Giai đoạn từ cá bột đến cá giống

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh trưởng, tỉ lệ sống, tỉ lệ phi lê và chất lượng thịt ba dòng cá rô phi chọn giống trong hai môi trường nước ngọt và nước lợ (Trang 35 - 40)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Giai đoạn từ cá bột đến cá giống

3.1.1. Biến động một số yếu tố môi trường giai nuôi

Môi trường nước ngọt: Nhiệt độ nước tăng dần từ tháng 4 đến tháng 7 và dao động trong khoảng 17,3 - 34,50C, trung bình đạt 29,30 ± 0,380C. Hàm lƣợng oxy hòa tan đo được trong hai ao tương đối ổn định, dao động từ 3,5 - 6,4 mg/l, độ mặn luôn ở mức 0‰.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu môi trường nước trong thí nghiệm ương từ cá bột lên cá giống

Thông số môi trường Môi trường nước ngọt Môi trường nước lợ

Nhiệt độ (0C) 13,7-34,5

29,3 ± 0,38

13,7-34,5 29,2± 0,37

DO (mg/l) 3,5-6,4

4,8 ± 0,05

3,7-6,5 4,8 ± 0,06

Độ mặn (‰) 0 15,0-20,0

16,8 ± 0,07

pH 7,2‚8,7 7,9‚8,5

NH4+ (mg/l) 0,03 ± 0,01 0,04± 0,01

NO3- (mg/l) 0,03± 0,01 0,03± 0,01

Môi trường nước lợ: Nhiệt độ nước tăng dần từ tháng 4 đến tháng 7, nhiệt độ dao động trong khoảng 17,8 - 34,70C, trung bình đạt khoảng 29,23 ± 0,370C. Hàm lƣợng ôxy hòa tan đo được trong hai ao tương đối ổn định, giao động từ 3,7 ‚ 6,5 mg/l, trung bình 4,80 ± 0,05 mg/l và độ mặn giao động 15,0 – 20,0‰, trung bình đạt 16,87 ± 0,07 ‰.

Kết quả theo dõi môi trường ao nuôi trong quá trình thí nghiệm cho thấy các chỉ tiêu nhiệt độ, pH, DO, độ mặn, NH4+ và N03- trong hai ao thí nghiệm đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi (Lê Quang Long, 1961, trang 27)

23

3.1.2. Tốc độ tăng trưởng của cá giống

Tốc độ tăng trưởng của ba dòng cá tương đối tốt trong cả hai môi trường nước ngọt và nước lợ, trong đó dòng rô phi đỏ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về cả chiều dài và khối lượng, dòng lợ mặn có tốc độ tăng trưởng thấp nhất (Bảng 3.2).

Bảng 3.2. Chiều dài và khối lƣợng cá giống trong thí nghiệm

Dòng cá KL cá bột (g/con)

Môi trường nước ngọt Môi trường nước lợ Chiều dài

(cm/con)

Khối lƣợng (g/con)

Chiều dài (cm/con)

Khối lƣợng (g/con) Novit 4

0,0148a ± 0,00007

5,86b ± 0,13 4,12b ± 0,28 5,88 b ±0,28 3,72 b ±0,21

RPĐ 0,0147a±

0,00002

6,58a ±0,11 5,11a ± 1,07 6,42a ±0,59 4,78a ±0,24

LM

0,0140a± 0,00001

5,45c ± 0,07 2,67c ± 0,23 5,46 c ±0,12 2,68 c ±0,18

Ghi chú: Số liệu trong cùng một hàng có cùng chữ thì không có khác sai khác ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Kết quả kiểm tra chiều dài và khối lƣợng cho thấy cá rô phi dòng chịu lợ mặn phát triển tương đối đồng đều trong hai môi trường nước ngọt và nước lợ (chiều dài trung bình của cá trong môi trường nước ngọt là 5,45 cm/con, trong môi trường nước lợ là 5,46 cm/con và khối lượng lần lượt tương ứng là 2,67 g/con và 2,68 g/con); dòng Novit 4 có chiều dài tương đương nhau khi nuôi trong hai môi trường nước ngọt (5,86 cm/con) và nước lợ (5,88 m/con) nhưng khối lượng có sự khác biệt đáng kể giữa hai môi trường với 4,12 g/con trong môi trường nước ngọt và 3,72 g/con trong môi trường nước lợ.

24

Đồ thị 3.1. Khối lượng của 3 dòng cá giai đoạn cá bột đến cá giống trong hai môi trường

Đồ thị 3.2. Chiều dài của 3 dòng cá giai đoạn cá bột đến cá giống trong hai môi trường Kết quả phân tích ANOVA hai nhân tố về khối lƣợng và chiều dài cuả ba dòng cá thí nghiệm cho thấy không có sự sai khác về khối lƣợng và chiều dài các dòng cá trong hai môi trường nước ngọt và nước lợ (P > 0,05) nhưng khi phân tích phương sai một nhân tố thì có sự sai khác về khối lƣợng và chiều dài của ba dòng cá khi nuôi trong cùng một môi trường nước ngọt hoặc nước lợ (P < 0,05). Kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy không có sự tương tác giữa nhân tố môi trường và nhân tố giống trong giai đoạn thí nghiệm này

