Kinh nghiệm của thế giới và bài học đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững ở huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 35)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

1.2. Cơ sở thực tiễn về giảm nghèo bền vững

1.2.1. Kinh nghiệm của thế giới và bài học đối với Việt Nam

Nhờ những cố gắng tích cực của mình trong nhiều năm liên tục, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể trong cuộc chiến chống đói nghèo kể từ cuối những năm 70, trở thành một trong những điểm sáng nổi bật về xóa đói giảm nghèo trong khu vực Châu Á cũng như Thái Bình Dương. Số người nghèo ở Trung Quốc giảm mạnh từ 250 triệu người năm 1978 xuống còn 50 triệu người năm 1997. Việc giảm quy mô nghèo đói đó trong một thời gian ngắn như vậy là chưa từng có trong quá khứ và được xem là một trong những thành tựu lớn nhất trong sự phát triển con người trong thế kỉ 20. Gắn liền với sự phát triển của kinh tế xã hội, các chính sách và chiến lược xóa đói giảm nghèo, những thành quả xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc có thể chia thành 5 giai đoạn: 1978-1985, 1986- 1993, 1994-2000, 2001-2010 và 2011-2015.

- Giai đoạn 1 (1978-1985): trước năm 1978, số người dân Trung Quốc sống dưới mức nghèo mà chính phủ nước này đề ra vượt quá 250 triệu người và chiếm tới 33% tổng số dân sống ở nông thôn. Mặc dù, tình trạng nghèo đói nghiêm trọng này đã gây ra rất nhiều vấn đề, một vấn đề nghiêm trọng trong số đó là việc nắm giữ đất đai của những người không có mong muốn sử dụng nó

để sản xuất trong cộng đồng. Nói cách khác, hệ thống vận hành của ngành nông nghiệp là không phù hợp cho sự phát triển. Do đó, sự thay đổi trong hệ thống này được xem như một biện pháp quan trọng cho việc giảm nghèo đói. Sự cải cách này bao gồm hai mảng chính:

+ Thứ nhất, trong cơ cấu của những người chủ ruộng đất, hệ thống sản xuất tập trung của cộng đồng đã được thay thế bằng việc quy trách nhiệm cho từng hộ gia đình, nghĩa là cho họ tự quyết định về việc sản xuất của mình, gắn liền giữa công sức, tiền của họ bỏ ra để sản xuất với sản phẩm mà cá nhân hay hộ gia đình đó thu được. Sự thay đổi này đã khuấy động được tinh thần của nông dân, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ họ. Năng suất lao động được giải phóng trong khi đầu vào ngày càng tăng lên.

+ Thứ hai, sự tự do hóa trong giá của các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường, hệ thống thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp đã được xây dựng lại. Các công ty kinh doanh được thúc đẩy phát triển do lượng vốn lớn đầu tư vào ngành nông nghiệp và các công ty này. Nhờ những sự thay đổi này, đất đai đã được khai thác toàn diện và sử dụng hợp lý. Nền kinh tế quốc dân phát triển rất nhanh. Sự gia tăng trong giá của các sản phẩm nông nghiệp cùng với áp dụng máy móc hiện đại hơn vào trong sản xuất nông nghiệp tao ra giá trị gia tăng lớn hơn của các sản phẩm đầu ra. Lao động ở nông thôn đã được thuê hay kiếm được việc làm trong những ngành không phải nông nghiệp. Những người dân nghèo đã được lợi từ những thay đổi này, rất nhiều người nông dân thoát khỏi mức nghèo và tình trang lạc hậu. Trong những năm 1978- 1985, tổng số dân sống dưới mức nghèo của quốc gia này đã giảm từ 250 triệu người xuống còn 97 triệu người, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 33% xuống 9,2%.

- Giai đoạn 2 (1986-1993): vào giữa những năm 80, hầu hết các vùng nông thôn đã đạt được sự phát triển kinh tế nhanh chóng nhờ những lợi thế riêng của từng vùng. Tuy nhiên, do xã hội, kinh tế, lịch sử, điều kiện địa lý, và những sự hạn chế mà khoảng cách giữa những vùng kém phát triển của Trung

