Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn 2011-2015
Trong giai đoạn 2011-2015, công tác triển khai, quán triệt thực hiện Chương trình giảm nghèo luôn nhận được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện. UBND huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo giảm nghèo và giải quyết việc làm huyện Định Hóa do đồng chí Phó chủ tịch UBND làm Trưởng ban, các thành viên tham gia Ban chỉ đạo là lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện; phân công các thành viên Ban chỉ đạo phụ trách các xã, thị trấn, đồng thời các cơ quan thành viên trực tiếp phụ trách các lĩnh vực thuộc thẩm quyền theo quy định; xây dựng kế hoạch giảm nghèo, đề ra các mục tiêu, giải pháp để giảm nghèo và triển khai tổ chức thực hiện trong toàn huyện. Trong 5 năm qua, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Định Hóa đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, đó là thành quả từ sự nỗ lực thực hiện các chính sách giảm nghèo của Nhà nước.
3.2.1.1 Chính sách hỗ trợ về y tế
Theo Luật Bảo hiểm y tế hiện nay, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng kinh tế khó khăn được hỗ trợ 100% thẻ Bảo hiểm y tế. Quy định này sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng chi phí khám chữa bệnh, nâng cao đời sống cho người nghèo. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo trên địa bàn huyện Định Hóa trong giai đoạn 2011-2015 được thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2 Kết quả hỗ trợ về y tế cho người nghèo trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn 2011-2015
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Tổng 2011-
2015 - Số người nghèo được
cấp thẻ BHYT 11.783 11.747 9.878 4.373 3.952 41.733 - Tổng kinh phí 7.582 6.209 5.867 2.697 2.454 24.809
+ Ngân sách Trung ương 0 0 0 0 0 0
+ Ngân sách Địa phương 7.582 6.209 5.867 2.697 2.454 24.809 (Nguồn: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Định Hóa) Từ bảng 3.2 cho thấy, trong giai đoạn 2011-2015 có 41.733 lượt người nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế với tổng kinh phí 24.809 triệu đồng. 100%
kinh phí để cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo đề do ngân sách địa phương chi trả. Vì số người nghèo trên địa bàn huyện Định Hóa có xu hướng giảm qua các năm nên số người nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế cũng có xu hướng giảm qua các năm. Nếu năm 2011 có 11.783 người nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế với kinh phí là 7.582 triệu đồng thì đến năm 2015, số người được cấp thẻ Bảo hiểm y tế chỉ còn 3.952 người với kinh phí là 2.454 triệu đồng. Bên cạnh đó, số lượt người nghèo, người dân tộc thiểu số được khám chữa bệnh bằng thẻ Bảo hiểm y tế là 159.113 lượt người, với tổng số kinh phí thực hiện chi trả cho khám chữa bệnh là 9.933,4 triệu đồng. Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo trên địa bàn huyện Định Hóa trong giai đoạn 2011-2015 đã đạt được mục tiêu đề ra.
3.2.1.2 Chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi
Chính sách cho người nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi được xem là một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo căn cơ và bền vững, đảm bảo an sinh xã hội có hiệu quả. Nâng mức cho vay, hạ lãi suất thường xuyên
được Chính phủ điều chỉnh để người nghèo và cận nghèo tiếp cận được với nguồn tín dụng. Cụ thể mức cho vay tối đa với hộ nghèo, hộ cận nghèo từ ngày 6 tháng 4 năm 2007 đến ngày 30 tháng 4 năm 2014 là 30 triệu đồng/hộ; từ ngày 1 tháng 5 năm 2014 đến nay là 50 triệu đồng/hộ. Lãi suất cho vay hộ nghèo 0,6%/tháng, hộ cận nghèo 0,72%/tháng. Thời hạn cho vay ngắn hạn tối đa 12 tháng, trung hạn tối đa 60 tháng. Nhờ có nguồn vốn vay này mà người nghèo có vốn để sản xuất kinh doanh và vươn lên thoát nghèo.
