Quá trình thực hiện công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Định Hóa

Một phần của tài liệu Công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (2001 2013) (Trang 51 - 63)

Chương 2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA DÂN CƯ Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN (2001 – 2013)

2.2. Quá trình thực hiện công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Định Hóa

Năm 2001, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thống nhất tên gọi mới là cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, Ủy ban MTTQ huyện Định Hóa phối hợp với UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động do đồng chí Phó chủ tịch UBND làm Trưởng ban, đồng chí Chủ tịch Ủy ban MTTQ làm Phó Trưởng ban.

Năm 2013, thực hiện công văn của UBND Tỉnh Thái Nguyên về việc thành lập Ban Chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên cơ sở hợp nhất phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, UBND huyện Định Hóa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND (phụ trách khối văn hóa – xã hội) làm Trưởng ban, đồng chí Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin làn Phó Trưởng ban Thường trực và đồng chí Chủ tịch UBMTTQ làm Phó Trưởng ban. Các đồng chí Chủ tịch Liên đoàn Lao động

44

huyện, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch các hội: Nông dân, Phụ nữ, Khuyến học, Hội Cựu Chiến binh, Người Cao tuổi huyện, Trưởng Công an huyện, Chỉ huy Trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện, Trưởng các phòng Nội vụ, Kinh tế, Lao động – Thương binh và Xã hội, GD&ĐT, Y tế... làm ủy viên.

Ban chỉ đạo cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư có nhiệm vụ cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của tỉnh, xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện cuộc vận động trê phạm vi toàn huyện. Ban chỉ đạo chủ động tham mưu cho Huyện đề ra chủ trương, giải pháp nhằm phát huy mọi nguồn lực, tập hợp mọi lực lượng để đẩy mạnh, nâng cao chất lượng cuộc vận động; thường xuyên đánh giá, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm những vấn đề chưa làm tốt, đồng thời phát huy, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới nhằm nâng cao chât lượng của cuộc vận động.

Cùng với việc thành lập Ban Chỉ đạo, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh nhằm giúp nhân dân hiểu được nội dung, ý nghiã của cuộc vận động.

Các tổ chức đoàn thể là những thành viên tích cực hoạt động trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Đoàn Thanh niên tổ chức nhiều buổi tọa đàm, xây dựng các câu lạc bộ để tuyên truyền, giáo dục Pháp luật; tổ chức các buổi ra quân tình nguyện vì môi trường...Hội phụ nữ tổ chức các buổi tọa đàm, tuyên truyền trực tiếp tại khu dân cư về việc xây dựng gia đình văn hóa, chống bạo lực gia đình. Hội Phụ nữ phối hợp với Hội Kế hoạch hóa gia đình đẩy mạnh tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, vận động các gia đình không sinh con thứ 3...

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chỉ đạo, công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được triển khai thực hiện đồng bộ. Cuộc vận động Ngày vì người nghèo là một biện pháp cơ bản để xây dựng đời sống kinh tế ổn định và phát triển, thực hiện xóa đói giảm nghèo. Ủy ban MTTQ huyện đã tham mưu với cấp Ủy phối hợp với các ngành, đoàn thể, xây dựng, triển khai kế

45

hoạch cụ thể thực hiện cuộc vận động. Cuộc vận động Ngày vì người nghèo mang tính nhân văn sâu sắc, hợp với “ý Đảng, lòng dân” thể hiện truyền thống tương thân tương ái của nhân dân ta, trong những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền các ngành, MTTQ và các đoàn thể đẫ đề ra các chương trình, tổ chức các phong trào, các cuộc vận động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, trong đó cuộc vân động Ngày vì người nghèo đã góp phần đẩy nhanh xóa đói giảm nghèo của huyện. Đến năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo là 22,72% giảm 2,09% so với năm 2012.

