Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.4. Cơ sở thực tiễn về sử dụng vốn tại mô ̣t số ngân hàng thương mại
* Quy mô tổng tài sản tăng trưởng ấn tượng
Quy mô tổng tài sản đến 31/12/2014 đạt 661 ngàn tỷ tăng 14.7% so với năm 2013 và đạt 103% kế hoạch do ĐHCĐ đề ra. Vietinbank tiếp tục là một trong những ngân hàng TMCP có quy mô tài sản dẫn đầu thị trường.
* Dư nợ cho vay và đầu tư tăng trưởng mạnh đi đôi với kiểm soát chất lượng tài sản, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực.
Hoạt động cấp tín dụng đến 31/12/2014 đạt 543 ngàn tỷ đồng tăng 18% so với đầu năm (cao hơn mức tăng trưởng bình quân toàn ngành) đạt 104.5% kế hoạch.
-Cơ cấu dư nợ chuyển dịch theo hướng tích cực tăng trưởng mạnh vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh được Chính phủ ưu tiên khuyến khích như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu,công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao.Tích cực cho vay với lãi xuất thấp đối với các dự án trọng điểm của quốc gia thuộc ngành kinh tế mũi nhọn như: điện, dầu khí, than, khoáng sản …
+ Chất lượng tín dụng luôn được chú trọng kiểm soát chặt chẽ , tuân thủ nghiêm túc việc phân loại theo quy định của NHNN tại thông tư 02/2013/TT- NHNN VÀ 09/2014 TT-NHNN.Tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 31/12/2014 là 0,9%/dư nợ tín dụng thấp hơn mức bình quân toàn ngành.
- Hoạt động đầu tư đến 31/12/2014 đạt số dư 177 ngàn tỷ đồng chiếm 27%
tổng tài sản.VietinBank không ngừng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh trên thị trường liên NH đẩy mạnh bán cung cấp các sản phẩm phái sinh lãi suất tiền tệ ; danh mục đầu tư liên tục.
- Chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, quán triệt nâng cao vai trò quản trị điều hành của các cấp lãnh đạo, xác định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể của từng cán bộ tín dụng khi tham gia thẩm định.
- Thành lập riêng phòng tín dụng cho vay doanh nghiệp riêng tách khỏi bộ phận cho vay hộ sản xuất và cá nhân, theo đó nâng cao tính chuyên nghiệp cho cán bộ, trong hoàn tất việc làm hồ sơ, thủ tục giải quyết cho vay nhanh gọn.
- Cơ chế khoán, giao chỉ tiêu đến từng cán bộ để căn cứ trả lương cho cán bộ.
Đối với từng bộ phận mà giao chỉ tiêu phù hợp, như với giao dịch viên khoán bút toán giao dịch, số phí thu được, số vốn huy động, …. Đối với cán bộ tín dụng khoán tăng trưởng dư nợ, thu nợ, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn. Kiểm soát chặt chẽ giai đoạn trong và sau khi cho vay.
Năm 2015 Vietinbank đạt danh hiệu “Dẫn đầu về năng lực -uy tín và độ hài lòng”. Danh hiệu này tiếp tục khẳng định sức mạnh uy tín, thương hiệu cũng như vượt trội của Vietinbank khi mà trước đó NH này 5 năm liên tiếp nằm trong Top 2.000 Doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Top 400 thương hiệu NH giá trị nhất thế giới và NH số 1 Việt nam trong “100 NH lớn nhất ASEAN’.
1.4.2. Thực tiễn sử dụng vốn tại Ngân hàng Vietcombank
Trên cơ sở nguồn vốn huy động được NH Vietcombank sử dụng một cách hiệu qủa nguồn vốn đó mang lại lợi nhuận tương đối ổn định.Với nguồn vốn huy động được NH đã tiến hành cho vay đối với các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, các hộ cá thể để tiến hành sản xuất kinh doanh.
Các DNNQD cũng được vay vốn ngắn hạn NH nhưng chiếm số lượng ít. Lý do các DNNQD có tiềm lực kinh tế không mạnh, tình hình kinh doanh không được ổn định,do đó việc đầu tư vốn vào các doanh nghiệp này rất mạo hiểm,mang tính rủi ro cao. Do đó trong thời gian tới NH phải thẩm định kỹ để thu hút được nhiều doanh nghiệp vay vốn vừa đảm bảo vốn NH.
Các hình thức cho vay khác như cầm cố tài sản, bảo lãnh chiếm một phần trong các khoản cho vay ngắn hạn. Các khoản vay này được thực hiện đối với một số DNTN. Do tính rủi ro cho vay trung hạn và dài hạn cao hơn so với vay ngắn hạn do đó hiện nay Vietcombank cho vay dài hạn ít, tập trung chủ yếu vào các DNNN làm ăn có hiệu quả. Từ phân tích trên ta thấy
Thứ nhất: Hoạt động quản lý và sử dụng vốn của Vietcombank được thực hiện vừa đảm bảo khả năng sinh lời vừa đảm bảo khả năng thanh khoản có tính vững chắc ở các thời điểm. Đến 31/12/2015 tổng mức mức sử dụng vốn chiếm 97,5% tổng nguồn vốn huy động của NH, trong đó đầu tư tín dụng chiếm 61%.