Quốc với những vùng khác, mà đặc biệt là những vùng phát triển nhanh ngày càng gia tăng. Vấn đề phát triển không đều giữa các vùng nông thôn đã bắt đầu xuất hiện. Cùng với sự gia tăng thu nhập ở nhiều vùng nông thôn của Trung Quốc, một bộ phận lớn người dân có mức thu nhập thấp. Nhiều người trong số họ không thể nuôi sống chính mình, không thể tự đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống; không đủ thức ăn, quần áo hay không có nhà để ở. Do đó, tiến độ giảm đói nghèo đã bị đổi chiều. Tỷ lệ nghèo ở nông thôn đã tăng từ 10,4% lên 12,3 %. Tỷ lệ người nghèo ở thành thị tăng từ 0,2% năm 1988 lên 0,4% năm 1990 và tỷ lệ người lớn mù chữ tăng lên từ 23,5% năm 1982 lên đến 26,8% năm 1987. Những người dân nghèo thường tập trung chủ yếu ở một số vùng nhất định, chủ yếu là những vùng kinh tế kém phát triển ở miền trung và tây của Trung Quốc. Nhiều khu vực trong số đó là những cơ sở cách mạng cũ, những vùng nhỏ xa xôi hay ở biên giới. Do đó chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều chương trình quan trọng để giải quyết vấn đề nghèo đói ở vùng nông thôn, chẳng hạn như năm 1984, chính phủ đưa ra “Khai báo về thay đổi tình trạng nghèo đói ở nông thôn trong một thời gian ngắn” đòi hỏi sự tập trung cao độ của chính quyền các cấp, các giải pháp hiệu quả cùng thái độ tích cực; hay năm 1986, chính phủ Trung Quốc đã thành lập tổ chức giúp đỡ phát triển kinh tế ở những vùng nghèo. Bên cạnh những nỗ lực của nhà nước qua các chương trình xóa đói giảm nghèo được tổ chức ở rộng khắp ở Trung Quốc, người nông dân cũng xây dựng những chương trình đầu tư của chính họ, để giải quyết những vấn đề liên quan đến cuộc sống của chính mình, giảm nghèo đói và có cuộc sống tốt hơn. Cuối năm 1992, sau 7 năm thực hiện các hoạt động xóa đói giảm nghèo với định hướng phát triển, số người nghèo ở vùng nông thôn đã giảm còn 80 triệu người, chiếm tỷ lệ 8,8 % dân số.

- Giai đoạn 3 (1994- 2000): Sự ra đời của kế hoạch xóa đói giảm nghèo 8-7 (1994-2000) đã mở một trang mới trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc. Điểm chính của kế hoạch 8-7 này là chính phủ Trung Quốc sẽ cố gắng loại bỏ sự nghèo khổ tuyệt đối trong vòng 7 năm thông qua các chính sách

thuế, hỗ trợ tài chính và các chương trình phát triển xã hội. 592 vùng nghèo nhất được chọn ra từ hơn 2.000 khu vực của Trung Quốc, được xem như “các vùng nghèo quốc gia”. Khoảng hơn 70% trong số 80 triệu người nghèo tập trung ở 592 vùng này có điều kiện môi trường rất kém với điều kiện kinh tế xã hội lạc hậu vào năm 1994. Qua các năm nỗ lực đó, dân số thuộc diện nghèo đã giảm xuống đáng kể còn 32,1 triệu người và chiếm tỷ lệ 3,4% vào cuối năm 2000.

- Giai đoạn 4 (2001-2010): Chương trình xóa đói giảm nghèo theo định hướng phát triển giai đoạn 2001- 2010 đã được chính phủ Trung Quốc xúc tiến và áp dụng, với mục tiêu giải quyết những vấn đề cơ bản về cuộc sống của những người thuộc diện nghèo tuyệt đối và giúp nhóm thu nhập thấp nâng cao khả năng phát triển của họ. Chương trình này đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Công việc xóa đói giảm nghèo không chỉ để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống của người nghèo mà nó cũng giúp đỡ những người cận nghèo bằng việc nâng cao khả năng chống đỡ cuộc sống của họ nhờ nâng cao thu nhập, đời sống cũng như điều kiện làm việc. Bên cạnh đó, chương trình đã tập trung phát triển một cách tổng thể, toàn bộ về nhiều mặt như nâng cao cơ sở hạ tầng, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và văn hóa; thông qua đó tạo nên một sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội của những vùng khó khăn. Kể từ năm 2001, cả số lượng lẫn tỷ lệ người nghèo đều giảm theo thời gian.