Ban vận động Ngày vì người nghèo được thành lập do đồng chí Chủ tịch UBMTTQ làm Trưởng ban, lãnh đạo phòng Lao động –Thương binh và Xã hội và Phó Chủ tịch UBMTTQ làm Phó Trưởng ban, Chủ tịch các tổ chức: Liên đoàn Lao động, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Giám đốc Đài Truyền thanh – Truyền hình, Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch làm ủy viên.

Các xã cũng thành lập Ban vận động do đồng chí Chủ tịch UBMTTQ làm Trưởng ban.

Ban vận động đã tập huấn hướng dẫn Thông tri 08 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hướng dẫn thực hiện cuộc vận động, quy chế xây dựng, quản lý sử dụng “Quỹ vì người nghèo” kế hoạch triển khai hàng năm, tài liệu tuyên truyền phục vụ cho cuộc vận động.

Phối hợp với Phòng Tài chính hướng dẫn nghiệp vụ thu, chi, quản lý sử dụng quỹ đối với Ban vận động quỹ cấp xã. Phối hợp với Đài Truyền hình Truyền thanh, thường xuyên tuyên truyền các tầng lớp nhân dân, phối hợp với Kho bạc nhà nước Huyện tổ chức tiếp nhận “Quỹ vì người nghèo” tạo điều kiện cho các tập thể, cá nhân ủng hộ xây dựng huy động mỗi năm từ 1 đến 2 lần.

Tập trung phát động tháng cao điểm từ 17/10 đến 18/11, Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Quỹ hàng năm vận động được đã sử dụng vào việc tổ chức thăm hỏi, tặng quà tết cho 300 hộ nghèo, khó khăn, hỗ trợ xây dựng được 05 căn nhà Đại đoàn

46

kết, trong đó quỹ cấp huyện xây dựng 22 căn nhà, 2 nhà tình nghĩa, 5 nhà nhân đạo, hỗ trợ mua 4 con trâu, bò cho hộ nghèo, tặng học bổng, hỗ trợ các hộ bị thiên tai, hỏa hoạn và hàng ngàn ngày công, con giống, cây trồng, hỗ trợ giúp đỡ hộ nghèo ổn định cuộc sống.

Để cuộc vận động Ngày vì người nghèo được triển khai sâu, rộng và hiệu quả, Ban Vận động đã huy động mọi tổ chức đoàn thể tích cực tham gia vận động. Liên đoàn Lao động Huyện làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động đoàn viên Công đoàn đang công tác tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong huyện tích cực hưởng ứng, đóng góp xây dựng quỹ. Ban chỉ huy quân sự và Công an Huyện tổ chức vận động cán bộ, chiến sĩ tích cực tham gia ủng hộ Quỹ, ủng hộ ngày công giúp đỡ các hộ nghèo trong phát triển sản xuất, xây dựng và sửa chữa nhà ở... Các Phòng, ban, đơn vị sự nghiệp, đoàn thể và Mặt trận Tổ quốc Huyện vận động cán bộ, công chức, viên chức tự nguyện ủng hộ 1 ngày lương để góp phần xây dựng Quỹ vì người nghèo.

Nội dung, mục đích của Cuộc vận động vừa toàn diện, thiết thực, bao gồm nhiều lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, thực hiện dân chủ ở cơ sở và đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.

Cuộc vận động được các cấp ủy Đảng, lãnh đạo, chính quyền tạo điều kiện, MTTQ và các ngành, tổ chức thành viên phối hợp triển khai. Qua thực hiện cuộc vận động đã góp phần đổi mới nội dung, phương pháp, vận động quần chúng, nội dung sinh hoạt của chi bộ và ban công tác mặt trận và các đoàn thể ở KDC, phát huy dân chủ, mối quan hệ giữa Đảng, Chính quyền và nhân dân ngày càng gắn bó.

Cuộc vận động Ngày vì người nghèo được triển khai có hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của Huyện. Bên cạnh đó Cuộc vận động còn bao hàm ý nghĩa chính trị xã hội, nhân văn sâu sắc; khơi dậy và phát huy truyền thống đoàn kết, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, xã hội cùng chung tay, góp sức chăm lo cho người nghèo.

