Thực trạng hoạt động ĐGKQHT của SV tại các trường CĐSP Trung ương

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường cao đẳng sư phạm theo yêu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam (Trang 62 - 77)

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC

2.2. Thực trạng hoạt động ĐGKQHT của SV tại các trường CĐSP Trung ương

2.2.1.1. Việc xác định mục đích, yêu cầu, đối tượng và phương tiện trong ĐG

Kết quả khảo sát bảng 2.1 cho thấy: Nhận thức về mục đích, yêu cầu của hoạt động ĐGKQHT của các đối tượng khảo sát có sự tương đồng giữa CBQL và GV ở tỷ lệ đánh giá mức độ tốt (CBQL 50,3% và GV 53,3%); nhận thức của SV về mục đích của hoạt động ĐGKQHT chƣa đƣợc tốt, biểu hiện ở tỷ lệ nhận thức trung bình về mục đích hoạt động ĐGKQHT chiếm 44,9%. Nhƣ vậy, các đối tƣợng đƣợc khảo sát có sự khác nhau về nhận thức mục đích của hoạt động KT, ĐGKQHT.

Bảng 2.1. Thực trạng việcxác định mục đích, yêu cầu, đối tượng và phương tiện trong ĐGKQHTcủa CB, GV và SV

Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá

Tốt Khá Chưa tốt

SL % SL % SL %

1. Xác định mục đích của hoạt động ĐG

CBQL 17 51,5 11 33,3 5 15,5

CBGV 37 53,6 22 31,8 10 14,6

SV 135 42,7 142 44,9 39 12,4

2. Việc thực hiện các yêu cầu trong KT-ĐG

CBQL 21 63,6 9 27,2 3 9,2

- Tính công bằng, khách quan CBGV 42 60,8 14 20,2 13 19

SV 178 56,3 116 36,7 22 7

- Tính giá trị

CBQL 16 48,4 11 33,3 6 18,3

CBGV 37 53,6 21 30,4 11 16

SV 123 38,8 134 42,4 59 18,7

- Tính tin cậy

CBQL 14 42,4 15 45,4 4 12,2

CBGV 37 53,6 17 24,6 15 21,8

SV 127 40,1 145 45,8 44 14,1

- Tính khả thi

CBQL 19 57,5 12 36,3 2 6,2

CBGV 32 46,3 17 24,6 20 29,1

SV 165 52,5 127 40,1 24 7,4

- Tính hệ thống

CBQL 13 39,3 15 45,4 5 15,3

CBGV 33 47,8 17 24,6 19 27,6

SV 157 49,6 142 44,9 17 5,5

- Tính phát triển

CBQL 16 48,4 13 39,9 4 12,3

CBGV 32 46,3 19 27,5 19 26,5

SV 135 42,7 127 40,1 54 17,2

- Tính phù hợp

CBQL 13 39,3 17 51,5 3 9,2

CBGV 39 56,5 25 36,2 5 7,3

SV 152 48,1 135 42,7 29 9,2

3. Xác định đúng đối tƣợng ĐG

CBQL 19 57,5 9 27,2 5 15,3

CBGV 38 55 18 26 13 19

SV 142 44,9 125 39,5 49 15,6

4. Lựa chọn phương tiện ĐG phù hợp

CBQL 18 54,5 11 33,3 4 12,2

CBGV 41 59,4 17 24,6 11 16

SV 173 54,7 103 32,5 40 12,8

Tổng

CBQL 166 50,3 123 7,4 41 3,3

CBGV 368 53,3 187 5,1 136 7,1

SV 1487 47,1 1296 8,7 377 2,9

Qua phỏng vấn sâu, chúng tôi nhận đƣợc các ý kiến của CBQL và GV nhƣ sau: ”ĐGKQHT có vai trò rất quan trọng, nó thể hiện kết quả cuối cùng trên cả hoạt động dạy của GV và hoạt động học của SV, nhưng việc xác định đúng mục đích vàyêu cầu trong hoạt động ĐG còn hạn chế. Hầu hết chỉ chú trọng vào việc xác định nội dung ĐG theo đề cương chi tiết học phần, chưa chú trọng đến đối

tượng, hình thức và phương pháp ĐG” (ý kiến trao đổi của N.T.H, GV kiêm nhiệm CB phòng Thanh tra và Kiểm định chất lượng GD, Trường CĐSP Trung ương),