- Giai đoạn 5 (2011-2015): Chính phủ Trung Quốc đã triển khai nhiều chính sách ưu tiên cho phát triển nông thôn như loại bỏ thuế nông nghiệp và lệ phí, gia tăng hỗ trợ trực tiếp nông nghiệp; miễn giảm học phí cho giáo dục bắt buộc ở các vùng nông thôn; mở rộng phạm vi cung cấp bảo hiểm y tế nông thôn; triển khai đề án hỗ trợ y tế nông thôn và chương trình hỗ trợ y tế tối thiểu.

Đây là những chính sách quan trọng trong việc giảm khoảng cách giữa tỷ lệ nghèo ở khu vực nông thôn và khu vực thành thị.

Kết quả giảm nghèo của Trung Quốc: trong suốt thời gian gần 40 năm kể từ khi cải cách kinh tế, công cuộc xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc đã

được quan tâm và tiến hành liên tục, đạt được nhiều thành tựu ấn tượng về nhiều mặt. Năm 1978, Trung Quố c có 250 triê ̣u dân số nghèo khó, qua nỗ lực trong nhiều năm qua, tính theo mức chuẩn xóa đói giảm nghèo ở 1.274 nhân dân tệ cuố i năm 2010, dân số nghèo khó của Trung Quốc đã giảm xuống chỉ còn 26,88 triệu người, đồng thời dẫn đầu thực hiê ̣n mu ̣c tiêu giảm thiểu mô ̣t nử a dân số nghèo khó theo Mu ̣c tiêu Phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quố c. Năm 2011, Trung Quốc quyết định lấy 2.300 nhân dân tê ̣ thu nhâ ̣p ròng bình quân đầu người nông dân làm mức chuẩn xóa đói giảm nghèo cấp Quố c gia, tương đương với khoảng 361 USD/năm, tăng 92% so với năm 2009. Việc công bố mứ c chuẩn mới này đã khiến số lươ ̣ng và diê ̣n che phủ dân số nghèo khó của Trung Quố c nâng từ 26,88 triê ̣u năm 2010 lên tới 128 triê ̣u người năm 2011. Tuy nhiên, đến năm 2015, số người nghèo ở Trung Quốc chỉ còn 55,75 triệu người, giảm 72,25 triệu người so với năm 2011, trung bình mỗi năm Trung Quốc giảm được 14,45 triệu người nghèo.

1.2.1.2 Kinh nghiệm của Malaysia

Malaysia là một đất nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, là đất nước có nền văn hóa đa dạng, cũng như một nền kinh tế có tiềm năng phát triển của Đông Nam Á. Kể từ khi độc lập vào năm 1957, Malaysia đã chuyển đổi thành công từ một nước nghèo trở thành một nước thu nhập trung bình. Nền kinh tế Malaysia tăng trưởng khá cao và ổn định, trung bình ở mức từ 6,0%/năm đến 8,0%/năm. Bên cạnh đó, Malaysia cũng gặt hái được nhiều thành công trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của mình.

Malaysia phát triển chuẩn nghèo riêng của mình trong những năm 1970 khi chính sách quốc gia của chính phủ đã đưa ra một ưu tiên cao xóa đói giảm nghèo. Chính phủ sử dụng chuẩn nghèo trên cơ sở đánh giá mức tiêu thụ tối thiểu của một hộ gia đình cỡ trung bình cho thức ăn, chỗ ở, quần áo và các nhu cầu phi lương thực khác. Tại Malaysia, có hai khái niệm liên quan đến nghèo đói, đó là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Nghèo tuyệt đối được định nghĩa là một tình trạng mà trong đó tổng thu nhập hàng tháng của một hộ gia đình là

không đủ để mua nhu cầu cần thiết tối thiểu của cuộc sống. Đối với nghèo tương đối, khái niệm được sử dụng ở Malaysia được liên kết với các khái niệm về chênh lệch thu nhập giữa các nhóm. Theo đó, một nhóm có thu nhập ít hơn nhóm khác thì được xác định là nằm trong nhóm tương đối nghèo nàn. Theo định nghĩa đó, nó có thể xác định một nhóm (người dân nông thôn) là đang nằm trong nhóm nghèo so với nhóm khác (cư dân đô thị). Chiến lược xóa đói giảm nghèo ở Malaysia tập trung vào hai mục tiêu:

- Chính sách xóa đói giảm nghèo được xây dựng để tạo ra một môi trường hỗ trợ trong một thời gian dài, ổn định và liên tục. Tạo ra cơ chế hỗ trợ thu nhập cho người nghèo, đồng thời hoạt động trợ cấp trực tiếp cho người nghèo dần được loại bỏ.

