Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng lành mạnh, phong phú; bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn, phát huy

Một phần của tài liệu Công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (2001 2013) (Trang 69 - 76)

Chương 3 ĐÁNH GIÁ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƯ HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1.2. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng lành mạnh, phong phú; bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn, phát huy

Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cùng với nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

62

Là một huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa khác nhau, giao thoa với nhau tạo nên tính đa dạng, phong phú trong đời sống văn hóa của huyện. Với đặc trưng đó, Ủy ban MTTQ huyện đã chủ động phối hợp với các ban, ngành, tổ chức đoàn thể động viên nhân dân khôi phục và phát huy tốt các giá trị văn hóa truyền thống làm phong phú, đa dạng nét văn hóa dân tộc. Cùng với phong trào xây dựng gia đình văn hóa, các lễ hội truyền thống đặc sắc được duy trì trong dịp lễ, tết như lễ hội xuống đồng;

lễ hội Chùa Hang… được tổ chức, thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia.

Nhiều hủ tục, mê tín dị đoan trong ma chay, cưới xin từng bước được loại bỏ, phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển; truyền thống đoàn kết, tình làng, nghĩa xóm được được thắt chặt.

Phong trào xây dựng "Gia đình văn hoá" được các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, BCĐ phong trào "TDĐKXDĐSVH" các xã, thị trấn triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, vận động gia đình đăng ký, tham gia xây dựng gia đình văn hoá theo các tiêu chí của phong trào ngay từ đầu năm, cuối năm BCĐ xã, thị trấn, Ban công tác mặt trận các làng, bản, xóm, phố tổ chức các cuộc họp công khai, dân chủ để bình xét các gia đình văn hóa, do vậy chất lượng của gia đình văn hoá đã được nâng lên, số lượng gia đình đăng ký phấn đấu và được công nhận gia đình văn hoá đạt được nhiều kết quả:

Bảng 3.1. Kết quả xây dựng gia đình văn hóa từ năm 2011 đến năm 2015 Năm Số gia đình văn hóa/ tổng số hộ dân Tỉ lệ %

2011 17.412 72.64

2012 16.810 68.21

2013 16.629 74.33

2014 19.256 75.59

2015 20.657 80.96

Nguồn: Phòng Văn hóa – Thông tin Định Hóa.

63

(Mục tiêu của huyện đề ra phấn đấu trong các năm đều vượt mục tiêu cụ thể như: mục tiêu của tỉnh đến năm 2015 là 70%). Kết quả phấn đấu xây dựng

“Gia đình văn hóa” huyện Định Hóa đã đạt và vượt mục tiêu của tỉnh).

Phong trào xây dựng Làng văn hoá, Tổ dân phố văn hóa đã được Ban chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH huyện, BCĐ phong trào TDĐKXDĐSVH xã, thị trấn, UBNMTQ Huyện, UBMTTQ Xã, thị trấn và các ban ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc Ban công tác mặt trận của các làng, bản, xóm, thôn, phố triển khai chương trình phối hợp số 12/CTrPH- MTTW-BVHTTDL ngày 20/9/2011 và Thông tri số 17/TTr-MTTW-BTT ngày 10/10/2011 về việc chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng cuộc vận động

“TDĐKXDĐSVH ở khu dân cư” trong giai đoạn mới ( giai đoạn 2011- 2015).

Công tác bình xét và kiểm tra kết quả thực hiện tiêu chuẩn công nhận khu dân cư văn hóa công khai, dân chủ, chặt chẽ lựa chọn các Khu dân cư đạt tiêu chuẩn để đề nghị Chủ tịch UBND huyện công nhận Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa theo quy định. Kết quả cụ thể:

Bảng 3.2. Kết quả xây dựng Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa từ năm 2011 đến năm 2015

Năm Số Làng VH, Tổ dân phố VH/tổng số KCD

Tỉ lệ %

2011 124/435 28.50

2012 155/435 35.63

2013 233/435 53.56

2014 264/435 60.90

2015 290/435 66.67

Nguồn: Phòng Văn hóa – Thông tin Định Hóa.

Nhìn chung kết quả phấn đấu xây dựng “Làng văn hóa” huyện Định Hóa đến năm 2015 đã vượt mục tiêu của huyện, tỉnh đề ra, cần tiếp tục giữ vững và phấn đấu đạt mục tiêu của Huyện và Tỉnh đề ra đến năm 2020 .

64

Các hoạt động thể thao được quan tâm chú trọng. Các hoạt động thể thao cấp huyện thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Đoàn vận động viên của huyện tham gia Đại hội TDTT tỉnh Thái Nguyên lần thứ VII năm 2014 đạt được nhiều thành tích. Đoàn tuyển tham gia 10 môn thi đấu đã đạt 64 huy chương các loại, trong đó có 14 huy chương vàng; 21 huy chương bạc và 19 huy chương đồng. Đoàn huyện Định Hóa đứng thứ tư toàn đoàn trên tổng số 12 đơn vị tham gia Đại hội.

