Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN
1.2. Truyền thống đấu tranh
Định Hóa nằm ở trung tâm vùng Việt Bắc, có nhiều đường bộ đi các địa phương, có thể lên biên giới phía Bắc, đi Tây Bắc, Đông Bắc, tới trung du, xuống đồng bằng… tương đối thuận lợi. Từ xa xưa Định Hóa luôn là địa bàn chiến lược quan trọng, “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”. Để tồn tại và phát triển, nhân dân các dân tộc Định Hóa ngoài việc phải đấu tranh với thiên nhiên, còn phải thường xuyên đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Trong suốt gần mười thế kỉ (từ thế kỉ I đến thế kỉ X), dưới ách thống trị của phong kiến Trung Hoa, nhân dân các dân tộc Định Hóa luôn góp phần cùng nhân dân cả nước, kiên cường bền bỉ đấu tranh chống ách nô dịch và âm mưu đồng hóa dân tộc của chúng. Trong gần 10 thế kỉ tiếp theo (thế kỉ XI đến thế kỉ XVIII), với ý chí tự lực tự cường và bằng sức mạnh đoàn kết dân tộc, nhân dân các dân tộc Định Hóa đã góp phần cùng nhân dân cả nước đánh bại nhiều cuộc xâm lược, đó là cuộc kháng chiến chống quân Tống thế kỉ XI, quân Mông - Nguyên thế kỉ XIII, quân Minh thế kỉ XV, quân Thanh thế kỉ XVIII…
Thế kỉ XVI, chế độ phong kiến trên con đường suy yếu, các tập đoàn phong kiến Mạc và Lê – Trịnh tranh giành quyền lực gây ra cuộc nội chiến tương tàn. Thời kì này Định Hóa bị tập đoàn nhà Mạc chiếm đóng làm căn cứ, đánh nhau với tập đoàn nhà Trịnh. Chiến tranh Trịnh – Mạc đã gây ra cho nhân dân địa phương bao lầm than đâu khổ. Căm thù các tập đoàn phong kiến đã gây ra cuộc nội chiến tương tàn, nhân dân các dân tộc Định Hóa hướng về cuộc khởi nghĩa của Quang Trung – Nguyễn Huệ năm 1771.
Năm 1883 nhân dân các dân tộc Định Hóa đã sôi nổi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa do Nông Văn Vân lãnh đạo.
Sau khi chiếm thành Thái Nguyên tháng 5- 1884 và bình định các tỉnh lân cận, tháng 10- 1886 quân Pháp đánh chiếm Định Hóa, ngày 31/1/1889, thực
19
dân Pháp huy động 37 sĩ quan, 779 lính lê dương, 278 lính khố đỏ - không kể 1.200 dân phu bị bắt ở Hà Nội và Thái Nguyên làm nhiện vụ vận chyển lương thực, thực phẩm…do tướng Borgnis Desbordes chỉ huy, chia làm 2 mũi tấn công, đánh chiếm vào vùng Chợ Chu.
Chiếm đóng Đinh Hóa, quân Pháp đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân nơi đây. Tiêu biểu là những trận chiến đấu của nhân dân Định Hóa phối hợp với nghĩa quân Hoàng Hoa Thám đánh Pháp ở Quảng Nạp ngày 1/4/1912; trận đánh trên đường Chợ Chu đi Quảng Nạp ngày 13/9/1912. Ngày 28/8/1922, những người tù Chợ Chu nổi dậy chống Pháp.
Đến cuối năm 1940, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lại được tăng cường thêm cán bộ, phong trào cách mạng ở Định Hóa phát triển ngày càng mạnh mẽ. Ngày 19/11/1941 một tổ chức Cứu quốc quân II gồm các đồng chí Nguyễn Cao Đàm, Chu Viết Phóng, Phương Cương, Đường Thị Ân, Hoàng Thị Môn, Hoàng Thị Ngoan bí mật vượt vòng vây địch sang vùng Bảo Cường, Chợ Chu làm nhiệm vụ gây dựng cơ sở, mở rộng căn cứ. Từ giữa năm 1944, trong không khí sôi nổi của những ngày “sửa soạn khởi nghĩa”, các đội tự vệ võ trang ở các địa phương lần lượt ra đời. Phong trào sắm vũ khí và luyện tập quan sự diễn ra sôi nổi. Để tăng cường đội ngũ cán bộ lãnh đạo cho Đảng, đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong tình hình mới, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, các cơ sở cách mạng của Định Hóa phối hợp với Cứu quốc quân II tổ chức cho 12 đảng viên cộng sản bị địch giam ở nhà tù Chợ Chu vượt ngục thành công, trở về hoạt động ở các địa phương.
Dưới sự lãnh đạo, phối hợp của Cứu quốc qân, đêm 26/3/1945, quân cách mạng bao vây, tiến công đồn bảo an binh, giải phóng châu lỵ. Ngày 28/3 tại cuộc mít tinh lớn tổ chức tại đình Quán Đế thị trấn Chợ Chu, Việt Minh đã tuyên bố xóa bỏ chính quyền địch. Ngày 18/4/1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời châu Định Hóa được thành lập, châu Định Hóa đổi thành châu Ngô Quyền. Đến cuối tháng 4/1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời được thành lập ở hầu hết các xã, lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Nhật, bảo vệ
20
căn cứ núi Hồng, bảo vệ Khu giải phóng, cung cấp lương thực thực phẩm cho Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội quốc dân ở Tân Trào.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, do có vị trí chiến lược đặc biệt, Định Hóa được Trung ương Đảng, Chính phủ chọn làm trung tâm căn cứ địa, nơi các cơ quan đầu não kháng chiến, các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước ở và làm việc.
Ngày 20/5/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh về ATK Định Hóa, Người đã đặt đại bản doanh ở đồi Khau Tý, xã Điềm Mặc. Xã Phú Đình là nơi Bác ở nhiều lần trong nhiều năm kháng chiến, cùng Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng tư lệnh có những quyết định quạn trọng.
Mảnh đất ATK Định Hóa trong những năm tháng kháng chiến còn là nơi ra đời nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nơi tổ chức nhiều hội nghị quan trọng của Trung ương Đảng, Hội đồng Chính phủ, Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt, Bộ Quốc phòng – Bộ Tổng tư lệnh; nơi ra đời và làm việc của nhiều cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện, nhà máy, binh xưởng.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, 3.117 con em nhân dân các dân tộc Định Hóa, trong đó có 98 nữ đã lên đường cần súng bảo vệ Tổ quốc. Hàng trăm các đồng chí đã chiến đấu và anh dũng hi sinh hoặc để lại một phần thân thể trên chiến trường.
Trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân huyện Định Hóa và các xã Phú Đình, Bảo Linh, Bình Thành, Bình Yên, Bộc Nhiêu, Đồng Thịnh, Quy Kỳ, Điềm Mặc, Định Biên, Phượng Tiến, Kim Phượng, Thanh Định, Trung Lương, Phú Tiến, Sơn Phú, thị trấn Chợ Chu và hai đồng chí Ma Văn Viên (xã Tân Dương), Âu Văn Hùng (xã Sơn Phú) được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 10 bà mẹ được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; hàng trăm tập thể, cá nhân được phong tặng các danh hiệu cao quý [29].
21