Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (2001 2013) (Trang 22 - 26)

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

1.1. Vị trí địa lý, điêu kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên

1.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất đai dựa trên cơ sở tài nguyên đất và bản đồ thổ nhưỡng của tỉnh Thái Nguyên và cơ sở phân loại, đánh giá theo PAO, UNESSCO huyện Định Hóa có 6 nhóm đất với 11 loại chính.

Nhóm đất: Nhóm phù sa; nhóm đất dốc tụ; nhóm đất đên và màu thẫm;

nóm đất vàng xám; nhóm đất đỏ nâu vàng; nhóm đất mới biến đổi

Loại đất có 11 loại đất chính: Đất phù sa không được bồi đắp; Đất phù sa ngòi suối; Đất thung lũng do sản phẩm dóc tụ; Đất nâu đỏ trên đá macma trung tính và bazơ; Đất đỏ vàng trên đá biến chất; Đất đỏ vàng trên đa phiến thạch;

Đất đỏ vàng trên macma axít; Đất vàng nhạt trên đá cát; Đất vàng trên phù sa cổ; Đất mun vàng đỏ trên đá macma axít; Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa.

Theo số liệu thống kê năm 2009, huyện Định Hóa có tổng diện tích tự nhiên là: 52.075ha; trong đó tổng diện tích đất nông nghiệp là 38.903,83 ha

15

chiếm 76,1% diện tích tự nhiên tăng so với năm 2000 là 6.878,6 ha(tăng chủ yếu ở diện tích đất lâm nghiệp).

Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Định Hóa Đơn vị: Ha

TT Loại đất 2000 2005 1/1/2010

Tăng (+); giảm (-) 2005-

2000

2010- 2005 Tổng DTTN 52.075,9 51.109,4 51.351,4 -966,4 242,0 1 Đất nông

nghiệp 32.025,2 35.600,9 45.629,7 3.575,7 10.028,7 1.1 Đất SX nông

nghiệp 9.185,9 10.079,8 11.142,9 893,8 1.063,1 1.2 Đất lâm

nghiệp 22.154,0 24.792,0 33.595,2 2.638,0 8.803,2 1.3 Đất nuôi

trồng thủy sản 677,0 721,9 891,6 44,9 169,7 1.4 Đất nông

nghiệp khác 8,3 7,9 -0,4 -7,9

2 Đất phi nông

nghiệp 2.160,0 2.318,0 2.702,7 158,0 384,7

2.1. Đất ở 773,1 818,4 1.041,4 45,3 223,0

2.2 Đất chuyên

dùng 713,0 734,3 969,1 21,3 234,8

- Đất tôn giáo 0,3 0,3 0,4 0,0 0,1

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa

54,0 55,1 59,5 1,1 4,4

- Đất sông suối

và MNCN 658,8 678,9 631,2 20,1 -47,8

3 Đất chưa sử

dụng 17.890,7 13.190,5 3.019,0 -

4.700,2 -10.171,5 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Định Hóa

16

Tài nguyên khoáng sản ở huyện Định Hóa khá phong phú, gồm có: Sắt limonit ở xã Bộc Nhiêu, Bình Thành; Man Gan, sắt ở xã Phú Tiến; Ti tan, sa khoáng ở xã Sơn Phú; Đá granit có ở xã Phú Đình. Tuy nhiên các khoáng sản này trữ lượng không lớn và chưa đủ tuổi khai thác. Vì vậy, đến nay trên địa bàn huyện nay mới chỉ khai thác đá vôi cà cát sỏi để sản xuất vật liệu xây dựng ở địa phương.

Về tài nguyên rừng, toàn huyện có diện tích đất lâm nghiệp là 27.483,74 ha.

Trong đó đất lâm nghiệp có rừng là 24.112,8 ha. Rừng tự nhiên có diện tích là 15.732,7 ha, chủ yếu là rừng phục hồi tập trung ở khu vực núi cao, có độ dốc lớn, trữ lượng gỗ từ 50 – 100m3/ha với những loại cây có giá trị kinh tế thấp như gỗ, tre, nứa, song, mây, cọ và một số lâm sản khác. Ngoài giá trị kinh tế, rừng tự nhiên còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc phòng hộ, bảo vệ đất đai, duy trì nguồn nước cho sông suối, có ý nghĩa bảo tồn đa dạng sinh học và góp phần tạo nên cảnh quan kỳ thú; Rừng trồng có diện tích là 8.380 ha, chủ yếu là cây làm nguyện liệu như: Keo lai, bạch đàn…Tăng trưởng bình quân chỉ đạt dưới 10m3/ha/năm.

