Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Định Hoá là một huyện miền núi, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên có tọa độ địa lý: Vĩ độ Bắc từ 24o05’ đến 24o40’; Kinh độ Đông từ 185o05’ đến 185o80’. Huyện Định Hoá cách thành phố Thái Nguyên 50km theo quốc lộ 3 và tỉnh lộ 268, nằm giữa vùng Việt Bắc là căn cứ địa cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ranh giới lãnh thổ huyện Định Hoá như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn);
- Phía Đông giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn);
- Phía Nam giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên);
- Phía Tây giáp huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang).
3.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Do cấu trúc của huyện chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam nên tạo ra diện mạo địa hình của vùng lãnh thổ này chủ yếu là địa hình vùng núi cao, đồi và núi đan xen, chèn kẹp nhau. Nhìn chung huyện Định Hóa có địa hình khá phức tạp, phần lớn diện tích trên lãnh thổ huyện là vùng núi cao, có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở bị chia cắt mạnh. Những vùng đất tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, phân tán dọc theo các khe, ven sông suối hoặc thung lũng vùng núi đá vôi.
3.1.1.3 Khí hậu, thời tiết
Khí hậu của huyện mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ, có hai mùa rõ rệt.
- Chế độ mưa: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau (số ngày mưa bình quân 137 ngày), lượng mưa trung bình là
1.710mm, tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều, trong các tháng mùa mưa tập trung 90% lượng mưa cả năm (từ tháng 6 đến tháng 9), mưa lớn tập trung trong tháng 7 và tháng 9 thường gây xói mòn đất, lũ lụt chịu ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, có 4 tháng trong mùa khô thường có lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa (từ tháng 11 đến tháng 2) trong đó từ tháng 11 đến tháng 1, hệ số ẩm ướt k<0,5 và hay có sương muối kèm theo rét đậm kéo dài nên cũng ảnh hưởng xấu đến cây trồng vật nuôi.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,5oC, các tháng nóng là các tháng mùa mưa, nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình là 28,7oC, các tháng có nhiệt độ thấp từ tháng 11 đến tháng 2, thấp nhất là tháng 1 với nhiệt độ trung bình 14,9oC. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 39,5oC (tháng 6), tối thấp tuyệt đối là 3oC (tháng 1), biên độ nhiệt ngày đêm trung bình khá lớn (>7oC).
Với nền chế độ nhiệt như trên, các loại cây ăn quả nhiệt đới phát triển tốt. Đối với các loại cây trồng ngắn ngày có thể trồng 2 - 3 vụ trong năm.
- Chế độ bốc hơi và chế độ ẩm: Lượng bốc hơi hàng năm khoảng 985mm, tháng 5 có lượng bốc hơi lớn nhất (100mm), có 3 tháng trong mùa khô, chỉ số ẩm ướt k<0,5 đây là thời kỳ khô hạn gay gắt, nếu không có biện pháp tưới, giữ ẩm thỉ ảnh hưởng rất lớn đối với năng suất cây trồng. Độ ẩm trung bình năm dao động từ 80 - 85%, các tháng mưa độ ẩm cao hơn từ 83 - 87%, độ ẩm thấp ở các tháng cuối năm gây khó khăn cho phát triển vụ Đông.
- Chế độ gió: Nằm trong vùng có chế độ gió mùa, có hai hướng gió chủ đạo thay đổi theo mùa. Mùa hè chủ yếu có gió thành phần đông, mùa đông chủ yếu có gió thành phần Bắc. Tốc độ gió trung bình 1,5 - 2m/s trong các tháng mưa (tháng 6 đến tháng 9) thường có gió mạnh, gió giật làm ảnh hưởng tới cây trồng.
3.1.1.4 Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện năm 2015 là 51.351,4 ha. Trong đó:
+ Diện tích đất nông lâm nghiệp là 45.629,7 ha chiếm 88,8% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 11.142,9 ha, chiếm 24,4% tổng diện tích đất nông lâm nghiệp; Đất lâm nghiệp là 33.595,2 ha, chiếm 73,6% tổng diện tích đất nông lâm nghiệp; Đất nuôi trồng thủy sản là 891,6 ha, chiếm 2,0% tổng diện tích đất nông lâm nghiệp.
+ Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 2.702,7 ha, chiếm 5,3% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất ở có diện tích là 1.041,4 ha chiếm 38,5% diện tích đất phi nông nghiệp; Đất chuyên dùng là 969,1 ha chiếm 35,9 % diện tích đất phi nông nghiệp.