47

Nhờ đó mà nhiều hộ nghèo đã từng bước thoát nghèo, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, gia đình ấm no, hạnh phúc. Cuộc vận động còn mang đến nhiều ý nghĩa về mặt tinh thần to lớn. Cuộc vận động đã mang đến niềm vui cho hàng nghìn hộ nghèo và niềm tin cho các tầng lớp nhân dân; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.

Cùng với Cuộc vận động Ngày vì người nghèo, phong trào xây dựng Gia đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa cũng được phát động, thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Đây là một trong những phong trào điển hình của Huyện nhằm đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. Gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa vừa là biểu hiện, vừa là động lực của công cuộc xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư.

Gia đình là tế bào của xã hội do đó văn hóa gia đình đóng vai trò quan trọng trong vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.

Quá trình hình thành văn hoá dân tộc cũng là quá trình hình thành văn hoá gia đình. Chính gia đình là một thiết chế văn hoá góp phần tạo dựng nên một xã hội có văn hoá, văn hoá gia đình được hình thành trên cơ sở nền tảng của văn hoá dân tộc, là thước đo giá trị văn hoá dân tộc.

Xây dựng Gia đình văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, xây dựng xã hội văn minh hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Khi mặt trái của cơ chế thị trường cùng những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài tràn vào tác động đến con người, việc xây dựng gia đình văn hóa bền vững, hạnh phúc càng trở nên cấp bách.

Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, mặt trái của cơ chế thị trường cùng với lối sống thực dụng tôn thờ đồng tiền, các sản phẩm văn hóa độc hại bên ngoài tràn vào cùng với các tệ nạn xã hội đang tiến công mạnh mẽ vào các gia đình.

Từ đó, tình trạng ly hôn, ly thân, sống thử không đăng ký kết hôn, quan hệ tình dục, nạo phá thai trước hôn nhân gia tăng. Nhiều giá trị đạo đức gia đình đang xuống cấp. Các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè bê tha và đại dịch

48

HIV/AIDS đang len lỏi thâm nhập vào các gia đình... Ðặc biệt, bạo lực gia đình đang là vấn đề nổi cộm.

Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa chính là gốc rễ trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, Ủy ban Nhân dân và Ủy ban MTTQ Huyện đã đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng và nhân rộng các Gia đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa.

Để việc xây dựng Gia đình văn hóa, Khu phố văn hóa có hiệu quả, đi vào thực chất, Huyện đã có các văn bản chỉ đạo các địa phương về tiêu chí cụ thể trong quá trình xét công nhận Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, tránh tình trạng đánh giá ồ ạt, chạy theo thành tích.

Gia đình văn hóa được xem xét, đánh giá theo các tiêu chí: 1- Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương; 2- Gia đình văn hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng; 3- Tổ chức lao động sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả. Các tiêu chí bao trùm cả những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và những nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội ngày nay.

Trên cơ sở xây dựng Gia đình văn hóa, các tiêu chí xây dựng Thôn văn hóa cũng được hoàn thiện:

1- Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển.

2- Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú.

3- Môi trường cảnh quan sạch đẹp.

4- Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

5- Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng.

Các cấp, các ngành, đoàn thể luôn đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục nhận thức về xây dựng lối sống văn minh ở gia đình, khu phố, phòng chống bạo lực gia đình: Hội Liên hiệp Phụ nữ Huyện đã xây dựng nhiều

