Một số yêu cầu đổi mới trong đánh giá và quản lí hoạt động ĐGKQHT của SV

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường cao đẳng sư phạm theo yêu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam (Trang 43 - 56)

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

1.4. Một số yêu cầu đổi mới trong đánh giá và quản lí hoạt động ĐGKQHT của SV

Đổi mới QL hoạt động KTĐG là vấn đề được Đảng và Nhà nước cũng như ngành GDĐT rất quan tâm. Cho đến nay, đã có nhiều văn bản, chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của ngành GDĐT được ban hành nhằm QL tốt hơn quá trình đào tạo nói chung và QL hoạt động ĐGKQHT của SV nói riêng.

Đại hội IX của Đảng (2001) là Đại hội mở đầu thế kỉ XXI ở nước ta đã nhận định: "GD và đào tạo chất lượng thấp; công tác QL có nhiều thiếu sót, còn những hiện tượng tiêu cực đáng lo ngại". Trên cơ sở đó, Đại hội Đảng IX đã chỉ đạo: "Cải tiến chế độ thi cử,... ngăn chặn những tiêu cực trong GD..." [21]. Chiến lƣợc phát triển GD 2001 - 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 đã chỉ ra các giải pháp phát triển GD, trong đó nhấn mạnh GDĐH cần quan tâm đến "Đổi mới chế độ thi cử, chế độ tuyển sinh, xây dựng phương pháp, quy trình và hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo, chất lượng GV, chất lượng SV một cách khách quan, chính xác".

Đề án đổi mới toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 của Chính phủ đã đề ra một số giải pháp đổi mới GD, trong đó đã đề cập đến việc "Thay đổi cơ bản phương pháp ĐGKQHT theo hướng chuẩn hoá và chú trọng ĐG trong suốt cả quá trình học tập, sử dụng nhiều phương pháp ĐG đa dạng, khoa học và hiện đại"

[16]. Chiến lƣợc phát triển GD giai đoạn 2011 - 2020 đã đề ra giải pháp mang tính đột phá về đổi mới QLGD là: "... Thực hiện công khai hóa về chất lượng GD, nguồn lực cho GDĐH và tài chính của các cơ sở GD, thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả GD"; giải pháp đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra ĐGKQHT, kiểm định và đánh giá các cơ sở GD là: "Xây dựng lại những tài liệu đổi mới phương pháp dạy học và ĐGKQHT cho các giáo viên từ mầm non đến giáo dục nghề nghiệp và đại học … Từ 2012, thực hiện ĐG quốc tế kết quả học tập của HS để chất lượng GD được so sánh với hơn 60 nước trên thế giới", trong đó "Đổi mới ĐG và phát triển hệ thống kiểm định chất lượng GD" là 1 trong 11 chương trình

mục tiêu quốc gia [15].

Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 chỉ đạo: "phải tiến hành đổi mới từ mục tiêu, quy trình, nội dung đến phương pháp dạy và học, phương thức ĐGKQHT" [16]. Thực hiện Nghị quyết 14, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27/02/2010 của về “Đổi mới quản lý GDĐH giai đoạn 2010- 2012” [17], Ban cán sự Đảng Bộ GDĐT có Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 về “Đổi mới quản lý GDĐH giai đoạn 2010-2012” xác định đổi mới QLGD là khâu đột phá để tạo sự đổi mới toàn diện GDĐH, kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát đƣợc chất lƣợng đào tạo [5].

Đại hội lần thứ X của Đảng (2006) cũng đã chỉ rõ ”Đổi mới toàn diện GDĐT, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”; Đại hội lần thứ XI của Đảng (2011) – Đại hội mở đầu cho thập niên thứ hai của thế kỉ XXI ở nước ta coi phát triển giáo dục là giải pháp đột phá chiến lƣợc, trong đó nêu rõ quan điểm: a/ Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, triệt để đổi mới quản lí nhà nước về giáo dục, là nhiệm vụ ƣu tiên hàng đầu trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội; b/ Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, tiên tiến; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; tiếp cận với KH&CN hiện đại; c/ Phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu xã hội, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có chất lƣợng cao cho phát triển kinh tế - xã hội; c/ Hội nhập quốc tế sâu, rộng; đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. [21]

Tổ chức, QL việc đảm bảo chất lƣợng GD và kiểm định chất lƣợng là yêu cầu quan trọng trong GDĐH. Do đó, thực hiện các biện pháp QL nội dung và chất lƣợng đào tạo của các trường ĐH, CĐ đã được Bộ GDĐT quan tâm. Bộ GDĐT có Quyết định ban hành qui định về tiêu chuẩn ĐG chất lượng GD trường CĐ [6]; qui định về qui trình và chu kỳ kiểm định chất lượng GD trường ĐH, CĐ và TCCN [7].