Bảng 3.3 Kết quả cho vay vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn 2011-2015
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Tổng 2011-2015 - Số lượt hộ nghèo được
vay vốn 2.396 2.125 1.846 1.634 1.510 9.511
- Tổng kinh phí 90.266 103.739 115.190 119.383 122.100 550.678 + Ngân sách Trung ương 87.866 101.339 112.790 116.583 118.700 537.278 + Ngân sách Địa phương 2.400 2.400 3.400 2.800 3.400 14.400 - Tổng số hộ nghèo
còn dư nợ 3.826 6.880 6.241 5.469 5.650 28.066
- Tổng số tiền còn dư nợ 90.266 103.739 115.190 119.383 122.390 550.968
(Nguồn: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Định Hóa) Trong giai đoạn 2011-2015, có 9.511 lượt hộ nghèo được tiếp cận với vốn vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng kinh phí 550.678 triệu đồng. Trong đó, kinh phí từ ngân sách trung ương là 537.278 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 97,6%; kinh phí từ ngân sách địa phương là 14.400 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 2,4%. Qua bảng 3.3 cho thấy, mặc dù số lượt hộ nghèo được vay vốn giảm qua các năm nhưng tổng kinh phí cho vay lại có xu hướng tăng qua các năm, tức là số tiền cho vay trên mỗi hộ nghèo đã có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là tỷ lệ hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi còn chiếm tỷ lệ thấp, chỉ đạt 30,5% (9.511 hộ trong tổng số 31.172 hộ). Tính
đến hết năm 2015, tổng số hộ nghèo còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Định Hóa là 5.650 hộ với tổng số tiền còn dư nợ là 122.390 triệu đồng. So với kế hoạch đề ra trong giai đoạn 2011-2015 là cho 12.050 lượt hộ nghèo vay vốn với tổng kinh phí cho vay là 123.600 triệu đồng thì chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo chưa đạt được mục tiêu đề ra.
3.2.1.3 Chính sách dạy nghề
Nghèo đói do nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong những nguyên nhân chiếm tỷ lệ lựa chọn cao trong các cuộc điều tra, khảo sát là do người dân thiếu kiến thức, tay nghề để có thể tham gia thị trường lao động, tạo việc làm, tạo thu nhập cho chính mình. Do đó, vấn đề đào tạo nghề, dạy nghề, tạo việc làm và tạo thu nhập cho người nghèo là tiêu điểm của các Chương trình, dự án có mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở nước ta trong thời gian qua.
Bảng 3.4 Kết quả công tác dạy nghề cho người nghèo trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn 2011-2015
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm
2014 Năm 2015 Tổng 2011-2015 - Số người nghèo được dạy
nghề ngắn hạn, miễn phí 180 113 83 102 215 703
Tổng kinh phí 333,6 133,1 172,5 247,2 526,2 1.412,6 Ngân sách Trung ương 333,6 133,1 172,5 247,2 319,8 1.206,2
Ngân sách Địa phương 0 0 0 0 206,4 206,4
+ Số người nghèo được hỗ trợ học nghề từ
Trung tâm dạy nghề
78 27 0 2 22 129
Tổng kinh phí 183,6 81,4 0 7,2 74 265,2
+ Số người nghèo được hỗ trợ học nghề từ các chương trình khác
156 123 78 134 83 574
Tổng kinh phí 307,2 266,4 139,5 284,7 138,6 1.136,4
(Nguồn: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Định Hóa)
Qua bảng 3.4 cho thấy, số người nghèo được đào tạo nghề ngắn hạn, miễn phí trong giai đoạn 2011-2015 là 703 người, kinh phí đào tạo nghề là 1.412,6 triệu đồng. Trong đó, kinh phí từ ngân sách trung ương là 1.206,2 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 85,4%; kinh phí từ ngân sách địa phương là 206,4 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 14,6%. Trong giai đoạn này, kinh phí chi trả cho hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn chủ yếu được lấy từ ngân sách trung ương, duy nhất chỉ có năm 2015 là ngân sách địa phương hỗ trợ được 206,4 triệu đồng. Trong tổng số 703 người nghèo được đào tạo nghề ngắn hạn, miễn phí thì:
- Số người nghèo được hỗ trợ học nghề từ Trung tâm dạy nghề của huyện là 129 người, kinh phí cho hoạt động dạy nghề là 265,2 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 18,8% trong tổng kinh phí cho hoạt động hỗ trợ người nghèo được đào tạo nghề ngắn hạn, miễn phí trong giai đoạn 2011-2015.
