Tốc độ tăng trưởng của cá nuôi thương phẩm

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh trưởng, tỉ lệ sống, tỉ lệ phi lê và chất lượng thịt ba dòng cá rô phi chọn giống trong hai môi trường nước ngọt và nước lợ (Trang 41 - 44)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Giai đoạn nuôi thương phẩm

3.2.3. Tốc độ tăng trưởng của cá nuôi thương phẩm

Sau 120 ngày nuôi tăng trưởng, kết quả kiểm tra cho thấy cả ba dòng cá thí nghiệm nuôi trong môi trường nước ngọt có tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài và khối lượng cao hơn cá nuôi trong môi trường nước lợ. Dòng Novit 4 có tốc độ tăng trưởng cao nhất, trung bình đạt 0,15 cm/con/ngày và 2,46 g/con/ngày trong môi trường nước ngọt và trong môi trường nước lợ các chỉ tiêu này lần lượt là 0,13 cm/con/ngày và 1,71 g/con/ngày. Dòng rô phi đỏ có tốc độ tăng trưởng lần lượt là 0,13 cm/con/ngày; 2,01 g/con/ngày trong môi trường nước ngọt và 0,11 cm/con/ngày; 1,34 g/con/ngày trong môi trường nước lợ. Dòng lợ mặn có tốc độ tăng trưởng lần lượt là 0,14 cm/con/ngày 1,94 g/con/ngày trong môi trường nước ngọt và 0,13 cm/con/ngày, 1,59 g/con/ngày trong môi trường nước lợ. .

Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của 3 dòng cá nuôi thương phẩm trong hai môi trường

Dòng cá Môi trường nước ngọt Môi trường nước lợ mặn AGRL

(cm/con/ngày)

AGRW (g/con/ngày)

AGRL (cm/con/ngày)

AGRW (g/con/ngày)

Novit 4 0.15 2.46 0.13 1.71

RPĐ 0.13 2.01 0.11 1.34

29

LM 0.14 1.94 0.13 1.59

Thảo Luận

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của dòng Novit 4 nuôi trong môi trường nước ngọt cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tiến (2003) (với chiều dài 0,14 cm/con/ngày và khối lƣợng là 2,38 g/con/ngày) và Nguyễn Anh Hiếu (2013) (với chiều dài 0,14 cm/con/ngày và 2,37 g/con/ngày) vì hai tác giả này thí nghiệm nuôi tăng trưởng đến khối lƣợng trên 800g/con thời gian nuôi nhiều hơn và giai đoạn từ 350g/con đến trên 800g/con có tốc độ tăng trưởng theo ngày chậm hơn giai đoạn dưới 350g/con.

Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của dòng lợ mặn nuôi trong môi trường nước lợ của chúng tôi thấp hơn kết quả của Ninh et al. (2014) (với chiều dài là 0,16 cm/con/ngày và khối lượng 1,97 g/con/ngày) khi nuôi trăng trưởng dòng lợ mặn chọn giống thế hệ 4. Tương tự, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của dòng rô phi đỏ nuôi trong hai môi trường thấp hơn kết quả của Trần Văn Phúc và công sự (2011) vì nghiên cứu của Trần Văn Trọng (môi trường nước ngọt tốc độ tăng trưởng tuyệt đối tương ứng là 0,14 cm/con/ngày và 2,01 g/con/ngày, trong môi trường nước lợ là 0,13 cm/con/ngày và 1,62 g/con/ngày) trên đàn cá rô phi đỏ chọn giống thế hệ G1 đƣợc bắn dấu nuôi chung trong lồng, bè trên sông.

3.2.3.2. Tăng trưởng chiều dài và khối lượng của 3 dòng cá nuôi thương phẩm Tốc độ tăng trưởng của ba dòng cá tương đối tốt trong cả hai môi trường nước ngọt và nước lợ, trong đó dòng Novit 4 có chiều dài và khối lượng lớn nhất trong cả hai môi trường thí nghiệm. Môi trường nước ngọt, dòng lợ mặn có chiều dài và khối lượng thấp nhất nhưng trong môi trường nước lợ thì dòng rô phi đỏ có tốc độ tăng trưởng thấp nhất (Bảng 3.6).

Bảng 3.6. Tăng trưởng chiều dài, khối lượng của 3 dòng cá thí nghiệm trong hai môi trường

Dòng cá Môi trường nước ngọt Môi trường nước lợ, mặn

30

Khối lƣợng tăng lên

(g/con)

Chiều dài tăng lên (cm/con)

Khối lƣợng tăng lên

(g/con)

Chiều dài tăng lên (cm/con) Novit 4 299,4a±24,2 23,9a±0,8 209,2a±43,5 21,6a±1,0 RPĐ 246,1b±36,2 22,2a±0,7 166,1c±24,6 20,1a±0,9 LM 235,4c±33,5 22,0a±0,9 193,6b±52,7 20,9a±1,3

Ghi chú: Số liệu trong cùng một hàng có cùng chữ thì không có khác sai khác ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Kết quả kiểm tra chiều dài và khối lượng cá cho thấy ở môi trường nước ngọt có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn ở môi trường nước lợ. Dòng Novit 4 phát triển nhanh nhất (chiều dài cá trong môi trường nước ngọt là 23,9 cm/con, trong môi trường nước lợ là 21,6 cm/con và khối lượng lần lượt tương ứng là 299,4 g/con và 209,2 g/con; Dòng rô phi đỏ ( chiều dài là 22,2 cm/con và khối lƣợng là 246,1 g/con) phát triển nhanh hơn dòng lợ mặn (chiều dài là 22,0 cm/con và khối lượng là 235,4 g/con) trong môi trường nước ngọt nhưng trong môi trương nước lợ thì dòng lợ mặn (chiều dài là 20,9 cm/con và khối lượng là 193,6 g/con) phát triển nhanh hơn dòng rô phi đỏ (chiều dài là 20,1 cm/con và khối lƣợng là 166,1 g/con).

Kết quả phân tích ANOVA hai nhân cho thấy có sự sai khác về chiều dài, khối lượng của ba dòng cá thí nghiệm trong hai môi trường nước ngọt và nước lợ (P < 0,05) và kết quả phân tích ANOVA một nhân tố cho thấy có sự khác về khối lƣợng của 3 dòng cá khi nuôi trong cùng một môi trường nước ngọt hoặc nước lợ (P < 0,05) nhưng không có sự sai khác về chiều dài của ba dòng cá thí nghiệm tuy nhiên không có sự tương tác giữa yếu tố môi trường và yếu tố tăng trưởng của dòng cá thí nghiệm (P > 0,05).

31

Đồ thị 3.4.Khối lượng của 3 dòng cá giai đoạn nuôi thương phẩm trong hai môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh trưởng, tỉ lệ sống, tỉ lệ phi lê và chất lượng thịt ba dòng cá rô phi chọn giống trong hai môi trường nước ngọt và nước lợ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)