Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tiến hành chọn cá bố mẹ và ghép sinh sản 3 dòng cá rô phi thí nghiệm trong giai (kích thước: 4mx5mx1,5m). Mỗi giai ghép 15 cá đực và 30 cá cái, 3 giai/dòng. Cá rô phi vằn dòng chịu mặn được ghép cặp, sinh sản ở ao nước lợ (độ mặn < 20‰) tại Trạm nước lợ Quý Kim. Cá rô phi vằn dòng NOVIT 4và cá rô phi đỏ được ghép cặp, sinh sản
15
trong ở ao nước ngọt tại Viện NCNTTS 1. Sau 7-10 ngày ghép sinh sản, tiến hành thu cá bột, mỗi dòng thu 15.000 con cá bột để thực hiện các thí nghiệm của đề tài.
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 2.3.2. Bố trí thí nghiệm
2.3.2.1. Thí nghiệm đánh giá kết quả ương nuôi 3 dòng cá rô phi từ giai đoạn cá bột lên cá giống
Nuôi từ giai đoạn cá bột lên giai đoạn cá giống
Nuôi từ giai đoạn cá giống lên giai đoạn cá thương phẩm
Đánh giá tăng
trưởng chiều
dài, khối lƣợng và tỷ lệ
sống
Đánh giá tỷ lệ phi lê và chất lƣợng của thịt cá
Đánh giá tỷ lệ phi
lê nguyên
con
Đánh giá tỷ lệ
phi lê bỏ da
Đánh giá kết cấu thịt
cá
Đánh giá màu
sắc của thịt cá
Đánh giá pH của thịt
Đánh giá mức độ giữ nước
của thịt cá
Kết luận và đề xuất ý kiến
Đánh giá sinh trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng thịt ba dòng rô phi chọn giống trong hai môi trường nước ngọt và nước lợ
16
Thí nghiệm đƣợc bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn với mỗi dòng cá đƣợc ƣơng trong 1 giai 10m2 (kích thước: 2mx5mx1m), với 3 lần lặp. Mỗi giai 2.500 con cá bột và ương trong 2 môi trường nước ngọt và nước lợ (độ mặn dưới 15-20‰).
Thời gian ƣơng là 60 ngày khi cá đạt cỡ trên 5 g/con, chọn ngẫu nhiên 50 con/giai cân đo tốc độ tăng trưởng theo chiều dài, khối lượng và tỷ lệ sống của 3 dòng cá thí nghiệm ở giai đoạn này.
Hình 2.3. Bố trí thí nghiệm ƣơng từ cá bột lên cá giống
Cho cá ăn bằng thức ăn Cargill 40% độ đạm, ngày cho ăn 4 lần (7h, 10h, 14h và 17h), trong 20 ngày đầu cá đƣợc cho ăn thức ăn nghiền mịn sau đó cho thức ăn viên nổi cỡ thức ăn 1-2mm. Khẩu phần ăn theo bảng 3.1
2.3.2.2. Thí nghiệm đánh giá kết quả ương nuôi thương phẩm 3 dòng cá rô phi Kết thúc thí nghiệmđánh giá kết quả ƣơng nuôi 3 dòng cá rô phi từ giai đoạn cá bột lên cá giống, chọn ngẫu nhiên mỗi dòng 4.200 con cá giống, tiến hành cắt vây để phân biệt quần đàn: dòng Novit 4 cắt vây bụng trái, dòng lợ mặn cắt vây bụng phải, dòng rô phi đỏ cắt vây bụng trái. Sau khi cắt vây từ 5-7 ngày khi cá ổn định thì chuyển sang thí nghiệm sinh trưởng trong ao đất.
Cá thí nghiệm về tăng trưởng giai đoạn thương phẩm được bố trí nuôi chung trong ao đất và chọn 2 ao thí nghiệm: 01 ao ở môi trường nước ngọt (E 15 tại Viện NCNTTS 1) và 01 ao môi trường nước lợ (Ao số 3 trại Quý Kim) có diện tích 2000m2 được mắc lưới
17
(loại A4) ngăn thành ba khoang có diện tích bằng nhau, mỗi khoang là 1 lần lặp, lưới đƣợc mắc cố định hạn chế tối đa cá có thể lọt sang nhau.
Mật độ 1 con/m2/dòng, mỗi khoang thả 2.100 con (dòng Novit 4 700 con, dòng lợ mặn 700 con và dòng rô phi đỏ 700 con). Môi trường nước ngọt chọn ao E 15 tại Viện NCNTTS 1, môi trường nước lợ mặn chọn ao số 3 tại Trạm Quý Kim- Hải Phòng.
Thí nghiệm nuôi sinh trưởng từ tháng 7 đến tháng 10/2014.
Kết thúc thí nghiệm, đề tài tiến hành thu hoạch chọn ngẫu nhiên mỗi dòng 30 con của 3 dòng cá trong hai môi trường, sau đó xác định các thông số gồm chiều cao; khối lƣợng, chiều dài, bề dày thân và tỷ lệ sống của cá thí nghiệm. Đồng thời đánh giá các chỉ tiêu: phi lê nguyên con, tỷ lệ phi lệ bỏ da và chất lƣợng thịt (pH thịt cá, màu sắc, độ săn chắc và tỷ lệ giữ nước của thịt cá).
Cho cá ăn bằng thức ăn Cargill 30% độ đạm, ngày cho cá ăn 2 lần (7h và 17h). Kích cỡ thức ăn 4-6mm, khẩu phần ăn tại bảng số 3.1
Tỷ lệ cho cá ăn qua các giai đoạn đƣợc tính theo bảng sau:
Bảng 2.1. Khẩu phần cho cá ăn (% KL cá) qua các giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn cá bột lên cá giống, cỡ
5-8g/con
Giai đoạn từ cá giống lên cá thương phẩm
15 ngày đầu
15 ngày tiếp theo
15 ngày cuối 60 ngày
Tháng thứ I
Tháng thứ II
Tháng thứ III,
IV Khẩu phần
(% khối lƣợng thân)
25 20 15 8 5 2,5
2.3.3. Phương pháp đánh dấu cá:
Hiện nay, có nhiều phương pháp đánh dấu phân biệt các quần đàn phục vụ chọn giống nhưng phương pháp đánh dấu phân biệt quần đàn cá rô phi sử dụng chủ yếu là số
18
PIT (Passive Integrated Transponder), dấu CWT (Coded Wire Tags), cắt vây bụng, vây ngực, hoặc nuôi riêng các dòng (World Fish Center, 2004; Maluwa and Gjerden, 2005).
Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi chọn phương pháp cắt vây bụng (theo World Fish Center, 2004; Maluwa and Gjerden, 2005 và Hamzah et al, 2008) để phân biệt hai dòng cá rô phi vằn: dòng Novit 4 cắt 2/3 vây bụng trái và dòng chịu lợ mặn cắt 2/3 vây bụng phải. Cá rô phi đỏ đƣợc phân biệt với hai dòng trên qua nhận biết màu sắc cơ thể nhưng để các dòng sinh trưởng không có sự sai khác do cắt vây đánh dấu nên chúng tôi cắt 2/3 vây bụng trái của dòng cá rô phi đỏ.
Cắt vây bụng phải (chịu lợ mặn) Cắt vây bụng trái (Novit 4)