Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững ở huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 52)

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Kết quả thực hiện các chương trình, chính sách về giảm nghèo trên địa bàn huyện Định Hóa. Chủ thể thực hiện các chương trình, chính sách về giảm nghèo trên địa bàn huyện Định Hóa là các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn huyện như UBND huyện, phòng Lao động- Thương binh và Xã hội, phòng Nông nghiệp, trạm Khuyến nông, trạm Thú y, phòng Tài nguyên và Môi trường, Bảo hiểm xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Định Hóa. Ứng với mỗi một chính sách sẽ có các tiêu chí đánh giá tương ứng, cụ thể như sau:

+ Chính sách hỗ trợ về y tế: có bao nhiêu người nghèo được cấp thẻ BHYT với tổng kinh phí là bao nhiêu? Ngân sách trung ương chiếm bao nhiêu %?

Ngân sách địa phương chiếm bao nhiêu %? Có bao nhiêu lượt người nghèo được khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT? Tổng số kinh phí thực hiện chi trả cho

khám chữa bệnh là bao nhiêu? Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế có đạt được mục tiêu đề ra không?

+ Chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi: có bao nhiêu lượt hộ nghèo được vay vốn? Tổng kinh phí cho vay là bao nhiêu? Ngân sách trung ương chiếm bao nhiêu %? Ngân sách địa phương chiếm bao nhiêu %? Tổng số hộ nghèo còn dư nợ với tổng số dư nợ đến hết năm 2015 là bao nhiêu? Kết quả thực hiện chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi có đạt được mục tiêu đề ra không?

+ Chính sách dạy nghề: Có bao nhiêu người nghèo được dạy nghề ngắn hạn, miễn phí từ trung tâm dạy nghề và các chương trình dạy nghề khác? Tổng kinh phí cho hoạt động dạy nghề là bao nhiêu? Ngân sách trung ương chiếm bao nhiêu %? Ngân sách địa phương chiếm bao nhiêu %? Kết quả thực hiện chính sách dạy nghề có đạt được mục tiêu đề ra không?

+ Chính sách khuyến nông, lâm, ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo: Có bao nhiêu mô hình khuyến nông, lâm, ngư trong giai đoạn 2011- 2015? Có bao nhiêu lượt người nghèo được tập huấn về khuyến nông, lâm, ngư? Tổng kinh phí chi trả cho các đợt tập huấn là bao nhiêu? Có bao nhiêu hộ nghèo nhận được sự hỗ trợ từ chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất? Tổng kinh phí hỗ trợ là bao nhiêu? Ngân sách trung ương chiếm bao nhiêu %? Ngân sách địa phương chiếm bao nhiêu %? Kết quả thực hiện chính sách khuyến nông, lâm, ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo có đạt được mục tiêu đề ra không?

+ Chính sách hỗ trợ về giáo dục: Có bao nhiêu học sinh, sinh viên, trẻ mẫu giáo thuộc hộ nghèo được miễn giảm học phí? Có bao nhiêu học sinh, sinh viên, trẻ mẫu giáo thuộc hộ nghèo được hỗ trợ chi phí, đồ dùng học tập? Tổng kinh phí hỗ trợ là bao nhiêu? Ngân sách trung ương chiếm bao nhiêu %? Ngân sách địa phương chiếm bao nhiêu %? Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục có đạt được mục tiêu đề ra không?

+ Chính sách hỗ trợ về nhà ở: Có bao nhiêu hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở? Tổng kinh phí hỗ trợ là bao nhiêu? Số tiền hỗ trợ trung bình về nhà ở trên

mỗi hộ được hỗ trợ là bao nhiêu? Ngân sách trung ương chiếm bao nhiêu %?

Ngân sách địa phương chiếm bao nhiêu %? Sự hỗ trợ của doanh nghiệp, cộng đồng chiếm bao nhiêu %? Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở có đạt được mục tiêu đề ra không?

+ Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo: Có bao nhiêu lượt người nghèo được trợ giúp pháp lý? Tổng kinh phí thực hiện là bao nhiêu? Ngân sách trung ương chiếm bao nhiêu %? Ngân sách địa phương chiếm bao nhiêu %?

Các lĩnh vực pháp lý được người nghèo đề nghị trợ giúp nhiều nhất là gì? Kết quả thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo có đạt được mục tiêu đề ra không?

+ Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo: Có bao nhiêu hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện? Tổng kinh phí hỗ trợ là bao nhiêu? Trung bình mỗi hộ được hỗ trợ bao nhiêu tiền điện/tháng? Số tiền đó có được thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước không?

+ Hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo vùng khó khăn theo quyết định 102/2009/QĐ-TTg: Có bao nhiêu lượt hộ nghèo được hỗ trợ theo quyết định 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ? Tổng kinh phí hỗ trợ là bao nhiêu? Ngân sách trung ương chiếm bao nhiêu %? Ngân sách địa phương chiếm bao nhiêu %? Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo vùng khó khăn có đạt được mục tiêu đề ra không?

- Quy mô và đặc điểm của hộ nghèo: bao gồm các chỉ tiêu nghiên cứu như tổng số hộ dân cư trên địa bàn huyện Định Hóa là bao nhiêu hộ? Có bao nhiêu hộ nghèo với tỷ lệ hộ nghèo là bao nhiêu %? Có bao nhiêu hộ nghèo người dân tộc thiểu số với tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số là bao nhiêu %? Số hộ nghèo phát sinh tăng, giảm qua các năm là bao nhiêu hộ, ứng với tăng, giảm bao nhiêu % so với năm trước đó? Chia theo địa bàn các xã, thị trấn thì địa bàn nào có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất? Địa bàn nào có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất?.

- Đặc điểm của nhóm hộ điều tra: bao gồm các chỉ tiêu nghiên cứu như tổng số hộ điều tra? Cách thức tiến hành điều tra? Độ tuổi và trình độ học vấn

của chủ hộ được điều tra? Quy mô của hộ được điều tra? Dân tộc của hộ được điều tra?.

- Các nguyên nhân dẫn đến nghèo, nguyên nhân thoát nghèo và nguyện vọng của các hộ nghèo để thoát nghèo bền vững: các tiêu chí này áp dụng theo thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về Hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm.Trong thông tư số 21, tác giả sử dụng phụ lục số 7, phiếu C - Thu thập đặc điểm của hộ nghèo và cận nghèo.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững ở huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)