Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN
1.3. Kinh tế - xã hội
Thành phần kinh tế chủ yếu của huyện Định Hóa là nông lâm nghiệp.
Khoảng trên 80% dân số của huyện sinh sống bằng nghề làm ruộng và khai thác lâm sản. Do vậy sản xuất nông lâm đóng vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống của phần lớn dân cư trong huyện. Từ năm 1995, theo Quyết định của Chính phủ, huyện Định Hóa có 9 xã và 01 thị trấn được công nhận là xã ATK.
Đến năm 2003, thêm 14 xã đã được công nhận là ATK. Huyện Định Hóa được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư với các nguồn vốn ATK, vốn chương trình mục tiêu 134, 135 và các nguồn vốn khác hỗ trợ phát triển sản xuất. Vì vậy, sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn đã đạt được những kế quả nhất định, năm 2002 giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt 130.666 triệu đồng đến năm 2010 đạt 386.605 triệu đồng.
Mặc dù là huyện miền núi nhưng do có nhiều di tích lịch sử và đường đến các trung tâm cụm xã đều có đường rải nhựa nên thương mại dịch vụ của Huyện cũng khá phát triển. Năm 2002, giá trị từ dịch vụ là 66.727 triệu đồng đến năm 2010 tăng lên đến 330.660 triệu đồng. Toàn huyện có 18 chợ, trong đó có 01 chợ trung tâm huyện (chợ Tân Lập), 04 chợ tại trung tâm cụm xã: Chợ Sơn Phú, Điềm Mặc, Lam Vỹ, Quy Kỳ, 04 chợ truyền thống: Chợ Chu, Phú Tiến, Quán Vuông, Bình Thành. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội trên địa bàn huyện tăng so với trước đây. Tuy nhiên, dịch vụ thương mại trên địa bàn huyện còn nhỏ lẻ, số chợ tạm vẫn chiếm 50%, nhà tranh tre do nhân dân dựng làm quán chợ, chưa có nhà hàng, siêu thị lớn hoặc các chợ đầu mối để thu gom, phân phối hàng hóa trên địa bàn huyện mà chủ yếu là các chợ người dân địa phương bán các mặt hàng nông sản, thực phẩm, hàng tiểu thủ công nghiệp do địa phương sản xuất.
Dịch vụ vận tải của Huyện trong những năm qua phát triển nhanh, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân, chất lượng dịch vụ vận tải được nâng lên.
22
Định Hóa có rất nhiều di tích lịch sử, theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện có 128 di tích nằm dải rác trên địa bàn các xã trong toàn huyện. Năm 2005, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với việc mở đường giao thông sang khu di tích Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang) và hoàn thành nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đèo De và khu phục vụ du lịch tại xã Phú Đình, là nơi hành hương về nguồn của các cơ quan Trung ương và du khách thập phương về với “Thủ đô gió ngàn – chiên khu Việt Bắc”. Chủ yếu các du khách đi lại trong ngày, số khách nghỉ lại rất ít. Điều đó, cũng phản ánh những bất cập trên con đường phát triển du lịch thành một ngành kinh tế, những bất cập đó là:
Chưa có quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết để xây dựng khu du lịch. Vì vậy, chưa thu hút được các nhà đầu tư và và cộng đồng nhân dân than gia đầu tư phát triển du lịch; kết cấu hạ tầng còn yếu, toàn bộ hệ thống di tích lịch sử chưa được quy hoạch chi tiết, hệ thống giao thông chưa được đầu tư nâng cấp, các dịch vụ ẩm thực, hướng dẫn du lịch, sinh hoạt vui chơi giải trí còn thiếu và yếu, chưa hấp dẫn nên chưa thu hút được nhiều du khách.
Dân số toàn huyện năm 2010 ước tính là trên 86.000 người (tốc độ giảm 0,6%/năm giai đoạn 2002 – 2009 ). Trong đó đân số nông thôn là 80.200 người chiếm 92,9% dân số toàn huyện. Dân số đô thị là 6.100 người chiếm 7,1 % dân số toàn huyện. Mật độ dân số toàn huyện là 168,5 người/km2 (toàn tỉnh là 309 người/km2).
