Một số vấn đề đặt ra cho những giai đoạn tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa dân cư huyện Định Hóa

Một phần của tài liệu Công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (2001 2013) (Trang 92 - 99)

Chương 3 ĐÁNH GIÁ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƯ HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.3. Một số vấn đề đặt ra cho những giai đoạn tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa dân cư huyện Định Hóa

Công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên (2001-2013) đã đạt được nhiều kết quả to lơn góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hôi của huyện. Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại nhiều khó khăn và hạn chế nhất định, vì vậy trong những giai đoạn tiếp theo để công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Định Hóa đạt được kết quả cao cần trú trọng một số vấn đề sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác truyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về xây dựng đời sống văn hóa

Trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay đang đặt ra những cơ hội và thách thức đối với toàn xã hội nói chung và huyện Định Hóa nói riêng. Xu thế hội nhập tạo ra cơ hội cho chúng ta được giao lưu, học hỏi, tiếp thu và phát huy sức sáng tạo trong lĩnh vực hoạt động văn hóa. Tuy nhiên, cơ chế thị trường cũng mang đến nhiều tác động tiêu cực: các tệ nạn xã hội, sự xói mòn các giá trị đạo đức. Chính vì vậy, việc nâng cao ý thức của người dân về văn hóa thẩm mĩ, văn hóa trong giao tiếp ứng xử, bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc; tinh thần đoàn kết cùng giúp đỡ nhau trong sản xuất và văn hóa, cần tăng cường giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, giữ gìn và phát huy và làm giàu bản sắc văn hóa Việt Nam.

85

Công tác giáo dục, tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, qua các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền thanh, qua các CLB, các buổi tọa đàm, các chương trình giao lưu... Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục phải được thực hiện sâu rộng và thường xuyên trên tất cả các địa bàn dân cư, giúp người dân nhận thức rõ vai trò của văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng.

Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo cuả Đảng, quản lí của Nhà nước trong công tác xây dựng đời sồng văn hóa

Đảng ta đã xác định, công cuộc xây dựng đời sống văn hóa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Các cấp ủy đảng, chính quyền cần xác định rõ phương hướng đẩy mạnh công tác xây dựng đời sống văn hóa, bám sát quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết TW5 (khóa VIII). Cần tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác cây dựng đời sống văn hóa nói chung và đời sống văn hóa ở khu dân cư nói riêng. Các cấp ủy đảng, chính quyền thông qua những chỉ thị, nghị quyết và chương trình hành động cụ thể để tăng cường sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan, ban ngành tạo ra sức mạnh tổng hợp để thực hiện tốt các phong trào xây dựng đời sống văn hóa.

Cần gắn việc phát triển kinh tế, xã hội với việc đẩy mạnh phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa,làm cho văn hóa từng bước thấm sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân, để bảo đảm phát triển bền vững.

Trên cơ sở những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế trong những năm thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư (2001- 2013), cấp ủy đảng, chính quyền từ Huyện đến cơ sở cần tiếp tục tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm tìm ra các giải pháp mới, cách làm mới có hiệu quả nhằm đẩy mạnh và naamg cao chất lượng các phong trào.

Đổi mới mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức hoạt động; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa... đạt những kết quả cao cả về chiều sâu lẫn chiều rộng.

Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cần xây dựng kế hoạch cụ thể và sát thực tế trong việc thực hiện các phong trào,

86

nhằm tăng cường sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cơ sở, thủ trưởng các đơn vị trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa;

gắn nhiệm vụ thúc đẩy kinh tế phát triển với nhiện vụ xây dựng hiệu quả các phong trào; gắn việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chuyên môn với xây dựng đơn vị văn hóa.

Thứ ba, tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể

Công cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư là cuộc vận động sâu sắc, toàn diện với nhiều nội dung phong phú. Mỗi nội dung lại có liên quan trực tiếp đến các phòng ban khác nhau của Huyện.

Do đó cần củng cố mối quan hệ giữa các cấp, các ngành, đoàn thể trong việc chỉ đạo hướng dẫn, tổ chức thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

Các ban ngành, đoàn thể cần có kế hoạch triển khai chương trình phối hợp, giáo dục văn hóa, thẩm mĩ, nâng cao chất lượng giáo dục khoa học – nhân văn, giáo dục đạo đức, lối sống trong nhân dân. Phối hợp điều tra khảo sát, nắm lại toàn bộ hoạt động của phong trào, kết hợp với các tổ chức thành viên, hội viên, tạo sức mạnh đoàn kết thống nhất động viên tích cực tham gia xâu dựng khu dân cư, cơ quan, đơn vị văn hóa.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, xã hội, coi trọng vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội ở địa phương. Tranh thủ nguồn nhân lực của khối đại đoàn kết toàn dân vào nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Thứ tư, bảo tồn , giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa chính là bảo tồn cốt lõi bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời cũng chính là cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa làm cho đời sống văn hóa ngày càng phong phú giàu thên bản sắc.