25

3.1.3 Tỷ lệ sống của cá giống

Tỷ lệ sống của cá có sự khác nhau đáng kể khi nuôi trong hai môi trường thí nghiệm. Môi trường nước ngọt dòng lợ mặn có tỷ lệ sống thấp nhất (trung bình 44,05%) và cao nhất là dòng Novit 4 với tỷ lệ sống trung bình 70,05%, gấp 1,5 lần tỷ lệ sống dòng lợ mặn. Môi trường nước lợ dòng rô phi đỏ có tỷ lệ sống thấp nhất (trung bình 35,59%) và dòng lợ mặn có tỷ lệ sống cao nhất, trung bình 62,47% và gấp 1,5 lần tỷ lệ sống dòng Novit 4 với tỷ lệ sống 41,68% (Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Tỷ lệ sống của các dòng cá thí nghiệm môi trường nước ngọt và nước lợ Dòng cá Môi trường nước ngọt Môi trường nước lợ

Novit 4 (%) 70,05a ± 0,81 41,68b ± 0,88

RPĐ (%) 46,44c ± 0,69 35,59c ± 0,81

LM (%) 55,16b ± 2,05 62,47a ± 1,33

Ghi chú: Số liệu trong cùng một hàng có cùng chữ thì không có khác sai khác ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Kết quả phân tích ANOVA hai nhân tố cho thấy tỷ lệ sống có sự khác nhau giữa môi trường nước ngọt và nước lợ (P < 0,05) ngoài ra khi phân tích ANOVA một nhân tố cho thấy tỷ lệ sống cũng có sự khác nhau giữa ba các dòng cá thí nghiệm nuôi trong một môi trường. Kết quả phân tích cũng cho thấy có sự tương tác giữa hai nhân tố môi trường và nhân tố giống (P < 0,05) hay tỷ lệ sống của cả chịu tác động đáng kể bởi tác động đồng thời của môi trường nuôi và dòng cá thí nghiệm.

26

Đồ thị 3.3. Tỷ lệ sống của 3 dòng cá giai đoạn cá bột đến cá giống trong hai môi trường Thảo luận:

Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của dòng Novit 4 trong thí nghiệm ở môi trường nước ngọt (khối lượng 4,12g/con, chiều dài 5,86cm/con và tỷ lệ sống 70,05%) cao hơn tốc độ tăng trưởng của Novit 4 có cùng giai đoạn phát triển trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Tiến (2003) (chiều dài 5,23cm/con, khối lƣợng 3,62g/con và tỷ lệ sống 58,26%), của Nguyễn Thị Diệu Phương và công sự (2003) (chiều dài 5,58cm/con, khối lượng 4,01g/con và tỷ lệ sống 67,81%) và của Nguyễn Anh Khương và công sự (2003) (chiều dài 5,17cm/con, khối lƣợng 3,97g/con và tỷ lệ sống là 52,78%) của Lê Thanh Hải (2007) (chiều dài 5,67cm, khối lƣợng 4,07 g/con và tỷ lệ sống 66,53%), của Lê Ngọc Khánh (2008) (chiều dài 5,78cm/con, khối lƣợng 4,05 g/con và tỷ lệ sống 64,71%) vì các nghiên cứu này sử dụng thức ăn có độ đạm thấp dười 40% và ương trong giai nhỏ hơn (giai 5m2), mật độ ƣơng cao hơn (trên 500 con/m3). Nhƣng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đắc Hải (2014) (chiều dài 5,88cm/con, khối lƣợng 4,23g/con và tỷ lệ sống 71,23%) vì nghiên cứu này sử dụng thức ăn bột cá cơm có độ đạm cao (protein >55%).

Kết quả nghiên cứu trên đối tƣợng cá rô phi lợ mặn của chúng tôi (chiều dài 4,56 cm/con, khối lƣợng 2,67 g/con và tỷ lệ sống 55,16%) cao hơn kết quả nghiên cứu của Lê Minh Toán và công sự (2008, 2011) thực hiện trong cả hai môi trường nước ngọt và nước lợ. Vì đề tài của Lê Minh Toán ƣơng từng gia đình trong giai 1m3 và thức ăn sử dụng loại thức ăn dưới 40% độ đạm. Mặt khác, theo Quy trình chọn giống các thế hệ chọn giống sau sẽ có ưu thế lai, hệ số di truyền (h2) và giá trị chọn lọc (A) cao hơn thế hệ trước (World Fish Centre, 2004)

Kết quả nghiên cứu trên đối tƣợng cá rô phi đỏ (chiều dài 6,48cm/con, khối lƣợng 4,78g/con và tỷ lệ sống 35,59%) cao hơn kết quả nghiên cứu của Lê Minh Tuấn (2010) (chiều dài 5,69cm/con, khối lƣợng 3,55g/con và tỷ lệ sống 31,79%) vì đàn cá cá thí nghiệm của Lê Minh Tuấn không phải là đàn cá chọn giống và thử nghiệm ƣơng ở nhiều mật độ khác theo quy trình ương xử lý chuyển đổi giới tính trong môi trường nước ngọt.

Nhưng kết quả lại thấp hơn nghiên cứu của Trần Hữu Phước và công sự (2011), Bùi Thị

27

Liên Hà và công sự (2011) thực hiện trên cá rô phi đỏ tại đồng bằng sông Cửu Long nuôi ở hai môi trường nước ngọt và nước lợ vì hiện nay chưa có kết quả nghiên cứu đánh giá tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá dòng cá rô phi đỏ nuôi tại nước ta. Mặt khác, nghiên cứu của Trần Hữu Phước và Bùi Thị Liên Hà là nguồn cá rô phi đỏ nhập từ Ecuado (sản phẩm của 8 tổ hợp lai). Do đó, đây cũng là một trong những hạn chế của đề tài chưa đánh giá khách quan các dòng cá rô phi đỏ chọn giống nuôi tại nước ta

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh trưởng, tỉ lệ sống, tỉ lệ phi lê và chất lượng thịt ba dòng cá rô phi chọn giống trong hai môi trường nước ngọt và nước lợ (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)