ĐGKQHT là khâu cuối cùng của quá trình đào tạo nhưng là khâu quan trọng nhất vì nó sẽ phản ánh toàn bộ quá trình đào tạo của người GV được tổ chức thực hiện như thế nào. Nhưng hiện nay, việc lựa chọn hình thức và phương pháp ĐG chưa phù hợp, phương tiện ĐG hiện đại để đảm bảo tính khách quan không có” (ý kiến trao đổi của đồng chí N.H.V- CBGV trường CĐSP Trung ương).

Đa số SV cho rằng: ĐGKQHT giúp chúng em biết học lực của chúng em đến đâu, những môn nào chúng em đã học tốt và những môn nào chúng em cần phải có gắng thêm. Thực tế, chúng em xác định mục đích chính của ĐG là để qua môn học và cố gắng có điểm đẹp để dễ xin việc sau này” (ý kiến của SV P.T.M, sinh viên năm thứ 2 khoa GDMN).

2.2.1.2. Việc đảm bảo nội dung ĐGKQHT

Kết quả khảo sát ở bảng số liệu 2.2 cho thấy, CBQL, GV và SV đều cho rằng:

Việc thực hiện ĐGKQHT hiện nay chủ yếu tập trung vào những vấn đề trọng tâm của môn học (100% ý kiến của CBQL; 100% ý kiến của GV, 87% ý kiến của SV) và những vấn đề SV dễ trả lời (CBQL chiếm 54,5%, GV chiếm 20,2% và SV là 32,5%).

Bảng 2.2. ĐG của CBQL, GV và SV về việc thực hiện nội dung ĐGKQHT

STT Nội dung thi kết thúc học phần CBQL CBGV SV

SL % SL % SL %

1 Là những vấn đề trọng tâm theo mục tiêu môn

học 33 100 69 100 275 87

2 Là những vấn đề khó trong nội dung môn học 25 75,7 19 27,5 165 52,2 3 Là những vấn đề thường có trong nội dung KT

thường xuyên 28 84,8 15 21,7 121 38,2

4 Là những vấn đề người học thường chủ quan

hoặc ít chú ý đến 12 36,3 14 20,2 79 25

5 Là những nội dung người học dễ trả lời 18 54,5 14 20,2 103 32,5 6 Là những nội dung theo thống nhất của tổ BM 15 45,4 9 13 - -

7 Là những nội dung khác 2 6 32 46,3 - -

Những nội dung đƣợc GV lựa chọn để KT kiến thức của SV là những vấn đề đáp ứng mục tiêu môn học, những vấn đề cốt lõi trong nội dung môn học, những

vấn đề được qui định trong đề cương môn học, một số lý do khác được GV ít quan tâm hơn nhƣ những vấn đề do bộ môn qui định, những vấn đề đƣợc thảo luận thống nhất với đồng nghiệp, những vấn đề có thể có trong bài KT kết thúc môn học, những vấn đề khó, những vấn đề dễ.

