết quả thi, kiểm tra một cách tương đối. Bởi vậy trong một học phần có những mục tiêu GV kiểm tra đƣợc SV nhƣng cũng có những mục tiêu mà học phần đề ra GV không thể biết đƣợc SV có đạt hay không và đạt ở mức nào. Với cách ra đề thi và kiểm tra nhƣ vậy, điểm số thu đƣợc từ bài thi và kiểm tra không phản ánh đƣợc mức độ đạt mục tiêu về kiến thức và kĩ năng của học phần đã quy định.
Đội ngũ CBQL đƣợc lựa chọn từ GV có uy tín, nhƣng nghiệp vụ quản lí đào tạo rất hạn chế, nên không ít trong số họ gặp khó khăn về nghiệp vụ trong công tác QL hoạt động ĐGKQHT.
4. Nguyên nhân thuộc về việc tổ chức thực hiện các khâu trong qui trình của hoạt động ĐGKQHT của SV: Việc tổ chức thi chƣa hợp lý;việc chấm bài còn giao khoán cho GV và chƣa thực hiện tốt việc chấm hai vòng độc lập;công tác QL hồ sơ trong hoạt động ĐGKQHT chƣa đƣợc thực hiện chặt chẽ; hoạt động ĐGKQHT hiện nay chưa thực sự cung cấp được những thông tin chính xác, đáng tin cậy cho người được đánh giá, cho GV và các CBQL, lãnh đạo khoa và trường.
5. Nguyên nhân thuộc về công tác chỉ đạo thanh tra kiểm tra của các cấp quản lý: Để đảm bảo ĐG chính xác và toàn diện năng lực của SV thì cần quan tâm đến công tác ra đề và chấm thi; để đảm bảo sự minh bạch khách quan và công bằng cần phải quan tâm đến các khâu tổ chức nhƣ coi thi, in sao đề, quản lý điểm. Qua kết quả khảo sát thì những khâu ra đề, chấm thi, in sao đề, quản lý điểm ít đƣợc thanh tra, KT.
6. Việc xây dựng chuẩn đầu ra còn mang tính hình thức dẫn đến GV chƣa lƣợng hóa rõ ràng về các tiêu chí ĐGKQHT của SV; SV không lƣợng hóa đƣợc mục đích học tập của mình, không xác định cụ thể các yêu cầu đối với bản thân.
Điều này dẫn đến nội dung, kỹ năng và kiến thức không đápứng mong muốn mà SV
cần đạt đƣợcđể đảm bảo chất lƣợng đào tạo khi SV tốt nghiệp, xã hội không có cơ sở để giám sát chất lượng hoạt động đào tạo của nhà trường.
7. Ngoài ra, còn có nguyên nhân mang tính xã hội: Một đối tƣợng đông đảo không trực tiếp tham gia vào hoạt động ĐGKQHT trong số người được hỏi nhưng lại có liên quan và có tác động mạnh mẽ đến hoạt động là người sử dụng lao động. Xã hội coi trọng thi cử và bằng cấp là ý kiến của 41,11% ý kiến trả lời phiếu khảo sát.
Các cơ sở sử dụng lao động quan tâm trước hết đến học lực ghi trên văn bằng mà ít quan tâm đến năng lực thực sự, hiện tƣợng sính bằng cấp trong tuyển dụng và đề bạt cán bộ hiện nay rất phổ biến. Đó là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tiêu cực trong hoạt động ĐGKQHT. Ngoài ra còn có một số các nguyên nhân khác do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường.
2.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đếnquản lí hoạt động ĐGKQHT của SV
Để có thể đề xuất giải pháp, tác giả luận án đã khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QL hoạt động ĐGKQHT của SV và thu đƣợc kết quả qua bảng 2.27.