Bên cạnh việc tham gia Đại hội TDTT cấp tỉnh, huyện đã tổ chức thành công các giải thể thao cấp huyện như: Giải Việt dã Tiền phong năm 2014 vào ngày 14/3/2014, có 23 đơn vị, với 90 VĐV tham gia; Giải cầu lông cán bộ đoàn toàn huyện ngày 23/3/2014 với 66 VĐV tham gia các nội dung đôi nam; đôi nam nữ; Giải cầu lông ngành giáo dục kỷ niệm 32 năm ngày nhà giáo Việt Nam, Giao lưu cầu lông của ngành văn hóa kỷ niệm ngày thể thao Việt Nam 27/3; Giải bóng đá giữa các xã, thị trấn kỷ niệm ngày thành lập Chính quyền cách mạng huyện; Giải vô địch Bóng bàn – Bóng chuyền kỷ niệm ngày thành lập Đảng bộ huyện Định Hóa; Ngày gia đình Việt Nam 28/6. Giải cầu lông Công nhân viên chức lao động toàn huyện nhân “Tháng công nhân 2014” có trên 200 vận động viên tham gia.

Phong trào tập luyện TDTT trong tầng lớp nhân dân được phát triển rộng khắp, tạo động lực thúc đẩy cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" trên toàn huyện số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên trên 1000 người; số gia đình tập thể thao thường xuyên trên 200 gia đình; có 20 câu lạc bộ thể dục thể thao hoạt động thường xuyên.

Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội được các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện nghiêm túc theo tinh thần Chỉ thị số 27/CT-TW ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trị. Huyện đã tổ chức tuyên truyền và chỉ đạo hướng dẫn các địa phương đua các nội dung vào quy ước khu dân cư cho phù hợp với tình hình địa phương, được nhân dân các khu phố bàn bạc dân

65

chủ và thống nhất thực hiện. Đại đa số nhân dân đều hiểu rõ và mong muốn xóa bỏ những hủ tục lạc hâu trong việc cưới, việc tang.

BCĐ cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; trong đó nêu cao tinh thần gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Trong việc cưới, việc tang phần lớn các gia đình tổ chức lành mạnh, văn minh, tiết kiệm, nhưng vẫn đảm bảo những phong tục truyền thống địa phương.

Về lễ hội, huyện Định Hóa có 02 lễ hội lớn là Lễ hội Lồng tồng ATK Định Hóa và lễ hội Chùa Hang được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm. Trong lễ hội có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Các lễ hội được tổ chức đảm bảo văn minh, tiết kiệm, an toàn, hiệu quả.

Công tác giáo dục nâng cao ý thức người dân than dự lễ hội tại khu vực diễn ra lễ hội được các cấp chính quyền địa phương quan tâm, nhất là việc bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa. An ninh trật tự, an toàn và giao thông tại khu vực diễn ra lễ hội được đảm bảo, giảm đáng kể những hiện tượng gây bức xúc cho nhân dân. Việc đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, quy mô tổ chức, kịch bản lễ hội, nhạc lễ, nghi thức tế, lễ… để tôn vinh, nâng tầm giá trị, ý nghĩa của nhiều lễ hội truyền thống được các cấp chính quyền địa phương quan tâm, tạo được sự đồng tình hưởng ứng mạnh mẽ trong mọi tầng lớp nhân dân

Các lực lượng chức năng ở địa phương có lễ hội theo nhiệm vụ phân công đã tích cực hướng dẫn ngày càng tốt hơn công tác vệ sinh môi trường, quản lí hạn chế tối đa việc thắp hương tùy tiện, bảo vệ môi trường và cây xanh, giảm bớt các hiện tượng ép giá, nâng giá, chèo kéo khách. Việc tổ chức tốt các hoạt động lễ hội không chỉ đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, mà còn thực sự đã tạo nên hình ảnh đẹp, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể luôn được đầu tư tôn tạo. Cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và mọi người dân được

66

tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ các di sản văn hóa, góp phần cho việc thu hút nhiều hơn khách du lịch đến với Định Hóa.

Một số vật dụng lao động, sản phẩm đan lát (nón Tày, dậu, rổ, mành cọ) được khôi phục bảo tồn, phục vụ trực tiếp cho cuộc sống thường nhật của người dân trong Huyện và đưa ra thị trường tiêu thụ.