Với ý nghĩa quan trọng đó, Nghị quyết Trung ương 5 k(hóa VIII) của Đảng đã coi vấn đề “bảo tồn di sản văn hóa dân tộc” là một trong 10 nhiệm vụ của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Sau

87

Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) sự ra đời của nhiều văn bản mang tính pháp lí, đặc biệt là việc ban hành 8 Luật di sản văn hóa (2001) đã tạo điều kiện thúc đẩy sự tham gia của mọi cấp, mọi ngành, mọi tầng lớp nhân dân vào sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa.

Việc cần đẩy mạnh công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa bắt kịp sự phát triển của thời đại, trong quá trình giao lưu, hội nhập hiện nay vừa chú trọng gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, xây dựng một nền văn hóa phong phú, đa dạng, thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc địa phương. Sưu tầm và lưu giữ vốn văn hóa địa phương cổ truyền, phục hồi có chọn lọc và tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian truyền thống, thông qua lễ hội, hội thi, hội diễn văn hóa thể thao quần chúng tạo thêm nhiều sân chơi và các hình thức sinh hoạt văn hóa mang tính xã hội rộng lớn, từ đó khơi dậy ý thức trách nhiệm và niền tự hào của người dân đối với truyền thống dân tộc.

Huyện cần đảm bảo cho việc xây dựng và phát triển văn hóa một cách bền vững và đúng hướng; đầu tư tập trung có hiệu quả để bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa quốc gia, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa du lịch.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa – thông tin Công tác hoạt động VH-TT cơ sở là một lĩnh vực hoạt động phát triển đa dạng và rộng khắp, góp phần nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân. Để có thể khai thác hoạt động có hiệu quả hoạt động VH-TT, không chỉ sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của Nhà nước, mà còn cần đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực VH-TT bằng cách khai thác từ các nguồn lực từ TW, nguồn lực từ nước ngoài, nguồn lực từ địa phương, đặc biệt chú trọng nguồn lực trong nhân dân.

Nguồn kinh phí xã hội hóa được sử dụng cho việc tổ chức củng cố xây dựng các thiết chế văn hóa như:

- Xây dựng các nhà văn hóa xã, thôn, thị trấn để tổ chức các hoạt động VH- TT cơ sở. Việc xây dựng Nhà văn hóa trên địa bàn huyện là vấn đề khó khăn.

88

Ngoài nguồn kinh phí cho việc xây dựng, vấn đề địa điểm, mặt bằng cũng là bài toán khó. Để hoàn thành được công việc này đòi hỏi phải có sự đồng thuận của nhân dân, sự xã hội hóa các nguồn lực trong xã hội.

- Xây dựng các khu vui chơi giải trí cho đối tượng thanh, thiếu niên và cộng đồng dân cư.

- Cần có cơ chế làm tốt công tác xã hội hóa về lĩnh vực trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, bảo tồn và phục dựng các Lễ hội dân gian.

- Hàng năm xây dựng kế hoạch ngân sách chi cho hoạt động văn hóa thông tin. Xây dựng các quỹ chi cho hoạt động văn hóa bằng các nguồn đóng góp của nhân dân, nguồn tài trợ của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và các cá nhân, tập thể.