Bảng 2.27. Các yếu tố ảnh hưởng đến QL hoạt động ĐGKQHT của SV
STT Nội dung CBQL CBGV SV
SL % SL % SL %
I. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lí
1 Có qui định chức năng nhiệm vụ các đơn vị tham
gia quản lí hoạt động ĐGKQHT của SV 26 78,8 46 66,6 162 51,3 2 Ban hành các qui định về nội dung, yêu cầu và
qui trình tổ chức các hoạt động ĐGKQHT 19 57,6 45 65,2 125 39,6 3 Có qui định về điều kiện đƣợc tham gia KTĐG 21 63,6 50 72,4 178 56,3 4 Công bố công khai đáp án, thang điểm và kết quả
thi (Trên bảng tin, trang WEB,..) 16 48,5 37 53,6 98 31 5 Có qui định cụ thể về chế độ tài chính đối với hoạt
động ĐGKQHT của SV 23 69,7 45 65,2 136 43
6 Có kế hoạch và thực hiện việc đào tạo nâng cao
trình độ cho đội ngũ CB chuyên trách 19 57,6 53 76,8 193 61,1 7 Có kế hoạch và tổ chức tốt việc thanh kiểm tra
các khâu trong qui trình thực hiện 17 51,5 36 51,2 156 49,3 8 Tăng cường trang thiết bị phục vụ cho hoạt động
KTĐG 19 57,6 45 65,2 145 45,8
9 Tổ chức tốt việc xây dựng ngân hàng đề thi 21 63,6 49 71 178 56,3
II. Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lí
1 Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của CB tham gia
hoạt động ĐGKQHT của SV 19 57,6 46 66,7 165 52,2
2 Nâng cao ý thức trách nhiệm của CBGV tham
gia hoạt động ĐGKQHT của SV 21 63,6 37 53,6 135 42,7 3 Nâng cao ý thức trách nhiệm của SV tham gia
hoạt động ĐGKQHT của SV 18 54,5 35 50,7 149 47,2
4 Tăng cường vai trò tham gia quản lí của khoa, tổ
bộ môn 16 48,5 41 59,4 128 40,5
5 Tăng cường vai trò tham gia quản lí của phòng
Đào tạo 22 66,7 28 40,6 119 37,7
III. Các yếu tố thuộc về môi trường quản lí
1 Phát huy vai trò của Công đoàn, Đoàn TN, Hội
SV trong hoạt động ĐGKQHT của SV 29 87,9 48 69,6 198 62,6 2 Tăng cường sự kết nối giữa nhà trường và cơ sở
THTT trong hoạt động ĐGKQHT của SV 27 81,8 39 56,5 139 43,9 3
Tăng cường sự kết nối giữa Nhà trường và Đơn vị sử dụng nguồn nhân lực trong ĐG chất lƣợng đào tạo
16 48,5 42 60,9 142 44,9
Kết luận chương 2
Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động kiểm tra ĐGKQHT và QL hoạt động ĐGKQHT của SV các trường CĐSP Trung ương, chúng tôi rút ra kết luận sau:
1. CBQL, GV, SV đều đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động ĐGKQHT, nó không chỉ giúp người làm công tác QL hoạt động đào tạo nắm bắt được chất lượng đào tạo của nhà trường thể hiện qua chất lượng giảng dạy và chất lượng học tập của SV.
Các trường CĐSP Trung ương đã làm tốt ở hoạt động chuẩn bị cho người được đánh giá về tâm thế thực hiện hoạt động ĐGKQHT. Tuy nhiên, nội dung ĐGKQHT hiện nay chủ yếu tập trung vào yêu cầu SV nhớ đƣợc kiến thức lý thuyết của môn học mà chƣa chú trọng đến khả năng ứng dụng, thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn; hình thức ĐGKQHT hiện nay còn chƣa phong phú, đa dạng, chủ yếu là hình thức thi tự luận. Công tác coi thi và chấm thi đã đƣợc các trường CĐSP thực hiện khá nghiêm túc theo đúng qui chế đào tạo, nhưng còn mang tính hình thức và chậm đổi mới nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.
2. CBQL, GV và SV ở các trường CĐSP Trung ương hiện nay đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác QL hoạt động ĐGKQHT đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo của các trường CĐSP theo yêu cầu đổi mới GDĐH. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch ĐGKQHT của các trường CĐSP Trung ương hiện nay chưa được chú trọng, chủ yếu là lập kế hoạch ngắn hạn căn cứ theo nhiệm vụ năm học của nhà trường mà chưa có kế hoạch quản lí mang tính chất dài hạn, tổng thể.
Thực trạng QL việc thực hiện kế hoạch ĐGKQHT cũng cho thấy: Các trường CĐSP Trung ương hiện nay đã QL tốt ở khâu ra đề thi, thực hiện các qui định về tổ chức thi theo đúng kế hoạch, qui chế, công tác quản lí điểm thi sau ĐG cũng đã đƣợc chú trọng. Nhƣng, công tác QL về việc bồi dƣỡng nghiệp vụ ĐGKQHT còn nhiều hạn chế, chƣa phù hợp; chƣa đổi mới các khâu trong hoạt động ĐGKQHT nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo; hoạt động đào tạo và đánh giá
kết quả đào tạo chƣa độc lập.
3. Nguyên nhân thực trạng QL hoạt động ĐGKQHT của SV các trường CĐSP Trung ƣơng hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập gồm:
- Nguyên nhân thuộc về nhận thức của các đối tƣợng tham gia ĐGKQHT và người được đánh giá KQHT chưa nhận thức được sâu sắc của việc ĐGKQHT có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng đào tạo trước yêu cầu đổi mới hiện nay.
- Nhận thức và nghiệp vụ của CB, GV tham gia làm công tác QL hoạt động ĐGKQHT hiện nay ở các trường CĐSP Trung ương hiện nay còn thiếu và yếu.
- Các chính sách, qui định của nhà trường dành cho công tác quản lí, chỉ đạo ĐGKQHT chƣa phù hợp tạo điều kiện cần và đủ để làm tốt công tác quản lí ĐGKQHT.
- Việc QL, thanh kiểm tra công tác tổ chức thực hiện các khâu trong hoạt động ĐGKQHT còn hình thức, chƣa đổi mới.
- Chƣa chú trọng việc xây dựng chuẩn đầu ra cho từng ngành đào tạo và chi tiết hoá đến từng học phần.
- Ngoài ra còn có nguyên nhân mang tính xã hội, chƣa thực sự theo đúng qui luật của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.