Ở nước ta đã có quá trình không ngừng đổi mới tư duy giáo dục, được cụ thể hoá bằng các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn phát triển của giáo dục. Bước chuyển quan trọng trong tư duy giáo dục dưới tác động của quá trình hội nhập quốc tế là chấp nhận thị trường giáo dục (thị trường giáo dục nội địa và thị trường giáo dục quốc tế). Tác động của kinh tế thị trường sẽ dẫn đến mô hình quản lí công mới với những đặc trƣng chủ yếu trong giáo dục là: a/ Đề cao tự chủ nhà trường; b/ Đa dạng hoá các thành phần cung ứng giáo dục; c/ Thị trường hoá hoạt động giáo dục; d/ Tăng cường quản lí chất lượng; e/ Minh bạch hoá các hoạt động giáo dục.

Hội nhập quốc tế về giáo dục cũng đã dẫn đến hình thành ở nước ta một thực tế giáo dục mới, đó là việc xuất hiện thị trường giáo dục, hướng tới không gian giáo dục chung. [29]

Trên thực tế, giáo dục Việt Nam phát triển chưa tương xứng với khả năng và yêu cầu, sức cạnh tranh giáo dục còn yếu và vẫn đang tồn tại nguy cơ tụt hậu xa hơn so với sự phát triển giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện và hội nhập quốc tế cần: 1/ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục; 2/ Hoàn thiện bộ máy quản lí nhà nước về giáo dục; 3/ Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục; 4/ Thực hiện có hiệu quả Khung trình độ giáo dục quốc gia; 5/ Đẩy mạnh tin học hoá công tác quản lí giáo dục; 6/ Có sự tiếp cận mới trong xã hội hoá giáo dục; 7/ Quản lí thị trường giáo dục, tạo cơ chế cạnh tranh làn mạnh để nâng cao chất lƣợng giáo dục. [29]

1.4.2.Một số mô hình quản lívà xu hướng đổi mới hoạt động ĐGKQHT 1.4.2.1. Một số mô hình QL hoạt động ĐGKQHT của SV ở nước ngoài

- Hội đồng ĐH (Council): Người đứng đầu là Phó Hiệu trưởng (Vice- Chancellor), tiếp theo là một phó phụ trách về đào tạo (Pro-Vice-Chancellor (Education)), các trưởng khoa và các thành viên khác được bầu bởi đại hội đồng (gồm các thành phần: chuyên môn, quản lý, hành chính) và có quan sát viên của hội SV. Đại hội đồng là bộ phận ban hành những chính sách học thuật, trong đó bao gồm chính sách về ĐGKQHT; đại hội đồng có quyền thảo luận các quy định, chính sách do Hội đồng đề xuất trước khi ban hành chính thức.

- Hội đồng Chính sách và Tiêu chuẩn học thuật (Education Policy and Standards Committee, viết tắt là EPSC) là bộ phận thuộc Hội đồng ĐH và do Phó phụ trách về đào tạo điều hành. EPSC chịu trách nhiệm đánh giá công tác điều hành kỳ thi, xem xét toàn bộ các báo cáo hàng năm của các Hội đồng thi, các Tổng Giám thị, Thư ký Trường thi, các nhóm ngành, khoa, bộ môn để chỉnh sửa các văn bản hướng dẫn, giảm thiểu những nội dung không rõ ràng trong văn bản.

* Mô hình QLhoạt động ĐGKQHT của ĐH Oxford (Mô hình 1.2) [106]

Mô hình 1.1. Mô hình QL hoạt động ĐGKQHT của ĐH Oxford

- Tổng Giám thị (Proctor) là người chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ kỳ thi phù hợp với thực tế, Quy chế và giải quyết các kiến nghị; biên soạn Quy chế để chỉ đạo kỳ thi, xem xét các chính sách và đề xuất những vấn đề cần quan tâm trong ban hành chính sách, hướng dẫn; chỉ ra những vấn đề mà các bộ phận giám sát cần quan tâm chỉ đạo trực tiếp.

- Ban lãnh đạo của mỗi nhóm ngành hoặc mỗi khoa hoặc mỗi bộ môn là bộ phận Giám sát thi (Supervisory body) đối với những môn học thuộc các ngành đào tạo của nhóm ngành hoặc của khoa hoặc của bộ môn. Bộ phận Giám sát của nhóm ngành/khoa/bộ môn điều hành Hội đồng thi của nhóm ngành/khoa/bộ môn, giám sát

Phó hiệu trưởng Hội đồng ĐH

Phó phụ trách ĐT - EPSC Tổng giám thị

Các bộ phận giám sát của nhóm ngành/khoa/bộ môn

HỘI ĐỒNG THI Hội đồng nhóm ngành Hội đồng khoa/bộ môn

Hội đồng môn thi

các kỳ thi; có trách nhiệm đối với mọi vấn đề của hoạt động ĐGKQHT nhằm duy trì chất lƣợng và tiêu chuẩn học thuật trong phạm vi nhóm ngành; có trách nhiệm xem xét các báo cáo, kiến nghị của Hội đồng thi.