- Số người nghèo được hỗ trợ học nghề từ các chương trình khác là 574 người, kinh phí thực hiện là 1.136,4 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 81,2% trong tổng kinh phí cho hoạt động hỗ trợ người nghèo được đào tạo nghề ngắn hạn, miễn phí trong giai đoạn 2011-2015.
Qua phân tích ở trên cho thấy, số người nghèo được dạy nghề còn ít, đặc biệt là dạy nghề tại trung tâm dạy nghề của huyện. Trong giai đoạn 2011-2015, chỉ có 129 người nghèo được dạy nghề tại trung tâm dạy nghề của huyện. Như vậy, trung bình hằng năm chỉ có 26 người nghèo được dạy nghề tại trung tâm dạy nghề. Thậm chí năm 2013, không có người nghèo nào được dạy nghề và năm 2014, số người nghèo được dạy nghề chỉ vỏn vẹn 02 người. So với kế hoạch đề ra trong giai đoạn 2011-2015 thì chính sách này chưa đạt được mục tiêu đề ra. Là một chính sách quan trọng để giảm nghèo bền vững nhưng kết quả đạt được của chính sách này trong thời gian qua còn rất hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới huyện Định Hóa cần chú trọng quan tâm nhiều hơn đến chính sách dạy nghề cho người nghèo để giúp người nghèo thoát nghèo bền vững.
Bên cạnh hoạt động dạy nghề cho người nghèo, trong giai đoạn 2011- 2015, huyện Định Hóa đã hỗ trợ được 46 lao động thuộc hộ nghèo đi xuất khẩu lao động với tổng số tiền cho vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội là 1.363 triệu đồng.
3.2.1.4 Chính sách khuyến nông và hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo Nhằm tạo bước chuyển dịch trong phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập cho người dân góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, Đảng và Nhà nước đã thông qua các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất. Để đảm bảo chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất phát huy hiệu quả, huyện Định Hóa đã chỉ đạo nhân dân sử dụng đúng mục đích các nguồn hỗ trợ của các chương trình, dự án, nhất là hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Huyện đã giao cho các xã và từng thôn tổ chức họp dân, thông tin tuyên truyền, thông báo công khai các chính sách hỗ trợ, đối tượng được hỗ trợ, lựa chọn các hộ có điều kiện để đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Đồng thời hướng dẫn, giám sát để các hộ được hỗ trợ thực hiện hiệu quả. Việc hỗ trợ giống, vật tư nông nghiệp không chỉ giảm bớt khó khăn của nhiều hộ dân mà còn thay đổi nhận thức của người dân trong sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Bảng 3.5 Kết quả hoạt động khuyến nông và hỗ trợ phát triển sản xuất cho người nghèo trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn 2011-2015
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Tổng 2011-2015 - Số mô hình khuyến nông,
lâm, ngư 14 3 5 22 15 59
- Số lượt người nghèo được
tập huấn 168 167 269 219 170 993
- Tổng kinh phí 4.273 1.031 1.611 1.733 631 9.279
+ Ngân sách Trung ương 4.273 1.031 1.611 1.533 631 9.079
+ Ngân sách Địa phương 0 0 0 200 0 200
(Nguồn: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Định Hóa)
- Về thực hiện chính sách khuyến nông, lâm, ngư