Nguồn vốn lớn đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn lưu thông và vốn cho các dự án sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản và cho vay tiêu dùng đạt kết quả cao. Hoạt động kinh doanh của NH tiếp tục phát triển ổn định và toàn diện.
- Thứ hai: Chất lượng tín dụng nói riêng cũng như toàn bộ hoạt động sử dụng vốn nói chung của Ngân hàng trong thời gian qua được nâng cao một bước theo hướng chất lượng hơn. Nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2015 đạt tỷ lệ thấp 2,5%
giảm hơn năm 2014, ổn định phát triển bền vững từ nguồn vốn đến cho vay, cụ thể nguồn vốn huy động tăng liên tục rất nhanh trong giai đoạn 2013-2015.
- Thứ ba: Ngân hàng đang tiếp tục và cũng cố phát triển mối quan hệ truyền thống với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ bên ngoài. Ngân hàng đang phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức tài chính quốc tế như: WB, CIAD,…đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, trở giúp các đối tác trên nhiều phương diện như nâng cao trình độ quản lý điều hành ngân hàng, trình độ quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và tài chính kế toán, kiểm soát nội bộ.
-Thứ tư: Tiếp tục phát triển công nghệ thông tin cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ cho khách hàng như: Thẻ ATM, SMS Banking, Internet Banking, thanh toán song phương, thanh toán điện tử tập trung, quản lý hệ thống SWIFT. Tiếp tục hoàn thiện thêm một số sản phẩm cho vay du học, cho vay chứng khoán, phát triển sản phẩm liên kết với Viettel, sản phẩm chiết khấu, cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp.
- Thứ năm: Đẩy mạnh công tác truyền thông và công tác quan hệ quần chúng. Hoạt động Marketing ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, thương hiệu Vietcombank ngày càng được biết rộng rãi trong quần chúng.
Luôn dẫn đầu thị trường tài chính NH Việt Nam trên các bảng xếp hạng thời gian qua như “Top 2.000 công ty đại chúng lớn và quyền lực nhất thế giới”.Top 500 NH hàng đầu Thế giới; Top 500 thương hiệu NH có giá trị lớn nhất Thế giới.Trong năm 2015 Vietcombank đã được nhận 3 giải thưởng ‘Ngân hàng giao dịch tốt nhất Việt Nam”, “Ngân hàng cung cấp sản phẩm thẻ tín dụng tốt nhất Việt Nam” và
‘Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam’
1.4.3. Thực tiễn sử dụng vốn tại Ngân hàng BIDV
- Hoàn thiện, thực hiện nghiêm ngặt quy trình sử dụng vốn: Ban hành hướng dẫn thực hiện cụ thể quy trình nghiệp vụ, quy định về nhiệm vụ, phân công trách nhiệm, xử lý nghiêm các trường hợp làm sai quy trình, hoàn thiện và nâng cao hệ thống thông tin xếp loại khách hàng.
- Đa dạng hoá các hình thức tiếp xúc (tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gián tiếp và tiếp xúc qua trung gian) nhằm tăng khả năng khai thác thông tin của khách hàng, từ đó hình thành các quyết định cho vay.
- Lựa chọn đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, có bằng cấp và trình độ cao. Cơ chế lương thưởng theo hiệu quả công việc.
- Xây dựng môi trường cạnh tranh tốt, đề bạt lãnh đạo theo cơ chế thi tuyển.
Tạo động lực cho cán bộ phát triển, cạnh tranh lành mạnh.
- Có hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác, cập nhật kịp thời.
Kinh nghiệm từ BIDV trong giải quyết nợ xấu
Hiện nay có rất nhiều rủi ro khác nhau khi cho vay nói chung và cho vay theo dự án nói riêng, xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc không chi trả được nợ khi đến hạn. Do đó, để quyết định có chấp nhận cho vay hay không, các NHTM cần phải coi trọng việc phân tích tín dụng nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng.
Thực tế, hiện nay có rất nhiều rủi ro khác nhau khi cho vay nói chung và cho vay theo dự án nói riêng, xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc không chi trả được nợ khi đến hạn. Do đó, để quyết định có chấp nhận cho vay hay không, các NHTM cần phải coi trọng việc phân tích tín dụng nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng. NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một NH tiêu biểu về sử dụng vốn, giải quyết nợ xấu.
NH BIDV đã cắt giảm tỷ lệ tăng trưởng cho vay từ mức 59,8% xuống 25,7%. Tính đến cuối năm 2015, tổng cho vay và ứng trước của NH này cho khách hàng đạt 63,188 tỷ đồng, trong đó 56,8% là ngắn hạn. Cho vay bán lẻ tăng cao nhất ở mức 63,3% lên 18,397 tỷ đồng so với năm 2014. Số dư cho vay khách hàng toàn hệ thống là 63,188 tỷ đồng trong đó nợ từ loại 3 - 5 là 1.777 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 2,8%.
