Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Tỷ lệ phi lê
3.3.1. Tỷ lệ phi lê nguyên con
Tỷ lệ phi lê nguyên con của ba dòng cá tương đối cao, trong đó tỷ lệ phi lê nguyên con nuôi trong môi trường nước lợ luôn cao hơn tỷ lệ phi lê nguyên con nuôi trong môi trường nước ngọt ở cả ba dòng cá thí nghiệm (Bảng 3.6 và hình 3.9).
Đồ thị 3.7. Tỷ lệ phi lê nguyên con của 3 dòng cá nuôi trong hai môi trường Môi trường nước ngọt dòng lợ mặn có tỷ lệ phi lê nguyên cao cao nhất, trung bình đạt 89,53%, tiếp theo là dòng rô phi đỏ với tỷ lệ phi nguyên con trung bình đạt 84,36%, thấp nhất là dòng Novit 4, tỷ lệ phi nguyên con trung bình đạt 82,55%. Môi trường nước lợ, dòng lợ mặn cũng có tỷ lệ phi lê nguyên con cao nhất, trung bình đạt 93,30%, tiếp theo là dòng rô phi đỏ tỷ lệ phi nguyên con trung bình đạt 92,78%; thấp nhất là dòng Novit 4, tỷ lệ phi nguyên con trung bình đạt 92,65%.
Tuy nhiên, kết quả phân tích ANOVA hai nhân tố cho thấy không có sự sai khác về tỷ lệ phi lê nguyên con của 3 dòng cá thí nghiệm (P > 0,05) khi nuôi trường hai môi trường nước ngọt và nước lợ (P > 0,05). Kết quả phân tích ANOVA một nhân tố cũng không thấy có sự khác về tỷ lệ phi lê nguyên con của ba dòng cá nuôi trong môi trường nước ngọt hoặc môi trường nước lợ. Đồng thời cũng không có sự tương tác giữa yếu tố môi trường với các dòng cá thí nghiệm với P > 0,05.
36
Bảng 3.8. Bảng tổng hợp tỷ lệ phi lê và chất lượng thịt của 3 dòng cá thí nghiệm trong hai môi trường
Chỉ tiêu
Môi trường ngọt Môi trường lợ, măn
NOVIT 4 RPĐ LM NOVIT 4 RPĐ LM
Số cá đƣợc kiểm tra (n) 30 30 30 30 30 30
KL tăng thêm (g) 299,4±24,2 246,1±36,2 235,4±33,5 209,2±43,5 166,1±24,6 193,6±52,7 KL phi lê nguyên con (g) 274,7±21,4 218,9±32,5 219,1±31.7 193,9±37,7 154,0±23,5 180,6±49,5 KL phi lê bỏ da (g/con) 126,5±11,6 105,5±17,4 96,4±14,9 85,6±16,8 62,4±10,1 79,9±23,7 Tỷ lệ phi nguyên con (g/con) 82,55a±0,07 84,36a±0,13 89,53a±0,13 92,65a±0,18 92,78a±0,14 93,30a±0,26 Tỷ lệ phi lê bỏ da(%) 42,34a±0,04 43,51a±0,07 41,28a±0,06 40,94a±0,08 37,64a±0,06 41,54a±0,11 Tỷ lệ giữ nước (%) 2,73a±1,62 2,52a±0,97 3,14a±1,07 2,89a±2,18 2,73a±1,40 3,36a±0,78 pH thịt cá 5,85b±0,22 5,90b±0,41 6,00b±0,17 6,22a±0,47 6,19a±0,14 6,23a±0,12
Ghi chú: Số liệu trong cùng một hàng có cùng chữ thì không có khác sai khác ý nghĩa thống kê (p>0,05).
37
4.3.2. Tỷ lệ phi lê bỏ da
Tỷ lệ phi lê bỏ da của ba dòng cá trong hai môi trường thí nghiệm dao động từ 37,64 - 43,51%, trong đó dòng lợ mặn và dòng Novit 4 có tỷ lệ phi lê bỏ da tương đối đồng đều giữa môi trường nước ngọt và nước lợ (lần lượt tương ứng là 41,28% và 41,54%
đối với dòng lợ mặn và 42,34% và 40,94% đối với dòng Novit 4), cá rô phi đỏ có tỷ lệ phi lê bỏ da chênh lệch tương đối lớn giữa môi trường nước ngọt (43,51%) và nước lợ (37,64%) (Bảng 3.6 và hình 3.10).
Đồ thị 3.8. Tỷ lệ phi lê thịt cá của 3 dòng cá trong hai môi trường
Môi trường nước ngọt cá rô phi đỏ có tỷ lệ phi lê bỏ da cao nhất, trung bình đạt 43,51%, tiếp theo là dòng Novit 4 với tỷ lệ phi bỏ da trung bình đạt 42,34%, thấp nhất là dòng lợ mặn, tỷ lệ phi bỏ da trung bình đạt 41,28%. Tuy nhiên trong môi trường nước lợ, dòng lợ mặn có tỷ lệ phi lê bỏ da cao nhất, tỷ lệ phi bỏ da trung bình đạt 41,54%, tiếp theo là dòng Novit 4 tỷ lệ phi bỏ da trung bình đạt 40,94%; thấp nhất là dòng rô phi đỏ, tỷ lệ phi bỏ da trung bình đạt 37,64%.
Kết quả phân tích ANOVA hai nhân tố cho thấy không có sự sai khác về tỷ lệ phi lê bỏ da của 3 dòng cá thí nghiệm (P > 0,05) khi nuôi trường hai môi trường nước ngọt và nước lợ (P > 0,05). Kết quả phân tích ANOVA một nhân tố cũng không thấy có sự khác về tỷ lệ phi lê bỏ da của ba dòng cá nuôi trong môi trường nước ngọt hoặc môi trường
38
nước lợ. Đồng thời cũng không có sự tương tác giữa yếu tố môi trường với các dòng cá thí nghiệm với P > 0,05.
Thảo luận
Hiện nay, chƣa có công trình nghiên cứu tỷ lệ phi nguyên con của cá rô phi đƣợc công bố trong nước. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Sáng và công sự (2012) về tỷ lệ phi lê lặng da trên cá tra là 7,5% nhƣng của Trần Minh Phú và công sự (2014) tỷ lệ phi lê lạng da là 2,14-2,17%. Tỷ lệ phi lê nguyên con và lạng da của cá rô phi trong thí nghiệm cao hơn/ thấp hơn mà chỉ có các nghiên cứu tương tự trên cá tra, ba sa của Nguyễn Văn Sáng và công sự (2006) nên không thể so sánh kết quả nguyên cứu của chúng tôi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của Rutten et al. (2005) với tỷ lệ phi lê là 35% tương ứng 1 kg thịt phi lê mất 3,2 kg cá rô phi.