- Bộ phận giám sát bổ nhiệm các giám thị, giám khảo (examiner, assessor) (việc bổ nhiệm CB tham gia kỳ thi phải báo cáo Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo, các Tổng Giám thị và Thư ký Trường thi); phân công công việc cho các giám thị, giám khảo; quy định tiêu chí về chấm thi; tổng hợp điểm, quy trình xử lý điểm trong trường hợp có sự bất đồng ý kiến giữa những CB chấm thi, công nhận kết quả và xếp hạng.

Hội đồng thi (Board of examiner) đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng ĐG thi (Chaire of examiner) phải báo cáo hàng năm với Tổng Giám thị và Thư ký Trường thi.

- Hội đồng môn thi có trách nhiệm ra đề, coi thi, chấm thi. Phương pháp, hình thức ĐGKQHT do lãnh đạo các nhóm ngành, khoa hoặc bộ môn quyết định. Các giám thị, giám khảo hoạt động trong khuôn khổ của Quy chế thi và văn bản hướng dẫn được ban hành bởi EPSC, các Tổng Giám thị và hướng dẫn cụ thể của Bộ phận Giám sát.

Đặc biệt, các trường ĐH của Anh yêu cầu phải có người ngoài tham gia kỳ thi với tư cách trọng tài, người quan sát hoặc cũng có thể là một chuyên gia. Họ giúp cho hoạt động ĐGKQHT đảm bảo đƣợc tính công bằng; có trách nhiệm ĐG và báo cáo về các nội dung: các tiêu chuẩn đặt ra các phù hợp không, các thủ tục và quyết định có đúng đắn và công bằng trong tất cả các quy trình (nhƣ: qui trình xử lý điểm, thang điểm...) hay không. Đối với khoa hay bộ môn trong trường ĐH Oxford, người ngoài có thể là cán bộ của ĐH nhƣng không thuộc khoa, bộ môn đó. Việc bổ nhiệm những người không thuộc ĐH phải thông qua Hiệu phó phụ trách đào tạo và Tổng Giám thị.

Những thông tin liên quan đến ĐGKQHT nhƣ các quy định, trọng số điểm, thang điểm... phải đƣợc công bố trong cuốn thông tin về môn học. Bộ phận giám sát cần đảm bảo rằng các hướng dẫn và các thông tin liên quan được phổ biến đầy đủ tới cán bộ và SV vào thời điểm thích hợp. Các trường ĐH đặc biệt quan tâm đến sự công bằng và sự thống nhất hoạt động trong quy trình ĐGKQHT, nhất là chống những hành động không trung thực, phát hiện những gian lận, tiêu cực và có những hình thức kỷ luật. Tất cả những vấn đề này và những kiến nghị của SV phải báo cáo

Tổng Giám thị. Các quyết định của Hội đồng thi đƣợc thông tin, phổ biến tới các đối tƣợng liên quan. Điểm ĐGKQHT chung phải đƣợc công bố công khai cho SV.

Các trường ĐH ở Anh rất quan tâm đến các báo cáo về kỳ thi. Sau khi kết thúc kỳ thi, từng hội đồng thi và người ĐG ngoài báo cáo chi tiết về quá trình và kết quả của kỳ thi. Các bộ phận Giám sát phải nhanh chóng xem xét các báo cáo về kỳ thi, trong đó có trách nhiệm quan tâm xem xét các báo cáo của người ngoài và thông tin trở lại về những gợi ý và ĐG của họ; báo cáo phản hồi lại EPSC về những vấn đề ĐG và trả lời những câu hỏi do EPSC đƣa ra. Các bộ phận Giám sát sử dụng những báo cáo hàng năm để đưa ra những thay đổi về nội dung thi, phương pháp, hình thức thi, quy định, thủ tục, quy chế cho phù hợp với các kiến nghị nhằm giải quyết đƣợc những sự cố trong quá trình ĐG. Ngoài ra, việc xem xét các báo cáo về kỳ thi, ý kiến của người ĐG ngoài còn có tác dụng xem xét ĐG kinh nghiệm của giám thị, giám khảo.