Trao đổi với CBGV các trường, chúng tôi đã nhận được những ý kiến như sau: nội dung ĐGKQHT hiện nay vẫn còn mang nặng tư tưởng “học gì thi đấy”, nội dung kiểm tra mới dừng lại ở việc KT hiểu nhớ và hiểu nội dung đã đƣợc GV giảng dạy trên lớp, trong khi đó rất ít nội dung ĐG kết quả đòi hỏi tính ứng dụng và sáng tạo kiến thức vào thực tiễn theo yêu cầu đòi hỏi của trường CĐ (ý kiến của đồng chí N.X.Q, CBQL phòng quản lý đào tạo và ý kiến của đồng chí N.T.H, GV trường CĐSP Trung ƣơng).Bên cạnh đó, những ý kiến trao đổi từ SV là: Nội dung của GV hiện nay chỉ tập trung vào một số phần kiến thức trong môn học mà chưa ĐG được toàn bộ quá trình học môn học đó (ý kiến trao đổi của SV lớp 11CĐMN A, khoa GDMN trường CĐSPTƯ).

Như vậy, kết quả khảo sát trên các đối tƣợng (CBQL,GV, SV) về việc thực hiện nội dung ĐGKQHT hiện nay của các trường CĐPS Trung ương cho thấy: nội dung của việc ĐGKQHT của SV còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của đổi mới GDĐH; còn mang tính hình thức, chƣa bao quát đƣợc đầy đủ nội dung của môn học đòi hỏi người học cần phải nắm vững.

2.2.1.3. Việc sử dụng các phương pháp ĐGKQHT

Kết quả khảo sát bảng 2.3 cho thấy, GV đã sử dụng 5 phương pháp để ĐGKQHT của SV (KT viết tự luận, giao bài tập về nhà, KT vấn đáp, ĐG thái độ SV tham gia thảo luận trên lớp, viết tiểu luận), trong đó đa số GV thường xuyên sử dụng phương pháp thi viết tự luận (97,1%), một số GV có thỉnh thoảng sử dụng phương pháp vấn đáp và thực hành, hầu như ít sử dụng phương pháp TNKQ và bài tập lớn để kiểm tra SV.

Kết quả phỏng vấn cho thấy: lý do để GV lựa chọn hình thức tự luận chủ yếu là để chấm điểm nhanh, ra đề dễ, dễ phù hợp với mức độ nhận thức thực tế của SV và KT đƣợc khả năng diễn đạt của SV; GV chƣa chú ý đến việc phải KT đƣợc nhiều nội dung môn học, hạn chế việc SV học thuộc máy móc, hạn chế SV quay cóp, khả

năng vận dụng nhanh; nhiều GV còn hạn chế về kĩ thuật ra đề trắc nghiệm nhƣ:

chƣa biết cách lập ma trận trong việc xác định nội dung và mức độ về kiến thức, kĩ năng; kỹ thuật xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chƣa thành thạo. Ngoài ra còn có lí do khách quan nhƣ: ngại sử dụng đề trắc nghiệm vì phải đầu tƣ nhiều thời gian, mất nhiều công sức, in ấn tốn kém …