Sự phân bố dân cư không đều trên địa bàn toàn huyện. Dân cư tập trung khá đông ở thị trấn và những nơi giao thông thuận tiện, thị trấn Chợ Chu có mật độ dân số cao nhất huyện là 1.359 người/km2, trong khi đó các xã vùng cao như Quy Kỳ, Tân Thịnh mật độ dân số là 72 người/km2. Năm 2009 ước tính số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn toàn huyện là 50.120 người (chiếm 62,1% tổng dân số). Số lao động tham gia trong nền kinh tế quốc dân là 45,190 người. Trong đó: Lao động trong ngành nông lâm là 90,6%; Lao động trong ngành xây dựng chiếm 2,3%; trong đó xuất khẩu lao động là 80 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 2,1%, tỷ lệ lao động trong độ tuổi không có việc làm ở khu vực thành thị là 5,4%, tỷ lệ thời gian sử dụng lao động của lực lượng lao
23
động trong độ tuổi lao động ở nông thôn là 81,5%; Số lao động trong độ tuổi không có việc làm năm 2005 còn 375 lao động, năm 2009 là 572 lao động .
Nhìn chung, số lao động ở Định Hóa chủ yếu là lao động phổ thông trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp, số lao động qua đào tạo có tay nghề còn chiếm tỷ lệ thấp.
Theo kết quả điều tra, tỷ lệ hộ nghèo ở Định Hóa còn cao. Từ năm 2001 – 2005, số hộ nghèo của toàn huyện là 4.707 hộ (chiếm 23,76%). Trong đó, khu vực thị trấn là 111 hộ (chiếm 0,56%), khu vực nông thôn là 4596 hộ (chiếm 23,2%). (1)
Giai đoạn 2006 – 2010, tổng số hộ nghèo trên toàn huyện là 9.057 hộ chiếm 41,63%, khu vực thị trấn là 721 hộ chiếm 1,25%, khu vực nông thôn là 8786 hộ chiếm 40,38%. (2)
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói nghèo là do kinh tế của huyện còn chậm phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, kết cấu kinh tế hạ tầng còn kém, các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu…
Về Giáo dục và đào tạo, trong những năm gần đây, do được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với chương trình kiên cố hóa trường lớp học, cơ sở vật chất các trường được xây dựng khang trang hơn. Hiện nay, không còn lớp học tranh tre. Đội ngũ giáo viên giảng dạy ở các xã đặc biệt khó khăn được hưởng chế độ thu hút vì vậy các giáo viên yên tâm công tác. Chất lượng dạy và học hàng năm được nâng lên, toàn huyện có 02 trường Trung học phổ thông: Trung học phổ thông Định Hóa (thị trấn Chợ Chu); Trung học phổ thông Bình Yên (xã Bình Yên) và 71 trường của 03 cấp học (trung học cơ sở, tiểu học và mầm non). Hiện nay, huyện mới tập trung xây dựng được 38 trường đạt chuẩn quốc gia, phần còn lại cơ sở vật chất đã xuống cấp nghiêm trọng không đảm bảo cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh trên địa bàn. Đặc biệt, công tác xây
(1)Theo Quyết định số 1143/2000/ QĐ – LĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/
tháng; Vùng đồng bằng 100.000 đồng/ người/tháng; vùng thành thị 150.000 đồng/
người/tháng).
(2) Theo Nghị quyết 06/NQ- CP ngày 06/05/2005 (Khu vực nông thôn: Những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 200.000 đồng/tháng trở xuống là hộ nghèo
24
dựng trường chuẩn còn chậm so với tiêu chỉ tiêu chung trên địa bàn toàn Tỉnh do nguồn kinh phí còn quá hạn hẹp.
Bảng 1.2: Tình hình phát triển của ngành Giáo dục trong 3 năm học (2004 – 2005; 2005 – 2006; 2008 – 2009)
TT Hạng mục 2004 – 2005 2006 - 2007 2008 – 2009
I Số trường (trươmg) 49 49 49
1 Mần non 24 24 24
2 Tiểu học 24 24 24
3 Trung học cơ sở 23 23 23
4 Trung học phổ thông 02 02 02
II Số lớp học (lớp) 666 647 580
1 Mần non 190 190 190
2 Tiểu học 338 313 301
3 Trung học cơ sở 243 239 184
4 Trung học phổ thông 85 95 95
III Số giáo viên (người) 1.294 1.221 1.149
1 Mần non 290 290 266
2 Tiểu học 571 545 522
3 Trung học cơ sở 550 510 459
4 Trung học phổ thông 153 168 168
IV Số học sinh (người) 19.763 19.533 16.439
1 Mần non 2.505 3.151 3.380
2 Tiểu học 7.312 6.540 5.878
3 Trung học cơ sở 8.271 8.212 5.738
4 Trung học phổ thông 4.180 4.781 3.586
Nguồn: Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Định Hóa
25
Về y tế: toàn huyện có 02 trung tâm y tế, 01 bệnh viện Đa khoa và 01, 01 phòng khám đa khoa phía nam (xã Bình Yên), 01 trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình, 24 trạm y tế thuộc các xã, thị trấn. Số bác sỹ tính bình quân toàn huyện là 6,3 bác sỹ/10.000 dân, mỗi trạm y tế có 8,5 cán bộ, các trạm y tế ở 24 xã, thị trấn đều có bác sỹ. Ngành y tế có nhiều nỗ lực trong việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại như:
Việc đầu tư trang thiết bị máy móc để đáp ứng tiến bộ khoa học công nghệ còn hạn chế, đội ngũ cán bộ ở các trạm y tế chuyên môn chưa cao, nên dẫn đến việc quá tải cho bệnh viện đa khoa trung tâm.
