Chương 2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA DÂN CƯ Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN (2001 – 2013)
2.1. Chủ trương của Trung ương về việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
2.1.2. Chủ trương xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
Ngay sau khi Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam
35
Dân chủ Cộng Hòa, mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam – kỉ nguyên độc lập, tự do và đi lên chủ nghĩa xã hội.
Vừa mới ra đời, Nhà nước cách mạng rất chú trọng tới công tác vận động nhân dân xây dựng đời sống mới, từng bước xóa bỏ những tàn dư lạc hậu; đồng thời giáo dục nhân dân tư tưởng cần, kiệm, liêm, chính. Ngày 3/4/1946, Ủy ban vận động đời sống mới Trung ương được thành lập để chỉ đạo cho cuộc vận động. Một năm sau đó, vào ngày 20/3/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm Đời sống mới. Tác phẩm này được Ủy ban vận động đời sống mới Trung ương xuất bản, coi đây là tài liệu tuyên truyền học tập của các cấp chỉ đạo và của toàn dân [18].
Trong suốt những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, song song với đấu tranh quân sự, ngoại giao, thì việc xây dựng và phát triền nền văn hóa dân tộc cũng luôn luôn được Đảng và Chính phủ quan tâm. Vừa kháng chiến, dân tộc ta vừa xây dựng một nền văn hóa mới phù hợp với tinh thần dân tộc độc lập, hợp với khoa học, tiến bộ, hợp với tinh thần và trình độ của đông đảo quần chúng nhân dân. Từ ngày 16 đến ngày 20/7/1948, Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ 2 được triệu tập, Hội nghị thông qua báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Đảng Trường Chinh trình bày. Bản báo cáo nêu rõ lập trường văn hóa Mácxít, tính chất và nhiệm vụ văn hóa dân tộc dân chủ; phê phán những khuyng hướng va quan điểm văn hóa thực dân, phong kiến, tư sản; xác định thái độ đúng đắn của những người làm công tác văn hóa kháng chiến. Mọi hoạt động văn hóa trong kháng chiến đều hướng theo phương châm “văn hóa kháng chiến, kháng chiến văn hóa”. Mặt trận văn hóa đã góp phần không nhỏ tạo nên thắng lợi cho hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, cùng với quá trình đặt trọng tâm vào đổi mới về kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
36
xác định đường lối xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội lần thứ VII (6/1991) đã xác định nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Như vậy, nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là một nhiệm vụ trọng yếu trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và nân cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kì mới.
Hội nghị lần thứ 2 (1995) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khóa IV) đã quyết định mở cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, đồng thời ban hành Thông tư số 04- TT/MTTW ngày 3/5/1995 để hướng dẫn thực hiện cuộc vận động.
Ngày 16/7/1998, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết ra đời đã nhanh chóng được các cấp ủy đảng, chính quyền trong cả nước triển khai, nhân dân đồng tình hưởng ứng. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã đánh giá: Sau Đề cương văn hóa của Đảng năm 1943, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về văn hóa là văn kiện chuyên đề văn hóa đầu tiên của Đảng “trúng ý Đảng, hợp lòng dân”, đặt ra chiến lược xây dựng và phát triển văn hóa nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngày 15/1/1999, Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Thông tư số 01- TT/MTTW hướng dẫn tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, bổ sung và cụ thể hóa những nội dung, yêu cầu mới vào cuộ vận động để thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng như: Yêu cầu về xây dựng đời sống văn hóa (thực hiện Nghị quyết Trung ương khóa VIII), yêu cầu về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (thực hiện Chỉ thị số 30- CT/TW của Bộ chính trị khóa VIII), yêu cầu về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở...
37
Ngày 23/12/1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 235/1999/QĐ- TTg Về việc thành lập Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Tiếp đó, ngày 12/4/2000, Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành quyết định số 05/2000/QĐ- BVHTT Về việc ban hành Kế hoạch triển khai phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Trước mắt, phong trào nhằm huy động sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, mọi nguồn lực của xã hội tập trung vào hai lĩnh vực:
1- Đoàn kết xây dựng tư tưởng, đạo đức lối sống tốt đẹp.
2- Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
Như vậy, từ sau khi có Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII Về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, trên địa bàn khu dân cư có nhiều cuộc vận động, nhiều phong trào với những tên gọi khác nhau. Trước thình hình đó, ngày 12/6/2001, Chính phủ và Ban thường trực Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định: Từ nay, trên địa bàn khu dân cư như: thôn, ấp, buôn, sóc, bản, làng, khóm, cụm dân cư, khu phố...(đơn vị dưới cấp xã, phường, thị trấn) thống nhất cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa thành tên mới là Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư do Mặt trận Tổ quốc cấp xã, phường, thị trấn quản lý chủ trì, nối tiếp cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư trước đây.
Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư là sự vận động của thời kì đổi mới đất nước, đổi mới công tác Mặt trận, được hình thành trên cơ sở kế thừa, phát huy, mở rộng và nâng cao các phong trào, các cuộc vận động ở khu dân cư dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy, đảng, có sự phối hợp của các cấp chính quyền do Mặt trận Tổ quốc chủ trì, phối hợp thống nhất hành động.
38
Cuộc vận động không phủ định, chồng chéo với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước của các ban, ngành, mà trái lại nó thúc đẩy, tạo điều kiện cho các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, các chương trình kinh tế - xã hội được thực hiện tốt hơn.
Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư là một trong những quan điểm, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Đây là một chủ trương quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, xây dựng lối sống, nếp sống và con người phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của đất nước ta trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, được thể hiện trên những nét cơ bản sau đây:
- Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, các chương trình kinh tế - xã hội thực hiện được tốt hơn nhờ việc phối hợp giữa các chức năng quản lí của Nhà nước với vai trò làm chủ của nhân dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng từ khu dân cư, xây dựng cơ sở vững mạnh về mọi mặt làm nền tảng vững chắc cho công cuộc đổi mới đất nước.
- Đây là cuộc vận động mang tính toàn dân, toàn diện và toàn quốc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm cùng Đảng và Nhà nước phát huy ý chí tự lực, tự cường; khơi dậy mọi tiềm năng và sức mạnh của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi tập thể và của cả cộng đồng, tạo thành sức mạnh to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư tạo điều kiện và thúc đẩy các cấp Mặt trận, các tổ chức thành viên và cả hệ thống chính trị cùng chuyển động về một hướng, thực hiện khẩu hiệu hành động: Hướng về địa bàn dân cư và hộ gia đình, giúp cơ sở xây dựng địa bàn dân cư có cuộc sống ấm no, an toàn, văn minh và hạnh phúc. Nó góp phần đẩy mạnh phong trào xây dựng khu phố, làng, xã, phường văn hóa, gia đình văn hóa, nâng cao tính tự quản của cả cộng đồng dân cư trong công cuộc xây dựng nếp sống văn minh; từng bước thu hẹp dần
39
khoảng cách giữa các trung tâm đô thị và nông thôn, giữa vùng kinh tế phát triển với các vùng xâu, vùng xa, vùng núi, biên giới, hải đảo, giữa các tầng lớp nhân dân...; xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở. Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư có ý nghĩa chiến lược về văn hóa đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; là nhân tố quyết định đảm bảo chất lượng cuộc sống của nhân dân, nền tảng, tinh thần của chế độ và định hướng xã hội chủ nghĩa của quá trình phát triển đất nước.
Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư là cuộc vận động quần chúng xây dựng môi trường, lối sống và đời sống văn hóa của mọi người dân ở cơ sở, phát huy tinh thần tự nguyện, tính tự quản và năng lực làm chủ của nhân dân;
khuyến khích sáng tạo văn học nghệ thuật, tạo ra những tác phẩm, những công trình có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật; xây dựng và nâng cấp đông bộ hệ thống thiết chế văn hóa lành mạnh, tốt đẹp, phong phú; nâng cao trình độ phổ cập văn hóa đáp ứng ngày càng đa dạng của các tầng lớp nhân dân đi đôi với nhiệm vụ bồi dưỡng các tài năng văn hóa.
Cuộc vận động có tác dụng thúc đẩy kiện toàn tổ chức ở khu dân cư: Chi bộ đảng, ban công tác Mặt trận, chi hội, chi đoàn có đủ sức tập hợp lực lượng, làm sức bật dậy các tiềm năng nội lực từ địa bàn dân cư nhằm đưa sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc lên tầm cao mới, chiều sâu mới.
Động lực của cuộc vận động là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở lấy lợi ích chung của cộng đồng dân cư làm điểm tương đồng, lấy sự tiến bộ văn hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống ở khu dân cư làm mục đích. Chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề dân sinh, dân chủ, dân trí ở khu dân cư là đoàn kết.
Tư tưởng chỉ đạo của cuộc vận động là Lấy sức dân xây dựng cuộc sống cho dân. Trên cơ sở phát huy truyền thống đoàn kết, dựa vào sức mạnh nội lực của cộng đồng dân cư là chính, có sự hỗ trợ của Nhà nước, tổ chức thực hiện
40
các nội dung cuộc vận động nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần cho từng người, từng hộ gia đình và cả khu dân cư ngày càng ấm no, bình đẳng, hạnh phúc và phát triển.
Địa bàn của cuộc vận động là thôn, bản, làng, tổ dân phố (gọi chung là khu dân cư)