Trang phục của một số dân tộc được may bằng chất liệu mới nhưng vẫn giữ được cơ bản về đường nét, kiểu dáng và được người dân sử dụng nhiều hơn so với những năm trước trong những ngày lễ tết, trong các sự kiện chính trị của địa phương, trong sinh hoạt cộng đồng, trong các buổi liên hoan, giao lưu văn hóa, văn nghệ.

Một sốn món ăn dân tộc như xôi trám đen, xôi ngũ sắc, bánh nẳng, cơm lam, khảu thi, bánh khảo, thịt trâu khô,… không chỉ được trong các dịp lễ tết, mà còn được chế biến trở thành hàng hóa trên thị trường tạo thành sản phẩm ẩm đặc trưng của Định Hóa.

Năm 2002, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, huyện đã tổ chức khôi phục và duy trì Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa (tổ chức từ mùng 9 đến mùng 10 tháng giêng hàng năm) và tiếp tục được hoàn thiện bổ sung thêm các hoạt động văn hóa, thể thao dân gian phục vụ tốt nhu cầu tâm linh, hướng thiện, giao lưu, hưởng thụ văn hóa lành mạnh cho nhân dân và du khách gần xa.

Trong những năm gần đây số lượng du khách thập phương đến với lễ hội trung bình từ 35.000 đến 40.000 lượt người.

Một số môn thể thao truyền thống, trò chơi dân gian như: tung còn, kéo co, bịt mắt bắt dê, bắn nỏ, cờ tướng, đu quay… đã được khôi phục, tổ chức trong các dịp lễ tết và các ngày hội lớn ở các địa phương.

Công tác sưu tầm các tác phẩm văn xuôi, các bài hát then, hát sli, hát lượn, được quan tâm đưa vào phục vụ trong các lễ hội, sự kiện văn hóa và trong đời sống sinh hoạt văn hóa, văn nghệ thường ngày của nhân dân. Từ năm 2008 đến nay, Huyện đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên

67

sưu tầm và ghi âm 80 bài hát dân ca dân tộc, khảo sát thống kê được 700 bài hát, trên 100 cuốn sách cổ trong đó có các bài hát Then, hát Sli, hát Lượn, hát Phong Slư của dân tộc Tày – Nùng; hát Đối của dân tộc Cao Lan – San Chí; hát Páo dung của dân tộc Dao; thực hiện đề tài xây dựng mô hình sưu tầm trên 100 bài hát Sli, hát Lượn, qua đó đã thẩm định hoàn chỉnh 50 bài của dân tộc Tày, Nùng và được các nghệ nhân truyền giảng trên địa bàn Huyện.

Phường rối Tày – Thẩm Rộc xã Bình Yên được khôi phục và đang phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, giới thiệu tới đông đảo du khách gần xa trong các dịp lễ hội, trong liên hoan Múa Rối Quốc tế tại Thủ đô Hà Nội, liên hoan các tỉnh khu vực Đông Bắc tại Thái Nguyên; năm 2012 khôi phục thành công Phường múa rối cạn “Rối Tắc Kè” xóm Ru Nghệ 2, xã Đồng Thịnh.

Ngay từ năm 1998, Huyện Định Hóa đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bảo Tàng tỉnh Thái Nguyên tổng kiểm kê 108 di tích lịch sử văn hóa trên toàn huyện, năm 2002 tiếp tục thực hiện công tác phúc tra, rà soát bổ sung thêm các di tích lịch sử, bổ sung hồ sơ với tổng số di tích lịch sử - văn hóa trong địa bàn huyện Định Hóa là 128 điểm, trong đó xếp hạng cấp quốc gia 14 di tích, cấp tỉnh 05 di tích, 50 di tích được cắm bia, biển bảo vệ.

Công tác đầu tư tôn tạo đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh quan tâm đầu tư tôn tạo với các di tích cấp quốc gia quan trọng như: Lán Bác Hồ tại xóm Tỉn Keo – Phú Đình, nền lán của đồng chí Trường Chinh tại xóm Phụng Hiển – Điểm Mặc, Nơi thành lập Viêt Nam giải phóng quân tại xóm Làng Quặng – Định Biên, Nhà tù Chợ Chu tại xóm Vườn Rau – Thị trấn Chợ Chu... Nhiều cơ quan, Bộ, Ngành Trung ương có di tích tại địa phương cũng có những quan tâm đầu tư, tôn tạo, cắm bia, biển bảo vệ. Bên cạnh đó, với truyền thống uống nước nhơ nguồn nhiều cơ quan, đơn vị, Ban, Ngành Trung ương đã có những hoạt động cụ thể, thiết thực giúp huyện và các xã, thị trấn về kinh phí, cơ sở, vật chất…Ngày 10/05/2012 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đối với Di tích lịch sử An Toàn Khu (ATK) Định Hóa (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên).

68

Một phần của tài liệu Công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (2001 2013) (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)