Bảng 2.3. Thực trạng sử dụng các hình thức ĐGKQHT

STT Hình thức ĐG thường sử dụng

Thực tế áp dụng

Thường xuyên Không thường xuyên

SL % SL %

1 Tự luận

CBQL 33 100 0 0

CBGV 69 100 0 0

SV 316 100 0 0

2 Trắc nghiệm trên giấy

CBQL 32 97,0 1 3,0

CBGV 67 97,0 2 3,0

SV 278 88,0 38 12,0

3 Trắc nghiệm trên máy

CBQL 27 82,0 6 18,0

CBGV 47 68,0 12 32,0

SV 276 87,0 40 13,0

4 Vấn đáp

CBQL 33 100 0 0

CBGV 69 100 0 0

SV 265 83,9 51 16,1

5 Thực hành

CBQL 24 72,7 9 27,3

CBGV 49 71,0 20 29,0

SV 198 62,7 118 37,3

6 Thảo luận nhóm

CBQL 26 78,8 13 21,2

CBGV 57 82,6 12 70,6

SV 205 64,9 111 35,1

7 Bài tập lớn hoặc tiểu luận

CBQL 29 87,9 10 12,1

CBGV 49 71,0 20 29,0

SV 214 67,7 102 32,3

2.2.2. Thực trạng công tác chuẩn bị cho hoạt động ĐGKQHT

2.2.2.1. Chuẩn bị tâm thế cho người được ĐGKQHT và tài liệu phục vụ cho công tác phổ biến nội quy, quy chế ĐGKQHT.

Để thực hiện hoạt động ĐGKQHT của SV, công tác chuẩn bị phải đƣợc thực hiện một cách chu đáo trước mỗi hoạt động ĐG. Ở bước chuẩn bị này cần thực hiện các nội dung nhƣ: chuẩn bị tâm thế đƣợc ĐG cho SV; chuẩn bị tâm thế coi thi, chấm thi cho GV; công tác phổ biến nội quy, quy chế thi cho CBQL, GV và SV

nhằm mục đích giúp người tham gia hoạt động ĐGKQHT nắm bắt, thông hiểu yêu cầu, qui chế của hoạt động ĐGKQHT. Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Thực trạng công tác chuẩn bị trước khi ĐGKQHT của SV

Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá

Tốt Bình thường Chưa tốt

SL % SL % SL %

Công tác phổ biến nội quy, quy chế thi trong hoạt động ĐGKQHT

CBQL 15 45,5 10 30,3 8 24,2

CBGV 32 46,4 20 29,0 17 24,6

SV 155 49,1 87 27,5 74 23,4

Công tác chuẩn bị tâm thế thi cho sinh viên

CBQL 18 54,5 12 36,4 3 9,1

CBGV 40 58,0 25 36,2 4 5,8

SV 103 32,6 154 48,7 59 18,7

Công tác chuẩn bị tâm thế coi thi và chấm thi cho cán bộ giảng viên

CBQL 17 51,5 12 36,4 4 12,1

CBGV 36 52,2 24 34,8 9 13,0

SV 0 0 0 0 0 0

Kết quả bảng 2.4 cho thấy: CBQL và CBGV cho rằng việc chuẩn bị tâm thế cho SV trong hoạt động ĐGKQHT là đã trên trung bình (mức tốt trên 50%), ít có CBQL và GV cho rằng chƣa chuẩn bị tốt tâm thế coi thi và chấm thi. Đối với SV, họ tự cho rằng việc chuẩn bị tâm thế thi chƣa tốt (có đến 154 SV = 48,7% đánh giá ở mức trung bình và 59 SV = 18,7% đánh giá ở mức chƣa tốt; chỉ có 32,6% SV cho rằng họ đã chuẩn bị tâm thế tốt cho việc ĐGKQHT). Ở nội dung chuẩn bị tâm thế coi thi và chấm thi cho CBGV, không điều tra SV.

Sự sai khác về ý kiến ĐG ở hoạt động chuẩn bị tâm thế thi cho SV đã phản ánh sự khách quan giữa các đối tƣợng khảo sát (CBQL, CBGV và SV), thể hiện ở chỗ: đối với CBGV, hoạt động ĐGKQHT là hoạt động thường xuyên trong công tác;

còn đối với SV, hoạt động ĐGKQHT chỉ diễn ra ở hoạt động học ở những thời điểm nhất định. Tuy nhiên, theo yêu cầu đổi mới hiện nay, ĐGKQHT của SV phải đƣợc diễn ra liên tục trong quá trình học tập bao gồm cả việc tự ĐG kết quả của SV, việc phổ biến nội quy và quy chế hoạt động ĐGKQHT hiện nay cần phải đƣợc xem xét và đánh giá lại, cần có biện pháp nâng cao hoạt động trong nội dung này.

2.2.2.2. Thực trạng công tác thông báo nội dung ĐG trước khi ĐGKQHT

Trong khâu ĐGKQHT, việc thông báo nội dung ĐG để chuẩn bị tâm thế cho người học trước ĐG có vai trò vô cùng quan trọng. Tùy từng bài KT, GV có thể thông báo trước để SV chuẩn bị hoặc không thông báo trước SV phải luôn sẵn sàng.