- Các chính sách của chính phủ thực hiện trong khu vực công phải cam kết cải thiện phúc lợi và hạnh phúc cho tất cả người dân Malaysia.

Các chính sách, biện pháp giảm nghèo ở Malaysia từ năm 1970 đến nay bao gồm:

- Những người không có đất, không nắm giữ kinh tế sẽ được tái định cư theo đề án phát triển đất đai, nơi họ có thể làm việc và cuối cùng là có thể sở hữu đất đai, cao su, dầu và các đồn điền cọ theo kế hoạch của chính phủ.

- Phát triển diện tích đất nông nghiệp hiện tại theo hướng phục hồi và củng cố đất, thay thế các giống cây trồng cũ bằng các giống cây thương mại mới với năng suất cao hơn.

- Kết hợp nông nghiệp và phát triển nông thôn với chế biến nông sản.

Khuyến khích sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến để tăng thêm nguồn thu nhập bổ sung.

- Thành lập thị trường của nông dân ở đô thị, ở các trung tâm để cho phép nông dân bán sản phẩm của mình trực tiếp thay vì thông qua người trung gian, do đó cho phép họ bán được sản phẩm với giá tốt hơn.

- Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xây dựng, mở rộng các cơ sở tín dụng và tổ chức hỗ trợ liên quan để hỗ trợ lao động nông

thôn có thể tìm được việc làm trong các ngành nghề phi nông nghiệp hoặc bắt đầu các doanh nghiệp riêng của họ ở khu vực nông thôn.

- Thực hiện các chương trình y tế công cộng, cung cấp bảo hiểm cho người nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội. Bên cạnh đó, chính phủ Malaysia còn thực hiện các chính sách khác như miễn, giảm học phí trong hệ thống giáo dục quốc dân và trợ cấp thất nghiệp cho người nghèo.

- Khuyến khích sự tham gia của tư nhân, các tổ chức chính trị xã hội vào công cuộc xóa đói giảm nghèo như ủng hộ các quỹ vì người nghèo, bảo lãnh tín dụng cho người nghèo, hỗ trợ người nghèo trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

- Để thực hiện giảm nghèo đồng bộ, trên nhiều lĩnh vực, chính phủ Malaysia đã thực hiện chính sách ưu tiên cao khi đầu tư vào các lĩnh vực: thúc đẩy ngành nông nghiệp; Tăng cường các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nâng cao phúc lợi của sinh viên; Tăng cường giáo dục mầm non; Tăng quyền sở hữu nhà ở; Mở rộng các cơ sở y tế công cộng; Tăng cường mạng lưới an sinh xã hội;

Cải thiện chế độ hưu trí và mở rộng tài chính vi mô.

Những thành tựu đạt được: bằng nhiều chính sách, biện pháp được chính phủ và người dân nỗ lực thực hiện, Malaysia đã rất thành công trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ nghèo đã giảm từ 49,3% năm 1970 xuống còn 5,5%

vào năm 2000. Đến năm 2015, tỷ lệ nghèo ở Malaysia chỉ còn 0,6%. Trong giai đoạn tới, chính phủ Malaysia vẫn cam kết sẽ hỗ trợ và đảm bảo phúc lợi xã hội cho người nghèo, người dễ bị tổn thương trong xã hội.

Bài học kinh nghiệm để giảm nghèo bền vững đối với Việt Nam

Qua nghiên cứu kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của Trung Quốc và Malaysia, chúng ta có thể rút ra những bài học bổ ích cho Việt Nam trong công tác giảm nghèo bền vững. Đó là:

- Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn, coi đây là khu vực và là đối tượng ưu tiên trọng điểm. Trong đó nông nghiệp đóng vai trò quan

trọng thúc đẩy tăng trưởng trong thời kỳ đầu của sự phát triển. Do vậy, cần có chính sách đất đai phù hợp, đầu tư kết cấu hạ tầng cho nông thôn góp phần phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, xoá đói giảm nghèo.

- Thứ hai, Nhà nước quan tâm hỗ trợ trong việc trang bị kiến thức, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động.

- Thứ ba, nhà nước cần áp dụng và thay đổi các chính sách xóa đói giảm nghèo phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

- Thứ tư, nhà nước không nên can thiệp trực tiếp tới hộ nghèo, mà chỉ thông qua các chính sách vĩ mô tạo môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi để bản thân hộ nghèo tự phấn đấu vượt qua đói nghèo

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững ở huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)