Trong xã hội hóa, Nhà nước cần đóng vai trò chủ đạo, từ tổ chức triển khai đến thực hiện, còn xã hội hóa về phía nhân dân trên tinh thần tự nguyện. Đây là một chủ trương lớn, không chỉ phát huy tác dụng đối với lĩnh vực kinh tế mới mà còn cả trong lĩnh vực xã hội, hoạch định kế hoạch văn hóa. Căn cứ vào nhu cầu của nhân dân và các nhiệm vụ chính trị của từng địa bàn cơ sở mà xây dựng nội dung kế hoạch hoạt động văn hóa phù hợp, chỉ trên cơ sở tự nguyện, đóng góp của nhân dân mới có ý nghĩa, từ đó xác định có quy mô, phạm vi và cách thức tiến hành. Cần tránh sự lạm dụng nguồn vốn để tạo uy tín cho các cá nhân, để lấy lòng dân, Nhà nước phải giữ vai trò kích thích tính tự giác của nhân dân, để xã hội hóa thực sự trở thành phong trào của toàn xã hội, ai cũng tham gia được cấp nào, ngành nào cũng tham gia được nhiều lĩnh vực xã hội hóa, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Chính quyền cần vạch ra phưng hướng cho việc xây dựng các công trình văn hóa, cho việc đào tạo cán bộ rồi tổ chức tuyên truyền vận động, đưa cán bộ chuyên môn nghiệp vụ về xây dựng phong trào vận động quần chúng, nêu gương điển hình, nhân dân tự nguyện đóng góp trong các hoạt động văn hóa như: Lễ hội, tu sửa di tích, xây dựng nhà văn hóa thôn bản, lớp học, các hình thức từ thiện, công đức, đóng góp ngày công lao động.

89

Thứ sau, tổ chức tốt các hoạt động nghệ thuật quần chúng

Hoạt động nghệ thuật quần chúng là hoạt động không chuyên nhưng luôn thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Mỗi địa bàn dân cư đều có các hoạt động quần chúng mang màu sắc riêng. Hoạt động này vừa phát huy được những nét đẹp thuần phong mỹ tục của địa phương, vừa đưa các loại hình văn hóa mới, phản ánh kịp thời, sinh động cuộc sống đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của dân gian.

Để các hoạt động văn nghệ quần chúng phát triển sâu rộng, duy trì bền vững trong nhân dân, các cơ sở phải củng cố được các đội văn nghệ làng, đồng thời phải hình thành các câu lạc bộ thơ, ca... được đầu tư một số cơ sở vật chất thích ứng như tăng âm, loa đài, ánh sáng để hoạt động.

Thứ bẩy, Đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở

Đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở là những người trực tiếp triển khai những chủ trương, kế hoạch, chương trình tới các khu dân cư. Do đó cần kiện toàn BCĐ phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở 24 xã, thị trấn, đào tạo đội ngũ cán bộ công chức văn hóa – xã hội ở các xã, thị trấn nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa.

Cán bộ văn hóa thông tin cơ sở là lực lượng chủ yếu thực hiện công tác quản lí, hướng dẫn và trực tiếp thực hiện các hoạt động văn hóa thông tin ở khu dân cư, cơ quan. Chất lượng hoạt động văn hóa thông tin ở các cơ sở tùy thuộc cơ bản vào chất lượng của đội ngũ cán bộ văn hóa thông tin cơ sở. Mỗi đơn vị văn hóa cần ít nhất có một cán bộ hướng dẫn và tổ chức hoạt động văn hóa thông tin trực tiếp, cần có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao nghiệp vụ công tác và năng lực quản lí. Lập quy hoạch cán bộ văn hóa thông tin đến năm 2015 tầm nhìn 2020, từng bước bổ sung, xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa thông tin cơ sở có đủ rình độ, năng lực, gánh vác sự nghiệp văn hóa của Huyện.

90

Tiều kết chương 3

Sau 14 năm triển khai công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư theo tinh thần cuộc vận động thống nhất Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, huyện Định Hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống người dân không ngừng được nâng cao, các giá trị văn hóa không ngừng được bảo tồn và phát huy, hình thành nếp sống văn minh, phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bộ mặt huyện Định Hóa thay đổi từng ngày trên nhiều các nhiều phương diện: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…dần bắt nhịp với tốc độ phát triển của các địa phương khác trên địa bàn toàn tỉnh và hòa nhập với xu thế phát triển chung của cả nước.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, cũng còn những hạn chế trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa dân cư: Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công tác Mặt trận cũng chưa được thường xuyên, kinh phí chi cho hoạt động, tổng kết cuộc vận động, thi đua khen thưởng động viên phong trào còn hạn chế, còn một vài nơi chưa thực sự quan tâm đến cuộc vận động, ….

Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân, hạn chế, phát huy những kết quả đạt được, Huyện cần tiếp tục tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ để công cuộc xây dựng đời sống văn hóa dân cư trong thời gian tới hiệu quả toàn diện, củng cố và phát huy hơn nữa sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, chung tay xây dựng cuộc sống giàu đẹp, ấm no, hạnh phúc, tiến tới mục tiêu cao hơn trong tương lai, giúp cho Huyện ngày càng phát triển bền vững về mọi mặt.

91

Một phần của tài liệu Công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (2001 2013) (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)