Những nội dung SV được thông báo trước thường là hình thức, nội dung, thời điểm và trọng số của bài KT; thang điểm, cách chấm điểm và giới hạn chương trình. Kết quả bảng 2.5 cho thấy: Để chuẩn bị tốt cho hoạt động ĐGKQHT của SV, người học cần được thông báo trước chủ yếu về thời gian tổ chức ĐG (ý kiến của CBQL, GV và SV lần lƣợt là: 87,8%, 78,2% và 94,3%), nội dung ĐG không đƣợc thông báo trước (ý kiến của CBQL và SV lần lượt là: 66,6% và 53,1%).

Bảng 2.5. Mục tiêu của việc thông báo cho người học trước khi KT/thi

STT Nội dung CBQL CBGV SV

SL % SL % SL %

1 Thông báo trước thời điểm kiểm tra để người

học chuẩn bị 29 87,8 54 78,2 298 94,3

2 Không thông báo trước thời điểm kiểm tra để

người học luôn sẵn sàng 12 36,3 19 27,5 176 55,6

3 Thông báo trước nội dung kiểm tra để người

học chuẩn bị 14 42,4 20 28,9 116 36,7

4 Không thông báo trước nội dung để người

học phải chuẩn bị mọi nội dung 22 66,6 17 24,6 168 53,1 5 Giới hạn nội dung kiểm tra để người học

chuẩn bị kĩ về nội dung đó 16 48,4 22 31,8 145 45,8 6 Thông báo hình thức kiểm tra để người học

chuẩn bị 19 57,5 53 76,8 179 56,6

7 Thông báo trước thang điểm, cách chấm và

trọng số của bài kiểm tra 15 45,4 27 39,1 106 33,5

Nhƣ vậy, GV cần chủ động lựa chọn thời điểm KT, hoặc là thực hiện theo kế hoạch qui định của nhà trường (qui định trong đề cương môn học hay thông báo của phòng ĐT), hoặc theo tiến trình giảng dạy môn học (khi kết thúc một khối kiến thức quan trọng), hoặc theo kế hoạch cá nhân (khi thấy SV lười học hay khi có đủ thời gian dành cho công việc, hay khi thấy SV có khả năng làm bài, và thậm chí có một số ít GV làm việc này khi thấy SV không có khả năng làm bài hay khi thấy hứng thú với công việc). Hiện tại, qua phỏng vấn trực tiếp, hình thức KTĐG kết quả học và thang điểm, cách chấm điểm không được thông báo trước. Điều này cũng sẽ gây khó khăn và ảnh hưởng đến kết quả ĐG của SV, vì nếu được biết trước hình thức đánh giáhình thức ĐG (ý kiến của CBQL, GV và SV lần lƣợt là: 57,5%, 76,8% và

56,6%);, tiêu chí và thang điểm đánh giá thì SV sẽ có sự phân bố thời gian, thời lƣợng hợp lý trong quá trình làm bài thi của họ.

2.2.3. Thực trạng việc thực hiện quá trình tổ chức hoạt động ĐGKQHT 2.2.3.1. Thực trạng công tác ra đề thi trong hoạt động ĐGKQHT

Có thể nói, khâu ra đề thi nhằm ĐGKQHT của SV trong toàn bộ quá trình học và trước khi kết thúc môn học, chương trình học là khâu rất quan trọng. Kết quả bảng 2.6 có sự khác biệt giữa 2 nhóm đối tƣợng: ý kiến ĐG tốt của CBQL và GV về nội dung, đáp án đều trên 60%, nhưng ý kiến ĐG tốt ở SV đều dưới 50%.

