Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động ĐGKQHT của SV theo yêu cầu đổi mới GDĐH Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường cao đẳng sư phạm theo yêu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam (Trang 56 - 60)

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động ĐGKQHT của SV theo yêu cầu đổi mới GDĐH Việt Nam

1.5.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả QL hoạt động ĐGKQHT của SV Trong tương lai, nền kinh tế nước ta sẽ phát triển với tốc độ tương đối cao và ổn định, xã hội đảm bảo thực hiện những mục tiêu tiến bộ và công bằng, khoa học công nghệ đƣợc nâng cao trong tất cả các ngành sản xuất và dịch vụ. Tiềm năng trong tương lai của nước ta là ở chất lượng nguồn nhân lực và sự trao đổi nhân lực lao động giữa Việt Nam với các nước. Nhiệm vụ này đặt ra cho GDĐH là phải nhanh chóng đạt chuẩn khu vực và quốc tế để không những tăng cường lao động cho thị trường trong nước mà còn tạo khả năng cạnh tranh ở thị trường nước ngoài.

Với mục tiêu tăng tính liên thông của GDĐH trong nước và hội nhập quốc tế, Nhà nước đã đưa ra chủ trương mở rộng áp dụng học chế tín chỉ trong hệ thống GDĐH nước ta nhằm: 1/ Cho phép SV học tập để đạt được một văn bằng theo tốc độ của bản thân tùy theo mục đích cá nhân, nghề nghiệp và hoàn cảnh sống của mình (nhƣ: học tập bán thời gian, vừa làm vừa học, ngừng học tạm thời khi chƣa hoàn thành chương trình…); 2/ Tạo điều kiện cho người học giảm bớt được thời gian và chi phí đòi hỏi cho một văn bằng, mở rộng khả năng học tập đối với người học; 3/ Cho phép SV chuyển tiếp giữa các ngành, giữa các trường ĐH, tạo điều kiện cho từng cá nhân phát triển tối đa các năng lực phù hợp với nguyện vọng và khả năng của họ.

Khi đó giữa các trường ĐH phải có sự công nhận kết quả ĐG của nhau, để làm đƣợc việc này việc QL hoạt động ĐGKQHT của SV là điều hết sức quan trọng.

Tiềm năng trong tương lai của nước ta là ở chất lượng nguồn nhân lực. Do sự hội nhập về kinh tế, thương mại, GDĐH có điều kiện hội nhập với GDĐH các nước trong khu vực và trên thế giới theo các chuẩn mực quốc tế, có sự trao đổi nhân lực lao động giữa Việt Nam với các nước. Với tốc độ phát triển kinh tế hiện nay và chủ trương đại bộ phận SV phải trả học phí cho việc học tập của mình, cơ sở vật chất sẽ được nâng cấp, trang thiết bị, môi trường giáo dục, tin học sẽ được sử dụng rộng rãi trong hoạt động QL của các nhà trường.

1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QL hoạt động ĐGKQHT của SV

1. Nhận thức về vai trò của hoạt động ĐGKQHT của các đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hoạt động này:

Các đối tƣợng liên quan trực tiếp đó là CBQL, GV và SV; các đối tƣợng liên quan gián tiếp là xã hội, người sử dụng lao động.

2. Nghiệp vụ của CB tham gia hoạt động ĐGKQHT:

GV là người đảm nhiệm nhiều công việc trong hoạt động ĐGKQHT như KT thường xuyên, định kỳ, KT kết thúc môn học, trong đó công việc chủ yếu mà họ phải đảm nhiệm là ra đề và chấm bài. Ra đề phải bám vào mục tiêu môn học để đảm bảo ĐGKQHT đƣợc chính xác và toàn diện năng lực của SV; chấm thi phải chính xác, khách quan, công bằng; ĐGKQHT của SV phải đảm bảo cung cấp thông tin phản hồi đầy đủ, kịp thời và hợp lý để tạo động cơ thúc đẩy SV học tập tốt hơn.

CBQL cần có nghiệp vụ để thực hiện hoặc tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động ĐGKQHT, hơn nữa họ phải ĐG đƣợc hiệu quả công việc của GV, của quy trình ĐG.

3. Các chế độ, chính sách của Nhà nước và qui định của nhà trường:

Hoạt động ĐGKQHT đƣợc quy định chung bởi quy chế của Bộ GDĐT, các quy chế này cần phải đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng để có sự thay đổi phù hợp với nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ĐGKQHT của SV. Cần có các qui định về chế độ tài chính, về cơ sở vật chất, về yêu cầu đối với đội ngũ tham gia hoạt động này;

cần có các hình thức khen thưởng, kỷ luật thích hợp để khuyến khích CB, GV.

4. Công tác chỉ đạo thanh tra kiểm tra của các cấp quản lý:

Để đảm bảo ĐG chính xác và toàn diện năng lực của SV thì cần có sự thanh kiểm tra tất cả các nội dung trong quá trình tổ chức hoạt động ĐGKQHT để đảm bảo các điều kiện cho hoạt động này; đảm bảo sự minh bạch, khách quan và công bằng.