Năm 2015, huyện Định Hóa có 32 cán bộ khuyến nông thực hiện công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tới người nông dân, là cầu nối giữa UBND huyện, UBND xã với người nông dân, giữa người nông dân với nhà khoa học, với doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2011-2015, huyện Định Hóa đã thành lập được 59 mô hình khuyến nông, lâm, ngư, trong đó số mô hình được thành lập nhiều nhất vào năm 2012 với 22 mô hình. Nhiều mô hình được thành lập khi đi vào hoạt động đã đạt hiệu quả cao, giúp bà con nông dân, đặc biệt các hộ nghèo trên địa bàn có thêm thu nhập như mô hình nuôi cá ruộng tại xã Định Biên và Phượng Tiến; mô hình trồng bí xanh tại xã Bộc Nhiêu; mô hình trồng rau bồ khai tại xã Kim Phượng; mô hình cấy lúa theo phương pháp SRI tại các xã Điềm Mặc, Bảo Cường, Trung Hội, Trung Lương và Phú Tiến; mô hình cánh đồng một giống lúa lai Syn6 tại xã Phúc Chu; mô hình trồng 3 giống lúa thuần chất lượng cao HT9, DQ11 và QR1 tại xã Bảo Cường…Bên cạnh đó, phòng Nông nghiệp, trạm Khuyến nông huyện Định Hóa còn thường xuyên tổ chức các Hội thảo đầu bờ để đánh giá kết quả sản xuất các giống cây trồng suất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, rút kinh nghiệm để thực hiện các mô hình tiếp theo.
Trong giai đoạn này, huyện cũng đã tổ chức tập huấn trang bị kiến thức về nông, lâm, ngư nghiệp cho 993 lượt người nghèo. Tổng kinh phí để hỗ trợ các mô hình khuyến nông, lâm, ngư và tập huấn là 9.279 triệu đồng. Trong đó, kinh phí từ ngân sách trung ương là 9.079 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 97,8%, còn lại là kinh phí từ ngân sách địa phương. Không chỉ truyền đạt các kiến thức cho người nghèo trong các buổi tấp huấn, các cán bộ khuyến nông còn thường xuyên đến các hộ dân tư vấn, hướng dẫn trực tiếp cho nông dân áp dụng biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả trong sản xuất; tổ chức cho nông dân thăm
quan tại các hộ nông dân sản xuất giỏi để học hỏi kinh nghiệm và áp dụng vào sản xuất của gia đình mình. So với kế hoạch đề ra trong giai đoạn 2011-2015 thì chính sách này đã đạt được mục tiêu đề ra.
- Về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất
+ Hỗ trợ mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, chế biến hàng hóa nông sản: trong giai đoạn thực hiện hỗ trợ cho 1.058 hộ nghèo với tổng số tiền hỗ trợ là 16.051,3 triệu đồng, nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ là 10.164,2 triệu đồng, nguồn huy động là 5.887,1 triệu đồng.
+ Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất: giúp đỡ các hộ nông dân nghèo có được giống tốt và vật tư cần thiết ban đầu để thực hiện dự án.
Trong giai đoạn 2011 - 2015 tổng số hộ nghèo được hỗ trợ là 1.359 hộ, với tổng số tiền hỗ trợ là 11.487,83 triệu đồng, nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ là 7.332,0 triệu đồng, nguồn huy động là 4.155,83 triệu đồng.
+ Hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất tiên tiến, hiệu quả, xây dựng các mô hình về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bảo quản và chế biến nông sản, tiêu thụ nông sản hiệu quả: tổng số hộ nghèo được hỗ trợ trong giai đoạn là 237 hộ với tổng số tiền hỗ trợ là 1.577,92 triệu đồng, nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ là 1.252,26 triệu đồng, nguồn huy động là 325.67 triệu đồng.
