Đoàn kết xây dựng đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển,

Một phần của tài liệu Công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (2001 2013) (Trang 63 - 69)

Chương 3 ĐÁNH GIÁ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƯ HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1.1. Đoàn kết xây dựng đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển,

Nhận thức đúng đắn nhiệm vụ phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo là yêu cầu quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của Huyện, Ban Thường trực MTTQ các cấp-Ban vận động tại các khu dân cư đã phối hợp cùng với chính quyền và các đoàn thể, nhất là các tổ chức chính trị xã hội (Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Chữ thập đỏ…) tập trung tuyên truyền cho nhân dân định hướng phát triển kinh tế của địa phương, những chủ trương, chính sách của Nhà nước, của Tỉnh và Huyện về hỗ trợ phát triển kinh tế.

Cuộc vận động đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết phát huy ý chí tự lực, tự cường, khơi dậy tiềm năng và sức mạnh nội lực của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Sau 20 năm thực hiện, phong trào đã góp phần đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo trên địa bàn huyện, lan tỏa sâu rộng tại các khu dân cư với những hoạt động thiết thực, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của

56

huyện. Hiệu quả rõ nhất của phong trào TDĐKXDĐSVH đã góp phần quan trọng vào công cuộc giảm nghèo; phát triển kinh tế ổn định và bền vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo giữ vững, vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp; chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao.

Cùng với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước bà con nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp luân canh 3 vụ trên một diện tích đất (2 vụ lúa 1 vụ màu), mạnh dạn đưa các loại giống mới, năng suất cao chất lượng tốt vào sản suất, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm từ đó kích thích phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trong toàn huyện. Nhiều địa phương trong huyện đã xuất hiện mô hình trang trại, gia trại, nhóm hộ, tổ hợp tác, hộ gia đình làm ăn giỏi, làm giàu chính đáng; có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, cuộc sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương được khơi dậy, phát huy và phát triển đúng hướng, mang lại hiệu quả ngày càng cao. Điển hình như mô hình nuôi cá, hợp tác xã chè, Tổ hợp tác mì, các trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm…

Cùng với các cuộc vận động, phong trào thi đua của cả nước, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động. Để cuộc vận động đi vào cuộc sống, Ủy ban MTTQ các cấp đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, đổi mới nội dung, hình thức nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của cuộc vận động. Đặc biệt, với sự phối hợp, vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng với sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” đã giúp hàng nghìn người nghèo vươn lên có cuộc sống mới thông qua nhiều hoạt động, như: Tổ chức phong trào toàn dân đoàn kết, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo; vận động các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia giúp đỡ người nghèo về tư liệu sản xuất, nhà ở, giúp con em hộ nghèo tiếp tục được đi học, giúp người nghèo khi ốm đau, khó khăn hoạn nạn... trong 14 năm thực hiện (2001 - 2015), Quỹ “Vì người nghèo”

các cấp đã vận động được 2.717.807.000 đồng Cùng với nguồn quỹ vì người

57

nghèo của tỉnh điều chuyển, của huyện, xã, chương trình 134 và 167 của Chính phủ, đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa được 802 căn nhà đại đoàn kết, làm trên 3000 căn nhà cho hộ nghèo, hàng chục hộ nghèo khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí; hàng trăm trẻ em nghèo được giúp đỡ đến trường học tập; hàng trăm hộ nghèo được thăm hỏi, tặng quà nhân dịp lễ, tết...[69, tr 5]. Kết quả trên đã đem lại niềm vui, sự sẻ chia cho hàng nghìn người nghèo và tiếp tục khẳng định tính xã hội nhân văn sâu sắc của cuộc vận động, thể hiện truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc; đồng thời, góp phần khẳng định sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể và toàn xã hội đối với người nghèo.

Có thể thấy, chủ trương đúng đắn của Đảng, chính quyền và sự đoàn kết xây dựng, phát triển kinh tế của mọi tầng lớp nhân dân đã góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế của Huyện.

Về sản xuất nông nghiệp, ngành nông nghiệp huyện tiếp tục có sự tăng trưởng, giá trị sản xuất năm 2013 đạt 940 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2012, trong đó ngành trồng trọt đạt 602 tỷ, ngành chăn nuôi đạt 258 tỷ, ngành dịch vụ nông nghiệp đạt 80 tỷ đồng [59, tr 4].