Ngành văn hóa Thông tin đã bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của đất nước và của huyện, kịp thời đưa tin về việc tổ chức thành công các ngày lễ lớn, các lễ hội của địa phương, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Phong trào thể thao được duy trì và nhân dân tích cực tham gia. Tính đến năm 2015, toàn huyện có hơn 65 Câu lạc bộ thể dục, thể thao trên toàn huyện (trong đó: 10 CLB Bóng đá; 14 CLB Bóng chuyền; 15 CLB Cờ tướng; 26 CLB Cầu lông), 30 sân bóng đá ở các xã, thôn bản, 150 sân cầu lông, bóng chuyền được duy trì thường xuyên. Hàng năm, các đơn vị cơ sở, đội tuyển của huyện được tổ chức luyện tập và tham dự ngày hội văn hoá các dân tộc tỉnh Thái Nguyên; giải việt dã, giải bóng đá và các giải thể thao của cấp huyện, tỉnh tổ chức đạt kết quả cao. Tuy nhiên, nhìn chung cở sở vật chất và các thiết bị đáp ứng cho nhu cầu hoạt động thể dục, thể thao từ huyện đến cơ sở còn quá thiếu thốn, hơn nữa do đặc thù của huyện diện tích rộng, giao thông đi lại khó khăn đặc biệt là trong mùa mưa, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nên điều kiện phát triển văn hóa thể thao còn hạn chế.
Trên địa bàn huyện Định Hóa có 13 tộc người cùng sinh sống. Trong đó dân tộc thiểu số chiếm số đông với 70,4% (dân tộc Tày chiếm tỷ lệ cao nhất với 46% tổng dân số), các dân tộc khác như: Kinh, Nùng, Cao Lan, San Chí,
26
Dao,Mông, Sán Dìu… Mỗi dân tộc có nét riêng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn hóa…, đã tạo thành bức tranh đa sắc màu, đó là tiềm năng phong phú về văn hóa phi vật thể của huyện.
Là cư dân bản địa, người Tày Định Hóa cư trú ở tất cả các xã trong huyện.
Riêng các xã Linh Thông, Bộc Nhiêu, Điềm Mặc, Bình Yên, Lam Vỹ, số người Tày cư trú chiếm trên 90% so với dân cư trong xã. Nguồn sống chính của người Tày là nên kinh tế nông nghiệp trồng trọt với phương thức anh tác ruộng nước, kêt hợp gieo trồng các loại hoa màu trên đất dốc và vườn đồi. Bên cạnh canh tác lúa nước người Tày còn làm nương, soi bãi trồng các loại ngũ côc như: ngô, khoai, sắn, đỗ…Sau trồng trọt chăn nuôi là hoạt động kinh tế quan trọng của người Tày. Gắn liền với nông nghiệp, người Tày còn có một sơ nghề thủ công truyền thống (kéo sợi, dệt vải, đan lát, làm mộc, rèn đúc…) chế tạo các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.
Trước đây người Tày ở nhà sàn quần tụ thành các bản, làng, nhưng những năm gần đây do việc chặt phá rừng dẫn đến vật liệu lần nhà sàn ngày càng ít ỏi và tác động của việc đô thị hóa, nên hện nay đa số ở nhà xây, số ít ở nhà tranh tre.
Quan hệ cộng đồng là quan hệ đặc trưng nổi bật trong các xóm, bản của người Tày. Người Tày trong các xóm, bản có những mối liên hệ chặt chẽ trong các khía cạnh của đời sống, từ lao động sản xuất đến các hoạt động văn hóa, tinh thần, tôn giáo, tín ngưỡng… Người Tày cũng rất coi trọng tình làng, nghĩa xóm, tất cả công việc quan trọng của cộng đồng (làm nhà mới, cưới xin, ma chay…) đều được coi là công việc chung của cả cộng đồng.
Dân tộc Kinh ở huyện Định Hóa có số dân đông thứ hai sau dân tộc Tày.
Người Kinh đến định cư ở huyện Định Hóa theo nhiều con đường khác nhau.