Bảng 2.6. Thực trạng công tác ra đề thi

STT Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá

Tốt Bình thường Chưa tốt

SL % SL % SL %

1

Nội dung đề thi phù hợp với nội dung học phần và chương trình quy định

CBQL 21 63,6 9 27,2 3 9,2

CBGV 42 60,8 12 17,3 15 21,9 SV 206 65,1 78 24,6 32 10,3 2

Nội dung đề thi đảm bảo kiến thức cơ bản, hệ thống, bao quát đƣợc các nội dung môn học

CBQL 25 75,7 7 21,2 1 3,1

CBGV 46 66,6 15 21,7 8 11,7

SV 136 43 125 39,5 55 17,5

3 Nội dung đề thi đảm bảo các yêu cầu sƣ phạm

CBQL 21 63,6 6 18,1 6 18,3

CBGV 43 62,3 19 27,5 7 10,2

SV 149 47,1 127 40,1 40 12,8 4 Xây dựng đáp án và biểu điểm

chấm thi

CBQL 23 69,6 7 21,2 3 9,2

CBGV 51 73,9 12 17,3 6 8,8

SV 142 44,9 152 48,1 22 7

5 Đề thi đảm bảo tính bí mật

CBQL 33 100 0 0,0 0 0,0

CBGV 67 97,1 2 2,9 0 0,0

SV 245 77,5 45 14,2 26 8,2

6 Đề thi đảm bảo phù phợp về thời gian, thời lƣợng

CBQL 25 75,8 6 18,2 2 6,1

CBGV 51 73,9 14 20,3 4 5,8

SV 179 56,6 97 30,7 40 12,7

Lý giải sự khác biệt giữa ý kiến ĐG của SV so với ý kiến ĐG của CB, GV, qua phỏng vấn trực tiếp và nghiên cứu báo cáo kì thi, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

1. Từ trước đến nay các đề thi tự luận, vấn đáp thường tập trung vào một số vấn đề trọng tâm, bởi vậy SV thường đoán mò, học tủ một số vấn đề chính. Có

những bài thi chỉ đo năng lực SV ở mức biết, hiểu và phân tích. Bởi vậy nếu đa số SV đạt điểm cao, mức điểm chênh lệch không nhiều, GV rất khó phân biệt SV có năng lực thấp với năng lực cao SV khá giỏi có thể hoàn thành bài thi, bài kiểm tra một cách dễ dàng, không đòi hỏi phải tư duy nhiều. Từ đó SV thường chỉ làm theo những kiến thức và kĩ năng mà GV đã giảng, ít SV có khả năng tổng hợp vấn đề, đánh giá và sáng tạo. Hơn nữa các đề thi kiểm tra tự luận thường cho điểm cả câu, còn các ý nhỏ thì cho điểm tùy vào nội dung bài viết của SV và tâm trạng GV khi chấm: nếu điểm số của cả lớp thấp thì GV chấm nhẹ tay hơn, nếu điểm cả lớp tương đối cao thì GV chấm chặt tay hơn. Điều này dẫn đến việc ĐGKQHT của SV thiếu tính khách quan.

Ý kiến phản ánh của CBQL: “Do vừa dạy, vừa ra đề, vừa chấm thi nên GV thường có xu hướng tùy tiện dạy gì thi nấy. Việc ĐGKQHT như vậy dễ làm cho người học theo kiểu đối phó, học tủ, học lệch.” (Ý kiến đồng chí N.T.N –CB phòng QLĐT),“Việc thi cử thường không đảm bảo tính khách quan, kết quả thi không phản ánh chính xác việc nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của người học. Đề thi chưa chú trọng đến yêu cầu cần đạt đối với các mục tiêu theo thang Bloom, GV không đào sâu suy nghĩ cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo.” (Ý kiến đồng chí N.T.H - phòng thanh tra và kiểm định chất lƣợng), “Nội dung thi cử không kích thích được tính chủ động, tính tích cực và tính độc lập của người học, không làm cho việc dạy học phát triển theo hướng nghiên cứu, tìm tòi và khám phá” (Ý kiến trao đổi của đồng chí N.T.Ng – CB phòng QLĐT).

