Màu sắc thịt cá

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh trưởng, tỉ lệ sống, tỉ lệ phi lê và chất lượng thịt ba dòng cá rô phi chọn giống trong hai môi trường nước ngọt và nước lợ (Trang 55 - 58)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Chất lƣợng của thịt cá

3.4.4. Màu sắc thịt cá

Màu sắc thịt cá của 3 dòng cá rô phi nuôi trong hai môi trường không đều nhau khi nuôi trong hai môi trường nước ngọt và nước lợ, trong đó dòng Novit 4 có tần suất xuất hiện thịt màu trắng nhiều nhất khi nuôi ở hai môi trường thí nghiệm và dòng lợ mặn có tần suất hiện thịt màu đỏ cao nhất (bảng 3.12).

Kết quả theo dõi màu sắc thịt cá cho thấy khi nuôi ở môi trường nước lợ tỷ lệ thịt cá màu đỏ cao hơn khi nuôi trong môi trường nước ngọt và ngược lại khi nuôi trong môi trường nước ngọt tỷ lệ thịt cá màu trằng cao hơn khi nuôi trong môi trường nước lợ.

43

Trong môi trường nước ngọt: Tấn xuất xuất hiện thịt trắng (mức 1) dòng Novit 4nhiều nhất với 26%, tiếp theo là dòng lợ mặn là 21% và dòng rô phi đỏ là 2%. Tần suất hiện thịt hồng nhạt (mức 2) nhiều nhất là dòng Novit 31%, dòng lợ mặn là 26% và dòng rô phi đỏ là 15%. Tần suất hiện thịt màu hồng (mức 3) nhiều nhất là dòng Novit 4là 33%, dòng rô phi đỏ là 28% và dòng lợ mặn là 18%. Tấn suất xuất hiện thịt đỏ nhạt (mức 4) nhiều nhất là dòng rô phi đỏ là 48%, dòng lợ mặn là 24% và dòng Novit 4là 8%. Tần suất xuất hiện màu đỏ (mức 5) nhiều nhất dòng lợ mặn là 11%, dòng rô phi đỏ là 7% và dòng Novit 4là 2%.

Trong môi trường nước lợ: Tấn xuất xuất hiện thịt trắng (mức 1) chỉ có dòng Novit là 8%. Tần suất hiện thịt hồng nhạt (mức 2) nhiều nhất là dòng rô phi đỏ là 24%, dòng Novit 4là 17% và dòng lợ mặn là 11%. Tần suất hiện thịt màu hồng (mức 3) nhiều nhất là dòng Novit 4là 47%, dòng rô phi đỏ là 44% và dòng lợ mặn là 16%. Tấn suất xuất hiện thịt đỏ nhạt (mức 4) nhiều nhất là dòng lợ mặn là 46%, dòng rô phi đỏ là 30% và dòng Novit 4là 16%. Tần suất xuất hiện màu đỏ (mức 5) nhiều nhất dòng lợ mặn là 27%, dòng Novit là 12% và dòng rô phi đỏ là 2%.

Bảng 3.10. Kết quả theo dõi màu sắc thịt cá của 3 dòng cá thí nghiệm trong hai môi trường

Chỉ tiêu

Môi trường ngọt Môi trường lợ, mặn

Novit 4 RPĐ LM Novit 4 RPĐ LM

Trắng (%) 26,00 2,00 21,00 8,00 0,00 0,00

Hồng nhạt (%) 31,00 15,00 26,00 17,00 24,00 11,00

Hồng (%) 33,00 28,00 18,00 47,00 44,00 16,00

Đỏ nhạt (%) 8,00 48,00 24,00 16,00 30,00 46,00

Đỏ (%) 2,00 7,00 11,00 12,00 2,00 27,00

Tổng cộng (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Ngoài ra, khi so sánh màu sắc của cùng một dòng cá nuôi trong hai môi trường thì ở môi trường nước lợ màu sắc thịt cá xuất hiện màu hồng, đỏ nhạt và đỏ nhiều hơn trong

44

môi trường nước ngọt. Qua đánh giá cảm quan thì các mẫu thịt cá có màu hồng, đỏ nhạt và đỏ đƣợc ƣa chuộng hơn các mẫu thịt trắng và thịt hồng nhạt.

Kết quả nghiên cứu màu sắc thịt cá của chúng tôi phù hợp công bố sự biến đổi của động vật thủy sản sau khi chết (Phan Thị Thanh Quế, năm công bố) và chất lƣợng thịt ở giai đoạn (pha) 1: Cá rất tươi và có vị ngon, ngọt, mùi như rong biển. Vị tanh rất nhẹ của kim loại và giai đoạn (pha) 2: Mất mùi và vị đặc trƣng, pH của thịt cá trở nên trung tính nhƣng không có mùi lạ. Cấu trúc cơ thịt vẫn còn tốt.

Điều này cũng định hướng công tác chọn giống trên đối tượng cá rô phi hướng nghiên cứu chuyên sâu về chất lƣợng thịt sau thu hoạch và khuyến cáo để các cơ sở chế biến hiểu thêm đặc tích dinh dƣỡng thịt cá và sự biến động chất lƣợng thịt sau khi chết của loài cá rô phi. Hạn chế của đề tài là chƣa phân tích chuyên sâu sự biến đổi của chất lƣợng thịt sau khi chết theo thời gian mà đề tài chủ yếu tập trung đánh giá tốc độ sinh trưởng tỷ lệ phi của các dòng cá hướng tới hoàn thiện quy trình chọn giống tổng thể chỉ chọn giống một môi trường (nước ngọt hoặc nước lợ) nhưng trong hai môi trường nước ngọt và nước lợ để tiết kiệm chi phí chọn giống tăng kinh phí đầu tư vào mục đích chọn giống.

45

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh trưởng, tỉ lệ sống, tỉ lệ phi lê và chất lượng thịt ba dòng cá rô phi chọn giống trong hai môi trường nước ngọt và nước lợ (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)