Một số quan lại được triều đình phong kiến cử lên cai quản vùng Định Hóa đã mang theo gia đình, họ hàng trong dòng tộc. Một số thương nhân lên làm ăn buôn bán rồi ở lại Định Hóa. Đầu thế kỉ XX do hậu quả của cuộc khai thác
27
thuộc địa của thực dân Pháp, nhiều nông dân bị bần cùng hóa ở các tỉnh Hà Nam, Nam Định,Hưng Yên phải rời bỏ quên hương lên Định Hóa khai phá ruộng đất để làm ăn. Trong kháng chiến chống Pháp Định Hóa là nơi tiếp nhận các cơ quan Trung ương và đồng bào ở các tỉnh miền xuôi, sau khi hòa bình lập lại một số cán bộ và nhân dân không hồi cư mà vẫn ở lại với Định Hóa. Trong những năm 1963 – 1965, thực hiện chủ trương vận động đồng bào miền xuôi lên tham gia phát triển kinh tế - văn hóa miền núi của Đảng và Chính phủ, huyện Định Hóa đã đón 3.500 đồng bào miền xuôi (chủ yếu là đồng bào Thái Bình) lên khai hoang, xây dựng quên hương mới, thành lập 25 đội sản xuất độc lập một số ghép vào đội sản xuất cùng với địa phương.
Dân tộc Kinh cư trú ở hầu khắp các xã trong huyện, chủ yếu tập trung ở thi trấn Chợ Chu và ven các trục đương giao thông, thành lập các làng riêng biệt.
Một số khác cư trú xen kẽ với người Tày, Nùng và các dân tộc khác.
Người Kinh ở huyện Định Hóa không có các làng chuyên sống bằng nghề thủ công như ở đồng bằng. Tuy nhiên, nhiều gia đình trong huyện có làm nghề đan lát. Làm mộc. một số gia đình có nghề làm bún, bánh đa, đậu phụ…
Các hoạt động chăn nuôi, thủ công gia đình đang dần thoát khỏi vai trò và là các nghề hỗ trợ. Tuy nhiên đa số người Kinh trong huyện vẫn sống bằng nghề làm ruộng, trồng chè và các loại cây công nghiệp.
Dân tộc Sán Chay (gồm hai nhóm địa phương là Cao Lan và Sán Chí) là cộng đồng mới di cư từ Trung Quốc sang Viêt Nam cách đây vài trăm năm.
Đến Định Hóa họ có mặt ở hầu khắp các xã, đông nhất là ở xã Tân Thịnh (64,8%) và các xã khác. Hoạt động kinh tế chủ đạo là trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Dân tộc Nùng chuyển cư đến Định Hóa trong nhiều thế kỷ, nhưng chủ yếu vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Người Nùng có nhiều nét tương đồng về văn hóa, ngôn ngữ với người Tày. Họ ở nhà sàn, ăn cơm tẻ với
28
những thực phẩm như măng, rau rừng, thú rừng. Người Nùng sống tập trung thành từng bản theo các triền núi, ven sông, có mặt ở hầu khắp các xã trong huyện.
Người Dao cư trú ở 12/24 xã, thị trấn chủ yếu ở xã Phúc Chu, Kim Sơn, Tân Thịnh. Trước đây, Người Dao có tập quán du canh, du cư, sinh sống bằng canh tác nương rẫy. Họ trồng các loại cây lương thực (lúa, ngô, kê, cao lương), các loại hoa màu (khoai, sắn) các loại đậu, rau. Đa số người Dao cư trú ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn và kha phân tán. Những năm gần đây với chính sách định canh định cư người Dao đã sinh sống ổn định, việc canh tác đã thay đổi, họ trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm, bán các loại thuốc chữa bệnh.
Dân tộc Hoa ở Định Hóa có sơ lượng đông nhất so với các huyện, chiếm 48,86% tổng dân số tỉnh Thái Nguyên, tập trung chủ yếu ở thị trân Chợ Chu và các xã Kim Phượng , Bảo Cường, Tân Dương, Kim Sơn.
Dân tộc Sán Dìu mới đến cư trú tại huyện Định Hóa từ những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX và cư trú ở 14/24 xã thị trấn. Họ thường cư trú sâu trong bản với nghề nông là chính.
Mặc dù có những nét riêng biệt, nhưng các dân tộc huyện Định Hóa đã sống gần giũi, quy tụ bên nhau, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau nhiều mặt trong cuộc sống. Từ việc ma chay, cưới hỏi,… cho đến việc làm nhà, đào mương dẫn nước vào ruộng… đều có quan tâm, thăm hỏi và giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi dân tộc có một kho tàng văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống và có tác dụng tích cực trong việc góa dục nhân cách con người.
Nhìn chung các dân tộc trên địa bàn huyện Định Hóa sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và đồi rừng, trình độ dân trí chưa cao, dân sinh thấp, việc áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản xuất còn nhiều hạn chế, kinh tế còn chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.