Nhiều loài thuỷ hải sản có giá trị cao đang được rất nhiều nước quan tâm và chú trọng phát triển. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và đạt đƣợc một số kết quả đáng kể.
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp chọn giống truyền thống đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới để nâng cao chất lƣợng giống theo tính trạng thì việc sử dụng công nghệ di truyền phân tử cũng bắt đầu đƣợc sử dụng. Việc kết hợp công nghệ di truyền phân
10
tử với chọn giống truyền thống của công ty Genomar đã tạo ra dòng cá rô phi GST1 và GST3 có tốc độ tăng trưởng cao hơn (khoảng 20%) sau mỗi thế hệ, hệ số thức ăn thấp hơn, tỷ lệ sống đạt cao và giảm tỷ lệ cận huyết xuống dưới 3% ở mỗi thế hệ (Sergio Zimmermann et al., 2004).
Từ năm 1997 trở lại đây, phương pháp chọn giống cá rô phi truyền thống đã được áp dụng chương trình chọn giống theo tính trạng, trong đó chủ yếu tập trung vào tính trạng tăng trưởng để nâng cao chất lượng di truyền, đã được thực hiện ở nhiều nước khác nhau. Cá rô phi dòng GIFT đã được bố trí nuôi thử nghiệm ở 5 nước thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Với mục đích khảo nghiệm chất lƣợng di truyền của đàn cá chọn giống thông qua việc nuôi để so sánh với các loài rô phi khác trong cùng điều kiện nuôi khác nhau. Kết quả thu đƣợc rất đáng quam tâm, dòng GIFT có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn 15 – 20 % so với các dòng cá khác hiện đang được nuôi ở Việt Nam (Nguyễn công Dân và công sự, 1998).
Đầu tiên là chương trình chọn giống nâng cao chất lượng di truyền cá rô phi ở Phillipines, kết quả đã tạo ra cá rô phi dòng GIFT có tốc độ tăng trưởng vượt trội 75% so với quần đàn bố mẹ ban đầu sau 5 thế hệ chọn giống, đồng thời tỷ lệ sống cũng đƣợc nâng cao (Bentsen et al., 1998).
Ngoài ra, Phillipines cũng đầu tƣ nâng cao chất lƣợng di truyền của cá rô phi thông qua việc lai tạo với tổ tiên của chúng để tạo ra sản phẩm là cá rô phi vằn GET Excel tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao hơn ở các môi trường nuôi khác nhau (Taymen, 2004).
Bên cạnh đó, phương pháp chọn giống để nâng cao tốc độ tăng trưởng đã được thực hiện tại Malaysia với vật liệu chọn giống là cá rô phi dòng GIFT đƣợc nhập từ Phillipines đã cho kết quả tốt và sau mỗi thế hệ chọn giống cũng đã thu được tốc độ tăng trưởng tăng khoảng 10% (Ponzoni et al., 2005).
Cũng với vật liệu nghiên cứu là rô phi vằn, Indonesia cũng đã đầu tƣ nghiên cứu để nâng cao chất lƣợng di truyền thông qua các tổ hợp lai khác nhau, kết quả là đã tạo ra được dòng cá Nila Jica có tốc độ sinh trưởng cao trong điều kiện môi trường nuôi của
11
Indonesia (http://www.dkp.go.id). Chọn giống nâng cao tốc độ sinh trưởng đã bắt đầu được thực hiện tại Malawi với kết quả thu được tốc độ tăng trưởng tăng khoảng 7,2% sau mỗi thế hệ (Maluwa and Gjerden, 2005).
Còn tại một số nước châu Âu thì phương pháp chọn giống cũng đang được quan tâm trong những năm gần đây. Tại Hà Lan, phương pháp chọn giống truyền thống theo tính trạng đã thực hiện với mục đích nâng cao tỷ lệ phi lê, và đã thu đƣợc kết quả tốt tỷ lệ phi lê của cá rô phi vằn (O. Niloticus) từ 3,5kg đƣợc 1 kg thịt cá phi lê xuống 3,2kg cá đƣợc 1 kg thịt phi lê (Rutten et al., 2005).
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu góp phần nâng cao chất lƣợng cá rô phi thương phẩm như: Chọn giống để làm chậm quá trình phát dục ở cá rô phi của tác giả Schwark và Langholz (1998) đang đƣợc thực hiện tại Trung Quốc, Ai Cập; chọn giống để tăng khả năng chịu lạnh tại Israel.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu chọn giống tại Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam phát triển nhanh nuôi cá rô phi ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam. Ở các tỉnh phía Bắc, cá rô phi nuôi trong nước ngọt và nước lợ chủ yếu là rô phi vằn (Oreochromis niloticus), ở các tỉnh phía Nam là rô phi đỏ (Oreochromis spp.). Năm 1951, cá rô phi được di nhập về nước ta lần đầu tiên là cá rô phi đen (Oreochromis mossambicus), đến năm 1973 cá rô phi vằn được nhập từ Đài Loan vào nước ta và có một số khả năng ƣu việt nhƣ cá nhanh lớn, nhịp đẻ thƣa so với cá rô phi đen do đó phong trao nuôi cá rô phi được mở rộng trên cả nước. Tuy nhiên do công tác giữ giống thuần không tốt nên hiện tƣợng lai tạp giữa cá rô phi vằn với cá rô phi đen xảy ra khá phổ biến, làm suy giảm chất lượng cá giống. Nhiều vùng nước tự nhiên hiện vẫn đang tồn tại cá rô phi lai của hai đàn này (Phạm Anh Tuấn, 2008)
Trong thời gian từ năm 1993 đến nay, thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học và chương trình hợp tác quốc tế, Viện I đã nhập nội một số phẩm giống cá rô phi như: Cá rô phi vằn dòng Thái Lan từ Thái Lan, cá rô phi GIFT (Genetically Improved Farmed Tilapia) chọn giống thế hệ thứ 5 của ICLARM, cá rô phi vằn dòng Swansea và cá rô phi
12
xanh O. aureus từ Philippines, cá rô phi đỏ Oreochromis spp. từ Đài Loan và Thái Lan.