3.2.1.5 Chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo
Chính sách hỗ trợ về giáo dục - đào tạo đã trở thành nguồn động viên, khích lệ lớn đối với học sinh, sinh viên nghèo, góp phần quan trọng trong việc huy động trẻ em đến lớp và tạo sự bình đẳng về cơ hội học tập cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo cho người nghèo trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn 2011-2015 được thể hiện ở bảng 3.6.
Bảng 3.6 Kết quả hoạt động hỗ trợ về giáo dục, đào tạo cho người nghèo trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn 2011-2015
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Tổng 2011-2015 - Số HS, SV, trẻ mẫu giáo thuộc hộ
nghèo được miễn giảm học phí 7.117 7.211 7.357 5.222 5.300 32.207 - Kinh phí thực hiện 1.175 1.125 1.157 548 550 4.555 + Ngân sách Trung ương 1.175 1.125 1.157 548 550 4.555
+ Ngân sách Địa phương 0 0 0 0 0 0
- Số HS, SV, trẻ mẫu giáo thuộc hộ nghèo được hỗ trợ chi phí, đồ dùng học tập
7.117 7.211 7.357 5.222 5.300 32.207
- Kinh phí thực hiện 4.483 4.543 4.635 3.289 3.340 20.290 + Ngân sách Trung ương 4.483 4.543 4.635 3.289 3.340 20.290
+ Ngân sách Địa phương 0 0 0 0 0 0
(Nguồn: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Định Hóa)
Trong giai đoạn 2011-2015, Quy định về miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên, trẻ mẫu giáo thuộc hộ nghèo được thực hiện theo số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010 của Chính phủ Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015. Áp dụng quy định này, huyện Định Hóa đã thực hiện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên, trẻ mẫu giáo thuộc hộ nghèo như sau:
- Số học sinh, sinh viên, trẻ mẫu giáo thuộc hộ nghèo được miễn giảm học phí: trong giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn huyện Định Hóa có 32.207 học sinh, sinh viên, trẻ mẫu giáo thuộc hộ nghèo được miễn giảm học phí với tổng kinh phí thực hiện là 4.555 triệu đồng, 100% kinh phí được lấy từ ngân sách trung ương. Trong 3 năm 2011-2013, trung bình hàng năm có khoảng 7.228 học sinh, sinh viên, trẻ mẫu giáo thuộc hộ nghèo được miễn giảm học phí với tổng kinh phí thực hiện là 1.152 triệu đồng/năm. Trong 2 năm 2013, 2014 số học sinh, sinh viên, trẻ mẫu giáo thuộc hộ nghèo được miễn giảm học phí thấp hơn, chỉ khoảng 5.260 người với kinh phí hàng năm khoảng gần 550 triệu đồng.
Nguyên nhân là tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Định Hóa đã giảm trung bình khoảng 3,6%/năm nên số lượng học sinh, sinh viên, trẻ mẫu giáo thuộc hộ nghèo được miễn giảm học phí cũng có xu hướng giảm qua các năm.
- Số học sinh, sinh viên, trẻ mẫu giáo thuộc hộ nghèo được hỗ trợ chi phí, đồ dùng học tập: đó là các chi phí như mua sách giáo khoa, vở viết, đồ dùng học tập, hỗ trợ tiền ăn…Trong giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn huyện Định Hóa có 32.207 học sinh, sinh viên, trẻ mẫu giáo thuộc hộ nghèo được hỗ trợ chi phí, đồ dùng học tập với tổng kinh phí thực hiện là 20.290 triệu đồng, 100%
kinh phí được lấy từ ngân sách trung ương. So với kế hoạch đề ra trong giai đoạn 2011-2015 thì chính sách này đã đạt được mục tiêu đề ra.
3.2.1.6 Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người nghèo
Hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở theo quy định trong giai đoạn 2011- 2015 là hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ- TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015. Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở nhằm mục đích hỗ trợ các hộ nghèo để có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần giảm nghèo bền vững.