+ Diện tích đất chưa sử dụng là 3.019 ha chiếm 5,9% diện tích đất tự nhiên.
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Định Hóa năm 2015
ĐVT: Ha
TT Loại đất Diện tích Tỷ trọng
Tổng diện tích đất tự nhiên 51.351,4 100
1. Đất nông nghiệp 45.629,7 88,8
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 11.142,9 24,4
1.2 Đất lâm nghiệp 33.595,2 73,6
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 891,6 2,0
2. Đất phi nông nghiệp 2.702,7 5,3
2.1 Đất ở 1.041,4 38,5
2.2 Đất chuyên dùng 969,1 35,9
- Đất tôn giáo 0,4 0,1
- Đất nghĩa trang nghĩa địa 59,5 2,2
- Đất song suối và 631,2 23,3
3. Đất chưa sử dụng 3.019,0 5,9
(Nguồn: phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Định Hóa) - Tài nguyên nước
+ Hệ thống sông Chu: Đây là hệ thống sông lớn nhất chảy dài, uốn lượn trên 100km phân bố trên 2/3 lãnh thổ huyện Định Hóa. Hệ thống sông này bắt nguồn từ
4 xã, có 3 suối chính hình thành từ 3 nhánh: Suối Chao, suối Mức, suối Tào, nhánh 1 từ xã Bảo Linh, nhánh 2 từ xã Quy Kỳ, nhánh 3 từ xã Linh Thông và xã Lam Vỹ.
Nhánh 1 và 2 chạy qua chợ Chu, xã Tân Cương gặp nhánh 3 để chảy sang huyện Chợ Mới đổ ra Sông Cầu.
+ Hệ thống sông Công: Phần chảy qua lãnh thổ Định Hóa là thượng nguồn của hệ thống sông Công. Hệ thống sông Công chảy qua các xã Phú Đình, Bình Thành.
- Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của Định Hóa khá phong phú, gồm có: Sắt limonit Bộc Nhiêu, Bình Thành; Man Gan - sắt Phú Tiến; Titan sa khoáng Sơn Đầu; Cổ Lãm; Chì kẽm, đồng Bản Rịn, Khuôn Đậu; Pyrit tại Bản Huống; Graphit tại Bản Giáo; đá granit tại Khuôn Tát. Trên địa bàn huyện hiện nay mới chỉ khai thác đá vôi để sản xuất vật liệu xây dựng và cát sỏi để phục vụ xây dựng của địa phương.
- Tài nguyên rừng
Huyện có diện tích đất lâm nghiệp là 33.595,2 ha. Trong đó đất lâm nghiệp có rừng là 27.251,5 ha.
+ Rừng tự nhiên: có diện tích 18.871,4 ha, chủ yếu là rừng phục hồi tập trung ở khu vực núi cao, có độ dốc lớn, trữ lượng gỗ từ 50 - 100m3/ha với những loài cây giá trị kinh tế thấp, có thể khai thác gỗ nhỏ, tre nứa, song mây, cọ và một số lâm sản khác. Ngoài giá trị kinh tế, rừng tự nhiên còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc phòng hộ, bảo vệ đất đai, duy trì nguồn nước cho sông suối. Đặc biệt có ý nghĩa bảo tồn đa dạng sinh học và góp phần tạo nên cảnh quan kỳ thú tôn tạo các khu di tích lịch sử cũng như cuốn hút khách du lịch.
+ Rừng trồng có diện tích là 8.380,1 ha, chủ yếu là cây nguyên liệu giấy như keo lai, bạch đàn. Tăng trưởng bình quân chỉ đạt dưới 10m3/ha/năm.
- Tài nguyên du lịch
ATK Định Hoá có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao đã tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Việt Bắc, cùng với sự đa dạng về thực vật đã tạo
nên cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn đối với phát triển du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, Định Hóa còn giàu tài nguyên về du lịch nhân văn, bao gồm các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, nghệ thuật, phong tục tập quán lễ hội truyền thống, văn hóa đặc sắc của các dân tộc. Đặc biệt vùng ATK là Thủ đô kháng chiến. Hiện nay Định Hóa có 128 điểm di tích, trong đó 12 điểm được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích cấp Quốc gia như: Khau Tý, Khuân Tát, Tỉn Keo, Đèo De, Núi Hồng, Bảo Biên và có 4 điểm được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Những địa danh mà tên đất, tên làng đã nổi tiếng và mãi mãi là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc huyện Định Hóa. Đây là những tiềm năng và lợi thế cho việc phát triển du lịch địa phương.