Định Hóa có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao đã tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Việt Bắc, cùng với sự đa dạng về thực vật đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn với phát triển du lịch sinh thái. Tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm:

Hồ Bảo Linh là hồ nhân tạo thuộc xã Bảo Linh, được xây dựng từ năm 1992 với mục đích thủy lợi và khai thác thủy sản. Hồ khá rộng diện tích mặt nước lên tới 80 ha, dung tích hữu ích 5,8 triệu m3. Đây là điểm lý tưởng phục vu du lịch sinh thái.

Thác Khuôn Tát thuộc xã Phú Đình cách nhà tưởng niệm Tỉn Keo 1 km về phía Tây Nam. Đây là một thác nước cao 7 tầng qua các dãy núi hoa cương ở dưới chân Đèo De. Thác vừa là di tích lịch sử vừa là danh lam thắng cảnh nằm giữa rừng đặc dụng với hệ sinh thái rừng đa dạng. Đây sẽ là điểm nhấn quan trọng về du lịch sinh thái trong tương lai.

17

Động Chùa Hang (Bảo Cường) gần thị trấn Chợ Chu. Đây là một cảnh đẹp thiên tạo có ý nghĩa tâm linh. Hàng năm Chùa Hang đều tổ chức lễ hội nên thu hút du khách đến tham quan. Ngoài việc chiêm ngưỡng cảnh đẹp du khách có thể tham gia hoạt động leo núi.

Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, nghệ thuật, phong tục tập quán, đặc sản của các dân tộc. Đặc biệt vùng ATK là Thủ đô kháng chiến. Hiện nay Định Hóa có 128 điểm di tích, trong đó có 12 điểm được Bộ Văn Hóa xếp hạng di tích cấp quốc gia như:

Khau Tý, Khuôn Tát, Tỉn Keo, Đèo De, Núi Hồng, Bảo Biên... trong đó có 4 điểm được xếp hạng cấp tỉnh... Những địa danh mà tên đất, tên làng đã nổi tiếng và mãi mãi là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc Định Hóa. Đây là những tiềm năng và lợi thế cho việc phát triển du lịch địa phương.

Những năm tháng kháng chiến, các cơ quan Trung ương, quân đội và nhân dân khắp nơi tản về Định Hóa tạo nên sự giao thoa văn hóa độc đáo giữa các dân tộc. Cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi, hơn 60 năm đã qua đi, nhưng những kỷ niệm của những năm tháng kháng chiến gian khổ cùng ăn cùng ở với đồng bào, Định Hóa trở thành nơi gắn bó, thân quen với nhiều cán bộ và đòng bào cả nước. Nhiều di sản văn hóa của Định Hóa đã trở nên nổi tiếng như nhà sàn Định Hóa (hiện nay được trưng bày tại Bảo tàng dân tộc học), nghệ thuật múa rối Tày Thẩm Rộc (Bình Yên) được cử đi tham dự liên hoan nghệ thuật múa rối dân tộc quốc tế (tổ chức tại bảo tàng dân tộc học); Lễ hội Lồng Tồng được duy trì và tổ chức thường niên vào đầu xuân hàng năm, cùng với các di sản văn hóa phi vật thể khác như các làn điệu hát sli, hát lượn, then, dân ca, dân vũ và những phong tục, những sản vật và các món ăn dân tộc là sản vật mang đặc trưng của Việt Bắc là những tiềm năng du lịch của địa phương.

Tuy nhiên, về cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ cho du lịch Định Hóa còn hạn chế. Vì vậy, du khách đến với Định Hóa chủ yếu đi về trong ngày nên thu nhập từ dịch vụ du lịch chiếm tỷ lệ chưa cao trong cơ cấu kinh tế của huyện.

18

Các lợi thế về du lịch vẫn ở dạng tiềm năng chưa trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (2001 2013) (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)