49

chương trình, nhiều phong trào thi đua, mô hình tiêu biểu nhằm bảo vệ môi trường và quyền lợi hợp pháp của phụ nữ, đồng thời góp phần xây dựng gia đình văn hóa. Đáng chú ý là các phong trào Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc; học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh; các mô hình tiết kiệm, phong trào 5 không 3 sạch (3) trong các gia đình; cuộc vận động xây dựng mái ấm tình thương. Hội phụ nữ các xã đã làm tốt công tác tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa tron khu dân cư, vận động các chị em phụ nữ hiến đất làm đường tiểu mạch liên khu, xây dựng nhà văn hóa... Đoàn thanh niên phát huy tốt mô hình Câu lạc bộ Gia đình trẻ vừa giúp các gia đình vượt khó, vươn lên làm giàu, vừa xây dựng nếp sống văn minh của các gia đình. Mô hình tổ hòa giải được thành lập nhằm giải quyết, hòa giải các mâu thuẫn trong gia đình, ở khu dân cư; xây dựng nếp sống văn minh gắn liền với các phong trào thi đua Gia đình 5 không 3 sạch, xây dựng Gia đình hiếu học, gắn liền với sự phát triển của giáo dục trong gia đình với sự phát triển văn hóa...

Với nhiều bước đi đổi mới, sáng tạo, bước đi phù hợp, phong trào xây dựng gia Gia đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa ở Huyện Định Hóa đã đạt được kết quả khá cao, thực sự trở thành nòng cốt thúc đẩy sự phát triển của công cuộc xây dựng đời sống văn hóa dân cư.

Một trong những tiêu chí xây dựng cuộc sống văn hóa ở khu dân cư là phải xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, ngày 4/12/2001, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và lãnh đạo Bộ Công an đã ban hành Nghị quyết liên tịch số 01/2001 về Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong thời kỳ mới. Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là một hình thức hoạt động tự giác. Có tổ chống lại các loại tội phạm nhằm bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản Nhà nước và tính mạng, tài sản của nhân dân.

(3) 5 không: 1, không đói nghèo; 2, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; 3, không có bạo lực gia đình; 4, không sinh con thư ba trở lên; 5, không có trẻ em suy dinh dưỡng và trẻ em bỏ học. 3 sạch: 1, sạch nhà; 2, sạch bếp; 3, sạch ngõ.

50

Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc triển khai nhằm phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân trong việc bảo vệ bảo vệ trật tư ở khu dân cư nói riêng và tình hình an ninh quốc gia nói chung. Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được nâng cao góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh kịp thời với bọn tội phạm, ổn định được tình hình an ninh trật tự, là điều kiện thuận lợi để phát triển các mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội khác.

Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được thành lập do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Huyện làm trưởng ban; đồng chí Trưởng Công an Huyện làm Phó Trưởng ban thường trực. Các đồng chí Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Huyện, trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội làm Phó trưởng ban. Ủy viên là các trưởng phòng, ban của Huyện.

Ban chỉ đạo lập kế hoạch, chỉ đạo và triển khai tát cả các nội dung của phong trào đến tất cả các địa bàn dân cư trên thành phố. Ủy ban Nhân dân các xã, thị trấn chỉa đạo phòng chống tội phạm và phòng chống ma túy, các ban, ngành, đoàn thể tổ chức lồng ghép tuyên truyền giáo dục phòng chống tội phạm vào các buổi họp, hội nghị sơ kết, các buổi họp thôn, xóm, phố...Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho mỗi thành viên, đoàn viên, hội viên phải là một tuyên truyền viên về công tác phòng chống tội phạm trên địa bàn, cụm dân cư. Đã tổ chức tuyên truyền 25 đợt đến 435 khu dân cư về công tác phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm được lồng ghép với các cuộc vận động như: “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Xây dựng làng bản, gia đình văn hóa và lên án đấu tranh mạnh mẽ với các loại tệ nạn xã hội”.

Lực lượng Công an từ Huyện đến cơ sở thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và Ban chỉ huy Quân sự Huyện thực hiện có hiệu quả các Nghi quyết liên tịch, chương trình và quy chế phối hợp hành động trong lĩnh vực phòng chống tội phạm. Phối hợp với Công an Thị trấn Chợ Chu tổ chức 01 lớp tập huấn nghiệp vụ lồng ghép công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm cho 22 công an viên. Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho mỗi đồng chí Công an xã, thị trấn phải thực hiện công tác tuyên truyền phòng

Một phần của tài liệu Công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (2001 2013) (Trang 51 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)