Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Giai đoạn nuôi thương phẩm
3.2.4. Tỷ lệ sống 3 dòng cá giai đoạn nuôi thương phẩm
Tỷ lệ sống của cá có sự khác nhau giữa hai môi trường nước ngọt và nước lợ.
Dòng Novit 4 có tỷ lệ sống cao nhất trong môi trường nước ngọt (84,55%) nhưng thấp nhất trong môi trường nước lợ (56,50%). Ngược lại, dòng lợ mặn có tỷ lệ sống cao nhất trong môi trường nước lợ (86,1%) và thấp nhất trong môi trường nước ngọt (78,7%). Điều này phù hợp với thực tế vì dòng Novit 4 đƣợc chọn lọc theo tính trạng tăng tốc độ sinh trưởng và khả năng chịu lạnh trong môi trường nước ngọtvà cá rô phi dòng lợ mặn được chọn lọc theo tính trạng tăng tốc độ sinh trưởng trong môi trường nước lợ. Cá rô phi đỏ có
32
tỷ lệ sống tương đối giống nhau trong hai môi trường, tỷ lệ sống trong môi trường nước ngọt là 82,45% và trong môi trường nước lợ là 81,45% (Bảng 3.7).
Bảng 3.7. Tỷ lệ sống của các dòng cá giai đoạn nuôi thương phẩm Dòng cá Môi trường nước ngọt Môi trường nước lợ Novit 4 (%)
84,55a±4,31 56,50c±8,22
RPĐ (%)
82,45b±2,87 81,45b±3,56
LM (%)
78,70c±7,44 86,10a±4,62
Ghi chú: Số liệu trong cùng một hàng có cùng chữ thì không có khác sai khác ý nghĩa thống kê (p>0,05)
So sánh tỷ lệ sống của ba dòng cá thí nghiệm khi nuôi trong hai môi trường nước ngọt và nước lợ cho thấy tỷ lệ sống của dòng rô phi đỏ tương đối ổn định (82,45% và 81,45%), cá rô phi vằn dòng lợ mặn có tỷlệ sống không khác nhau nhiều (78,70% và 86,10%) và cá rô phi dòng Novit 4 có sự khác biệt tương đối lớn, tỷ lệ sống trong môi trường nước ngọt (84,55%) gấp 1,5 lần môi trường nước lợ (56,50%).
Kết quả phân tích ANOVA hai nhân cho thấy có sự sai khác về tỷ lệ sống của ba dòng cá thí nghiệm trong hai môi trường nước ngọt và nước lợ (P < 0,05) và kết quả phân tích ANOVA một nhân tố cho thấy có sự khác về tỷ lệ sống của 3 dòng cá khi nuôi trong cùng một môi trường nước ngọt hoặc nước lợ (P < 0,05). Kết quả phân tích cũng cho thấy có sự tương tác giữa hai nhân tố môi trường và nhân tố giống (P < 0,05) hay tỷ lệ sống của cả chịu tác động đồng thời của yếu tố môi trường nuôi và yếu tố các dòng cá thí nghiệm.
33
Đồ thị 3.6. Tỷ lệ sống của 3 dòng cá giai đoạn nuôi thương phẩm trong hai môi trường
Thảo luận:
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Anh Tuấn (2009) (trong môi trường nước ngọt chiều dài 22,1 cm/con, khối lượng 300 g/con, tỷ lệ sống 77,4% và trong môi trường nước lợ 20,7 cm/con, khối lượng 195,6 g/con, tỷ lệ sống 86,4%) nhƣng thấp hơn kết quả của Nguyễn Hữu Ninh và cộng sự (2014) (chiều dài 23,6 cm/con, khối lƣợng 337,8g/con và tỷ lệ sống 81,3%), và kết quả của Ngô Phú Thỏa và công sự (2015) (chiều dài 23,4 cm/con, khối lƣợng 325 g/con và tỷ lệ sống 79,8%) trên đối tượng cá rô phi lợ mặn nuôi trong môi trường nước lợ. Vì kết quả nghiên cứu của
34
Phạm Anh Tuấn là đánh giá tăng trưởng của các tổ hợp lai để xây dựng vật liệu nghiên cứu chọn giống chịu lợ mặn ban đầu và kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Ninh và Ngô Phú Thỏa là kết quả nuôi tăng trương từ quần đàn chọn giống chịu lợ mặn theo phương pháp gia đình nên có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao hơn nghiên cứu của chúng tôi.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên đối tƣợng cá rô phi vằn dòng Novit 4 nuôi trong môi trường nước ngọt thấp hơn kết quả của Trần Đình Luân và công sự (2010) (chiều dài 24,1 cm/con, khối lƣợng 323,5 g/con, tỷ lệ sống 83,7%) nhƣng cao hơn kết quả của Nguyễn Anh Hiếu (2013) (chiều dài 23,2 cm/con, khối lƣợng 232,7 g/con, tỷ lệ sống 72,3%) và Nguyễn Đắc Hải (2014, trang 36-40), (chiều dài 22,8 cm/con, khối lƣợng 241,6 g/con, tỷ lệ sống 63,7%) trên đối tƣợng cá rô phi vằn dòng Novit 4. Vì nghiên cứu của Trần Đình Luân trên đối tượng cá rô phi vằn dòng Novit 4 nuôi trong môi trường nước lợ với khối lượng ban đầu (trên 20g/con) và nghiên cứu của Nguyễn Anh Hiếu, Nguyễn Đắc Hải nuôi tăng trưởng đến khối lượng trên 800g/con và đối tượng nghiên cứu là cá đƣợc nuôi trú đông tại miền Bắc (đề tài thực hiện từ tháng 2 đến tháng 12/2013).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên đối tƣợng cá rô phi đỏ thấp hơn kết quả nghiên cứu của Trần Văn Phúc và công sự (2011) khi nuôi trong môi trường nước ngọt (chiều dài 23,8 cm/con, khối lượng 263,5 g/con) về tăng trưởng nhưng lại cao hơn về tỷ lệ sống 82,34 % trên đối tượng cá rô phi đỏ sinh sản tại nước ngọt và nuôi tại hai môi trường nước ngọt và nước lợ, mặn.
Từ các kết quả phân tích trên có thể kết luận, yếu tố môi trường (nước ngọt và nước lợ mặn) có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của 3 dòng cá thí nghiệm. Cá rô phi vằn dòng Novit 4 (được chọn giống trong môi trường nước ngọt) không chỉ tăng trưởng tốt trong môi trường nước ngọt mà còn tăng trưởng tốt trong cả môi trường nước lợ mặn nhưng tỷ lệ sống thấp (56,5%) ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm, tăng chi phí đầu tư/kg cá.
Tuy nhiên, cá rô phi vằn dòng chịu lợ mặn (được chọn giống trong môi trường nước lợ mặn) tăng trưởng tốt hơn trong môi trường nước ngọt so với môi trường nước lợ mặn điều này mở ra hướng nghiên cứu có thể hoàn thiện quy trình chọn giống cá rô phi trong điều kiện nước lợ, mặn đáp ứng nhu cầu giống cho hai môi trường nuôi.
35