Hoàn thành công tác lập quy hoạch và triển khai thực hiện các nội dung quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp huyện đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được các cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm chỉ đạo thực hiện. Toàn huyện đã hoàn thành việc lập quy hoạch nông thôn mới 23/23 xã, đã và đang thực hiện công bố quy hoạch, chỉ đạo đẩy nhanh việc cắm mốc quản lý quy hoạch; xây dựng, hoàn thành việc phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới và đề án phát triển sản xuất tại 23 xã; số tiêu chí đạt được tăng hơn so với năm trước, số xã đạt 9 – 11 tiêu chí gồm 07 xã: Phượng Tiến, Trung Hội, Bảo Cường, Đồng Thịnh, Kim Phượng, Lam Vỹ và Bảo Linh; có 11 xã đạt 08 tiêu chí; 05 xã đạt 6 -7 tiêu chí. Huyện tiếp tục triển khai việc lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ kết hợp với nguồn hỗ

58

trợ xi măng của tỉnh để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn năm 2013 với tổng số chiều dài là 38,04 km, giao cho cộng đồng dân cư trực tiếp thi công. Xây dựng và triển khai tốt kế hoạch hành động chung sức xây dựng NTM.

- Giá trị sản xuất Công nghiệp – TTCN của huyện năm 2013 tiếp tục có sự tăng trưởng đạt 110,5 tỷ đồng (theo giá hiện hành) đạt 107,6% so với kế hoạch, tăng 13% so với năm 2012, trong đó khu vực doanh nghiệp đạt 50,3 tỷ đồng, tăng 23,2% so với năm 2012; khu vực cá thể đạt 60,2 tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2012 [59, tr 8].

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2013 đạt 1.000 tỷ đồng, đạt 102% KH, tăng 14,3% so với năm 2012, trong đó khu vực doanh nghiệp đạt 180 tỷ đồng; khu vực cá thể đạt 820 tỷ đồng. Các dịch vụ vận tải, viễn thông, ngân hàng, điện lực, cung cấp nước sinh hoạt…

tiếp tục phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu xã hội [58, tr 8].

Cùng với hoạt động trên, Huyện đã chỉ đạo các khu dân cư thường xuyên quan tâm giúp đỡ các gia đình chính sách, các hộ nghèo khắc phục khó khăn vươn lên thoát nghèo bền vững. Cuộc vận động Ngày vì người nghèo do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động được triển khai thực hiện có hiệu quả; các hoạt động hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo được các cấp, các ngành quan tâm chăm lo; là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá xếp loại khu dân cư tiên tiến, khu dân cư văn hóa.

Qua 14 năm triển khai thực hiện cuộc vận động, 100% xã, thị trấn trên địa bàn Huyện đã có BVĐ Ngày vì người nghèo, bằng nhiều biện pháp và hình thức linh hoạt, các cấp Mặt trận đã tranh thủ được sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng, sự hỗ trợ của chính quyền cùng sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể...Cuộc vận động Ngày vì người nghèo tiếp tục được triển khai đồng bộ từ Huyện đến cơ sở. Cuộc vận động Ngày vì người nghèo những năm qua tập trung vào thực hiện Đề án xóa nhà dột nát cho hộ nghèo, toàn Huyện vận động được 956.733.000 đồng (trong đó quỹ của huyện thu được 623.713.000 đồng của xã là 333.020.000), quỹ của Trung ương và tỉnh Thái Nguyên quan tâm hỗ

59

trợ 1.884.050.000 đồng, các tổ chức thành viên như: Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Chữ thập đỏ, Liên đoàn Lao động, các Doanh nghiệp ủng hộ trực tiếp cho hộ nghèo xóa nhà dột nát.

Từ năm 2005 – 2009, toàn huyện đã hỗ trợ 8.273.700.000 đồng, xóa 1437 căn nhà dột nát cho hộ nghèo (trong đó: 440 nhà đại đoàn kết; 836 nhà chương trình 134, 8 nhà mái ấm cộng đồng, 8 nhà nghĩa tình hội viên Hội Phụ nữ ,15 nhà hội viên Hôi Cựu chiến binh, 115 nhà nhân đạo Hôi Chữ thập đỏ, 15 nhà do xã hỗ trợ), đã cơ bản hàn thành đề án xóa nhà dột nát giai đoạn 2005 -2007, năm 2008 – 2009, góp phần quan trọng vào công tác xóa đói giảm nghèo [64, tr 7]. Trong năm 2013, hỗ trợ làm mới, sửa chữa được 430 nhà, với tổng số tiền được hỗ trợ là 14,6 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch.