Nhận xét về nội dung đề thi, đa số SV đƣợc hỏi cho rằng “Đề thường hỏi về những nội dung quan trọng trong chương trình môn học hoặc những nội dung được GV nhấn mạnh trong khi lên lớp hoặc những nội dung được quy định trong đề cương môn học” (SV Ng.T.Th lớp 11CĐMNE, SV P.T.Tr lớp 12CDĐB); một số SV cho rằng nội dung đề thi kết thúc môn học đƣợc GV lựa chọn một cách tùy tiện (có 15,63% ý kiến trả lời về đề kiểm tra và 11,46% ý kiến trả lời về đề thi kết thúc môn học đƣợc SV đánh giá là GV lựa chọn một cách tùy tiện).

2. Hoạt động ĐGKQHT của SV hiện nay hạn chế nhất ở khâu ra đề thi, GV hiếm khi xác định mục tiêu đánh giá và xây dựng bảng trọng số trước khi viết câu hỏi thi, GV cho rằng không cần thiết bởi vì trong quá trình dạy học và biên soạn đề họ đã biết phần nào quan trọng cần có trọng số nhiều. Việc không lập bảng trọng số về mục tiêu kiến thức và nội dung của học phần để ra đề thi dẫn đến có nội dung đề cập nhiều và có nội dung đề cập ít làm ảnh hưởng đến độ giá trị của đề thi. Trao đổi với các đồng chí GV có thâm niên công tác lâu năm, các trưởng bộ môn và CBQL chúng tôi nhận đƣợc những ý kiến trao đổi nhƣ sau: Nhiều GV cho rằng mình đã có kinh nghiệm ra đề rất lâu, việc xác định mục tiêu và xây dựng bảng trọng số chỉ dành cho các GV trẻ và ít kinh nghiệm; một số khác cho biết họ chƣa hiểu gì về bảng trọng số cho các đề thi.

Trao đổi với nhiều CB làm công tác tại phòng đào tạo và CB giáo vụ khoa, đa số có chung nhận xét: GV không biết cách ra đề nên đề KT thường yêu cầu SV học thuộc máy móc, việc biên soạn đề thi không căn cứ vào mục tiêu môn học, cho nên có những câu hỏi mà câu trả lời là cả một mục lớn trong bài học; mặt khác do SV còn quay cóp nhiều nên những SV này lại có điểm cao hơn người học bài, điều này làm cho hoạt động ĐGKQHT trở nên không chính xác, không công bằng; có những đề thi có 2 câu, câu 1 yêu cầu trình bày một nội dung vấn đề, câu 2 yêu cầu nêu ý nghĩa của chính vấn đề đó và cả 2 nội dung này đều được trình bày rất đầy đủ trong giáo trình. Điều này cũng đƣợc nhiều SV xác nhận: Đề thi quá nặng về yêu cầu SV phải học thuộc lý thuyết, những bài học quá dài; đề thi TNKQ đôi khi vẫn có những câu hỏi ngoài chương trình.

3. Với phương pháp dạy học vẫn chủ yếu theo truyền thống, GV là người truyền thụ, cung cấp tri thức cho SV và SV tiếp thu những gì GV truyền thụ, vì vậy việc ĐGKQHT thường được thực hiện thông qua các câu hỏi do GV soạn thảo, các câu hỏi này chủ yếu là câu hỏi tự luận. Với phương pháp ĐG như vậy, một bài KT gồm một số ít câu hỏi cho một vài vấn đề trọng tâm, vì thế SV thường đoán mò và học tủ một số vấn đề chính còn các kiến thức khác bỏ qua. Mặt khác có thể vì thành tích của cá nhân, của lớp, của khoa và của trường mà đề kiểm tra thường không khó

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường cao đẳng sư phạm theo yêu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam (Trang 62 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(216 trang)