Cá rô phi vằn dòng Thái Lan, dòng GIFT, và cá rô phi đỏ đã thể hiện ưu thế sinh trưởng, thích ứng với điều kiện nuôi cá nước ta, được người nuôi cá quan tâm. Cá rô phi vằn dòng GIFT nhập nội đã được sử dụng làm vật liệu ban đầu cho chương trình chọn giống cá rô phi tiến hành tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, sau hai thế hệ chọn giống theo phương pháp gia đình, cá rô phi chọn giống có tốc độ tăng trưởng tăng thêm 29,1%
(Nguyễn Công Dân, 2000). Cá rô phi vằn dòng GIFT, dòng Thái Lan (thế hệ 12-13) và cá rô phi đỏ hiện đang được sử dụng làm giống nuôi ở nhiều vùng nuôi trong cả nước (Trần Hữu Phúc và công sự, 2011)
Trong những năm gần đây, nghiên cứu tạo cá rô phi toàn đực bằng 5 tổ hợp lai xa giữa ba dòng cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) và hai dòng cá rô phi xanh (Oreochromis aureus). Tỷ lệ cá đực trung bình cao nhất ở thế hệ con lai đạt đƣợc từ hai công thức lai: ♀ O. niloticus Israel × ♂ O. aureus Israel (88,7%) và ♀ O. niloticus Đài Loan × ♂ O. aureus Trung Quốc (93,3%). Có nhiều đặc điểm hình thái bên ngoài của cá bố mẹ quan hệ chặt chẽ với tỷ lệ giới tính ở thế hệ con. Những cá thể bố mẹ chọn lọc theo các chỉ tiêu hình thái khi ghép lai đã tạo đƣợc 98,7% cá đực ở thế hệ con (Phạm Anh Tuấn và công sự., 2008), hiện nay hướng nghiên cứu này vẫn đang được tiếp tục với sự kết hợp của chỉ thị phân tử.
Cùng với Viện I, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã thực hiện chương trình chọn giống cá rô phi đỏ Oreochromis spp. từ quần thể ban đầu nhập từ Enaca, Ecuado (nhập năm 2008) gồm 100 gia đình từ thế hệ thứ 2 của chương trình từ các dòng (1) Colombia F3G, (2) Colombia F3S, (3) Israel, (4) Jamaica F3G, (5) mix reproduction, (6) Modercorp x Colombia, (7) Tilapia Negra Estero. Các nhóm mới gồm: Malayxia 34 gia đình, Thái Lan (từ Nam Sai Farrm Ltd.), Đài Loan (từ nam Sai Farm Ltd.) và Isarel.
Trở ngại lớn nhất trong việc nuôi cá rô phi ở Việt Nam nói chung là tỷ lệ cá đạt kích cỡ thương phẩm (hơn 500g/con/8 tháng nuôi) thấp, do con giống kém chất lượng liên quan đến yếu kém trong công tác quản lý đàn cá bố mẹ. Đặc điểm chung của các đàn cá
13
rô phi nuôi hiện nay là đồng huyết ở mức độ cao và tính đa dạng di truyền thấp, do sử dụng quần đàn cá nhập nội có số lƣợng cá thể ít để làm cá bố mẹ .
Để phát triển nghề nuôi cá rô phi, các cơ quan nghiên cứu và nhà sản xuất đã di nhập nhiều dòng cá chất lƣợng cao nhƣ cá rô phi vằn dòng Ai cập, Thái lan, Đài loan, Philippines, dòng GIFT… nhằm cải thiện chất lƣợng của các đàn cá nuôi hiện có thông qua phương pháp lai tạo (lai chéo và lai xa) và chọn lọc. Tuy nhiên, các trại sản xuất giống và người nuôi thường có thói quen sử dụng các dòng cá hiện có mà không quan tâm đến nguồn gốc, sự biểu hiện các tính trạng và khả năng tái lập quần đàn. Việc di nhập và phân phối các dòng cá thiếu sự giám sát, quản lý nguồn gốc và kỹ thuật lưu giữ các dòng thuần chủng thì việc tạp nhiễm nguồn gen và suy giảm chất lƣợng đàn cá nuôi sẽ xảy ra nhanh chóng. Kết quả khảo sát cá rô phi đỏ nuôi ở Đồng Tháp, Vĩnh Long và Tiền Giang cho thấy tần số xuất hiện cá có đốm đen trung bình là 2,4%, nhiều cơ sở nuôi ở Đồng Tháp cá có tần số xuất hiện đốm đen lên đến 10%, đây là một biểu hiện phân ly tính trạng khi sử dụng con lai làm cá bố mẹ.
14