Năm 2013, hỗ trợ được 6.049 hộ nghèo theo Quyết định 102/QĐ-TTg với 1,76 tỷ đồng; hỗ trợ 94 hộ dân tộc thiểu số và hộ nghèo theo Quyết định số 289/QĐ-TTg; rà soát 2.382 hộ dân tộc thiểu số nghèo có nhu cầu vay vốn theo Quyết định 54/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tổng số nhu cầu vay vốn trên 19 tỷ đồng (giai đoạn 2012-2015), trong đó năm 2013 đã thực hiện đối với 120 hộ với số vốn vay là 960 triệu đồng. Các chính sách xã hội được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, không

có hộ đói số hộ nghèo đã giảm nhiều ả

ợc huyện quan tâm,trong năm 2014, toàn huyện đã giải quyết việ [64, tr 14].

Hiệu quả rõ nhất của phong trào TDĐKXDĐSVH đã góp phần quan trọng vào công cuộc giảm nghèo; phát triển kinh tế ổn định và bền vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo giữ vững, vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp; chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao. Tính đến năm 2015, thu nhập bình quân đầu người của huyện ước đạt 24,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 18,94%, tăng trưởng bình quân 20 năm (1995-2015) từ 6,7% lên 13,5% [64, tr 3].

Cùng với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước bà con nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi tập trung đầu tư phát

60

triển nông nghiệp luân canh 3 vụ trên một diện tích đất (2 vụ lúa 1 vụ màu), mạnh dạn đưa các loại giống mới năng suất cao chất lượng tốt vào sản suất, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm từ đó kích thích phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trong toàn huyện. Nhiều địa phương trong huyện đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại, gia trại, nhóm hộ, tổ hợp tác, hộ gia đình làm ăn giỏi, làm giàu chính đáng, nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, cuộc sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương được khơi dậy, phát huy và phát triển đúng hướng, mang lại hiệu quả ngày càng cao. Điển hình mô hình nuôi cá, hợp tác xã chè, tổ hợp tác mì, các trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm….

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nghị quyết của cấp ủy huyện, nhiệm vụ chính trị của địa phương, chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Định Hóa, để tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Với vai trò tập hợp, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng, MTTQ cấp huyện đến cơ sở đã làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, tạo được sự đồng thuận cao trong việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”

gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trong 5 năm (2011-2015) thực hiện phong trào, nét nổi bật là đời sống nông dân trong Huyện được cải thiện nét, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, các công trình về giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, chương trình an sinh xã hội cơ bản được hoàn thành; hệ thống kênh mương, đường giao thông liên xã, liên thôn, nội thôn được cứng hóa tạo điều kiện cho việc đi lại, giao thương hàng hóa và sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy các mô hình sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhân dân; nhà văn hóa được cải tạo, nâng cấp trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng của nhân dân tạo điều kiện cho nhân dân hội họp, sinh hoạt văn hóa văn nghệ…

61

Cùng với các cuộc vận động, phong trào thi đua của cả nước, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động. Để cuộc vận động đi vào cuộc sống, Ủy ban MTTQ các cấp đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, đổi mới nội dung, hình thức nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của cuộc vận động. Đặc biệt, với sự phối hợp, vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng với sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” đã giúp hàng nghìn người nghèo vươn lên có cuộc sống mới thông qua nhiều hoạt động, như: Tổ chức phong trào toàn dân đoàn kết, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo; vận động các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia giúp đỡ người nghèo về tư liệu sản xuất, nhà ở, giúp con em hộ nghèo tiếp tục được đi học, giúp người nghèo khi ốm đau, khó khăn hoạn nạn... trong 14 năm thưc hiện (2001-2015), Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã vận động được 2.717.807.000 đồng. Cùng với nguồn quỹ vì người nghèo của Tỉnh, Huyện, Xã đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa được 802 căn nhà đại đoàn kết, cùng với chương trình 134 và 167 của Chính phủ đã làm trên 3000 căn nhà cho hộ nghèo, hàng chục hộ nghèo khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí; hàng trăm trẻ em nghèo được giúp đỡ đến trường học tập; hàng trăm hộ nghèo được thăm hỏi, tặng quà nhân dịp lễ, tết... Kết quả trên đã đem lại niềm vui, sự sẻ chia cho hàng nghìn người nghèo và tiếp tục khẳng định tính xã hội nhân văn sâu sắc của cuộc vận động, làm phong phú, sâu sắc thêm truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc ta; đồng thời, góp phần khẳng định sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể và toàn xã hội đối với người nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 28,64% năm 2009 xuống còn 22,72% năm 2013 [65, tr 5].

Một phần của tài liệu Công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (2001 2013) (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)