5. Việc xác định chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Chuẩn đầu ra là sự khẳng định SV làm đƣợc những gì và kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi mà SV phải đạt đƣợc khi tốt nghiệp ở một ngành đào tạo hoặc ở một chương trình đào tạo.Chuẩn đầu ra hỗ trợ công tác đảm bảo chất lượng và hình thành các chuẩn đào tạo khác như: chuẩn đầu vào, chuẩn nội dung chương trình, giáo trình, chuẩn phương pháp dạy-học, chuẩn thi kiểm tra đánh giá, chuẩn cơ sở vật chất, tài chính và chuẩn tổ chức quản lý; giúp ích cho giảng viên, doanh nghiệp và nhà trường và các nhà quản lý giáo dục trong việc quản lý chất lượng đào tạo theo kết quả đầu ra của học sinh [Trích Công văn số 5543/BGDĐT-GDCN ngày 9/9/2010 của Bộ GDĐT về việc“Hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra”].

Chuẩn đầu ra có thể được xem như lời cam kết của nhà trường đối với xã hội về những kiến thức, kỹ năng, thái độ hành vi, qua đó khẳng định những năng lực lao động cụ thể mà SV sẽ thực hiện đƣợc sau khi đƣợc đào tạo.Công tác xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập suốt đời đòi hỏi sự QL có hiệu quả hoạt động ĐGKQHT nhằm đảm bảo công bằng, tạo cơ hội cho mọi người tham gia vào GDĐH để những người được cấp bằng tốt nghiệp phải thực sự có đủ kiến thức, kỹ năng theo chuẩn đầu ra.

6. Tác động của xã hội, của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế:

Một đối tƣợng đông đảo không trực tiếp tham gia vào hoạt động ĐGKQHT nhưng có tác động mạnh mẽ đến hoạt động là người sử dụng lao động. Các cơ sở sử dụng lao động quan tâm đến học lực ghi trên văn bằng mà ít quan tâm đến năng lực thực sự, hiện tƣợng sính bằng cấp trong tuyển dụng và đề bạt cán bộ sẽ gián tiếp dẫn đến tiêu cực trong hoạt động ĐGKQHT.

Nền kinh tế hiện nay đòi hỏi GDĐH phải cung cấp cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các cơ quan QL, những cán bộ và người lao động có tay nghề cao, có kiến thức hiện đại cập nhật. Các cơ sở đào tạo muốn đào tạo đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao phải thông qua việc QL hoạt động ĐGKQHT của SV một

cách có hiệu quả. Cơ sở GD nào đào tạo có chất lƣợng, đáp ứng đƣợc yêu cầu xã hội sẽ đắt hàng, người học sẽ đến học nhiều, khi đó uy tín của cơ sở GD đó sẽ cao và cơ sở giáo dục đó sẽ có sự phát triển mạnh. Giới hạn chất lƣợng đào tạo ở hoạt động ĐGKQHT đã và đang đặt ra cho ngành GD nói chung, các trường CĐSP Trung ƣơng nói riêng phải chú trọng lãnh đạo, tổ chức và quản lý tốt hoạt động ĐGKQHT của SV trong từng khâu, từng phần và toàn cục. Đây chính là vấn đề xây dựng thương hiệu cho mỗi nhà trường [29].

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu các tiêu chí, nội dung, kinh nghiệm mô hình QL hoạt động ĐGKQHT của SV ở một số nước tiên tiến trên thế giới, trong khu vực và trong nước, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Hoạt động ĐGKQHT của SV là quá trình nhằm xác định mức độ đạt đƣợc của người học theo mục tiêu đào tạo. Luận án đã lý giải, làm rõ một số khái niệm công cụ nhƣ: học tập, đánh giá, đánh giá kết quả học tập. Nội dung hoạt động ĐGKQHT là: xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tương, hình thức, phương pháp và phương tiện trong KTĐG; tổ chức hoạt động KTĐG và phân tích kết quả đạt đƣợc để từ đó có những quyết định mới trong việc tổ chức thực hiện hoạt động này.

2. Quản lí hoạt động ĐGKQHT của SV là nhằm làm cho hoạt động này đạt hiệu quả cao hơn, phát huy đƣợc vai trò của đánh giá trong QLGD. Luận án đã làm rõ các khái niệm: quản lí, QL đào tạo, QL hoạt động ĐGKQHT; xác định ý nghĩa, quá trình, nội dung, các cấp độ và lực lƣợng trong QL hoạt động ĐGKQHT. Nội dung QL hoạt động ĐGKQHT của SV là: Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, QL việc tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát việc thực hiện hoạt động ĐGKQHT của SV.

3.Việc đổi mới căn bản và toàn diện GDĐH đặt ra những yêu cầu mới trong QL hoạt động ĐGKQHT của SV. Luận án đã nghiên cứu các mô hình đổi mới, xu hướng ĐG hiện nayvà các yếu tố ảnh hưởng trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tếnhằm QL tốt hơn hoạt động ĐGKQHT của SV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương và thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010 – 2020 của Chính phủ.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường cao đẳng sư phạm theo yêu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(216 trang)