- Trường thi (Examination School) bao gồm 2 bộ phận hỗ trợ về nghiệp vụ cho các kỳ thi và phục vụ về cơ sở vật chất, có trách nhiệm chính là tổ chức và quản lý các kỳ thi của toàn ĐH. Tất cả các quyết định bổ nhiệm của bộ phận Giám sát đều phải gửi đến Thư ký Trường thi. Thư ký Trường thi có trách nhiệm: sắp xếp thời gian, địa điểm làm việc cho các Chủ tịch Hội đồng thi; cùng với EPSC trao đổi với Hiệu phó Phụ trách đào tạo và các Tổng Giám thị để xác định và thông báo ngày bắt đầu kỳ thi; nhận bản sao đề thi từ các Chủ tịch Hội đồng thi trước ngày bắt đầu kỳ thi 5 tuần; Chủ tịch Hội đồng thi trao đổi với Thư ký Trường thi để xếp lịch thi, địa điểm thi cho mỗi môn thi; lập danh sách SV dự thi; dự thảo danh sách CB coi thi thông qua Tổng Giám thị; trao đổi với Chủ tịch Hội đồng thi bố trí CB coi thi cho từng buổi thi trên cơ sở danh sách đã đƣợc Tổng Giám thị phê duyệt; sao in đề thi và phát cho cán bộ coi thi; nhận bài thi của các phòng thi; tổ chức chấm thi và lập bản kê kết quả thi...

Cách QL và tổ chức ĐG theo mô hình 1.1 có những ƣu điểm lớn là: Kỳ thi được tổ chức theo quy mô tập trung với sự chỉ đạo từ cấp trường đã làm tăng tầm quan trọng của kỳ thi, có cơ chế để đảm bảo chất lƣợng kỳ thi, điều này đã làm

giảm đáng kể những tiêu cực trong hoạt động ĐGKQHT của SV. Tuy nhiên, kỳ thi này có một nhƣợc điểm là tạo sức ép lớn cho SV và chƣa chắc đã ĐG đƣợc đầy đủ các mục tiêu môn học đề ra.

* Mô hình QL hoạt động ĐGKQHT trong GDĐH ở Mỹ

Tương ứng với phương thức đào tạo theo tín chỉ rất mềm dẻo, ở Mỹ có một mô hình ĐGKQHT rất linh hoạt. Hoạt động ĐGKQHT đƣợc thực hiện không những ở các trường ĐH mà còn ở các trung tâm ĐGKQHT, các trung tâm này hầu hết thuộc các trường ĐH, CĐ hoặc thuộc Hiệp hội KTĐG quốc gia (NCTA- National College Testing Association). Từng trường có quy định riêng về các môn thi mà người học phải đạt: 1/ trước khi vào trường, 2/ trước khi đăng ký học môn học và 3/ trước khi tốt nghiệp. Người học phải trải qua các kỳ thi theo yêu cầu của trường bằng cách đăng ký dự thi tại các trung tâm ĐGKQHT.

Các trung tâm ĐGKQHT tổ chức rất nhiều kỳ thi, các kỳ thi này đƣợc quy định bởi quốc gia, bang hay trường ĐH và được tổ chức theo nhu cầu của người học như: Kỳ thi ACT hoặc SAT (thi tuyển sinh vào ĐH), ELM (kiểm tra trước khi đăng ký học môn Toán), EPT (kiểm tra tiếng Anh để học tiếng Anh), GRE (tuyển sinh SĐH), LSAT (dành cho những người học ngành Luật), NBPTS (đối với những người học các ngành Sư phạm), MCAT (kiểm tra đối với những người đăng ký vào ngành Dược), CLEP (chương trình quốc gia gồm 34 môn học thuộc khối kiến thức GD đại cương, những môn học được dạy trong 2 năm đầu ở các trường ĐH Mỹ, thuộc các lĩnh vực về kinh tế, văn học, ngoại ngữ, lịch sử và khoa học xã hội, toán và khoa học tự nhiên),...

Trong các kỳ thi trên, đặc biệt có CLEP đem lại cho người học nhiều thuận lợi trong việc tích luỹ các tín chỉ một số môn học có trong chương trình đào tạo ĐH.

CLEP là chương trình của Hiệp hội các trường ĐH (College Board) và có sự hỗ trợ về kỹ thuật của công ty ETS (Education Testing Services) [83, 85, 86]. CLEP đã đƣợc Hội đồng giáo dục Mỹ (ACE - American Council on Education) thẩm định và chấp nhận từ năm 1965. ACE quy định điểm số tối thiểu để nhận đƣợc tín chỉ môn học là điểm C. Dựa trên quy định của ACE, từng trường ĐH có quy định riêng về số tín chỉ được tích luỹ và điểm số cần đạt đối với mỗi môn thi. Hầu hết các trường ĐH

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường cao đẳng sư phạm theo yêu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam (Trang 43 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(216 trang)