Như vậy, so với thời điểm cuối năm 2014, BIDV đã có sự biến động trong tỷ trọng các loại nợ. Tỷ trọng nợ loại 1 và nợ loại 5 giảm nhẹ và tỷ trọng nợ loại 3, nợ loại 4 tăng nhẹ. Đặc biệt nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn đã xuất hiện nợ loại 2 với tỷ lệ là 0,3%. Bên cạnh đó, toàn bộ tỷ trọng nợ loại 3 - 5 tăng từ 2,3% lên 2,81%.
Tỷ lệ nợ xấu của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ và của nhóm khách hàng cá nhân đều tăng. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng từ 3,13% lên 3,56%; tỷ lệ nợ xấu của nhóm khách hàng cá nhân tăng từ 1,27% lên 1,83%...
Nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu tăng cao, quy trình thẩm định dự án đầu tư tại BIDV đã được quy chuẩn và áp dụng cho toàn bộ hệ thống theo 3 bước như sau:
* Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của bộ hồ sơ pháp lý: Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ kinh tế, Hồ sơ vay vốn, Hồ sơ đảm bảo tiền vay.
* Thẩm định khách hàng vay vốn:
- Địa vị pháp lý và tư cách của khách hàng vay vốn
- Lịch sử hình thành doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, quản trị doanh nghiệp
- Phương thức, tình tình hoạt động kinh doanh hiện tại, định hướng kinh doanh - Tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Quan hệ với các tổ chức tín dụng
* Thẩm định dự án đầu tư:
- Xem xét, đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án
- Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án - Đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào của dự án - Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật
- Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án vay vốn - Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án
Trên cơ sở đó, tùy theo từng dự án cụ thể với những đặc điểm khác nhau mà nhân viên thẩm định có thể phân tích, đánh giá và đưa ra các điều kiện đi kèm với việc cho vay, hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng an toàn vốn vay. Trên cơ sở đó, lãnh đạo BIDV có thể xem xét khả năng tham gia cho vay đối với từng dự án.
Như vậy, thông qua việc quá trình thẩm định, NH mới có cái nhìn toàn diện về dự án; đánh giá về như cầu tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguôn vốn và tình hình sử dụng nguồn vốn, hiệu quả tài chính mà dự án mang lại cũng như khả năng trả nợ của dự án.
1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cho NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh TP Thái Nguyên
Đến nay NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh TP Thái Nguyên vẫn hoạt động như một NH truyền thống bao gồm các nghiệp vụ chủ yếu như nhận gửi, cho vay và thanh toán. Nó chưa thực sự trở thành một NH hiện đại, đa năng và lợi nhuận thu được phần lớn là từ nghiệp vụ cho vay. Vì vậy tại NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh TP Thái Nguyên nói đến công tác sử dụng vốn là nói đến cho vay vốn. Từ những bài học và kinh nghiệm ,những thành công đạt được của các NHTM thì Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh TP Thái Nguyên cần rút ra các bài học kinh nghiệm:
Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác tiếp thị tìm kiếm KH mới, cần bỏ các thủ tục rườm rà giảm tối thiểu thời gian trình duyệt và số lần ký hợp đồng tín dụng, cải thiện cơ bản mối quan hệ NH và bạn hàng. Khi tính toán lãi suất đầu ra, chi nhánh nên áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi phù hợp nhất với khách hàng và đặc thù của hoạt động sản suất kinh doanh. Số lượng doanh nghiệp có quan hệ vay vốn tương đối lớn, tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Phương hướng thời gian tới, NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh TP Thái Nguyên sẽ hướng đến những khách hàng lớn và các dự án có hiệu quả. Đảm bảo 100% dư nợ mới lành mạnh và tỷ lệ an toàn cao.
Thứ hai: Để làm được điều đó về phía chi nhánh là nâng cao chất lượng tín dụng trong đó quan trọng nhất là phải cho vay đúng đối tượng tránh rủi ro rất lớn xảy ra. Một trong những hoạt động khá quan trọng của chi nhánh khi quyết định các khoản cho vay là khâu thẩm định dự án nhất là đối với dự án cho vay trung và dài hạn. Những yếu tố chủ yếu khi thẩm định dự án tín dụng, theo kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, người ra quan tâm đến 5 yếu tố: năng lực, uy tín, vốn, vật thế chấp, những điều kiện. Đây là những điều kiện cần thiết khi phân tích đặc thù hoạt động kinh doanh của DN xin vay vốn và là bước quyết định khi thực hiện đánh giá khả năng cho vay. Nâng cao nghiệp vụ thẩm định dự án cho vay đối với cán bộ công nhân viên chi nhánh là kết quả hết sức cần thiết để đảm bảo cho chi nhánh có các khoản dư nợ lành mạnh và ổn định.
Thứ ba: Chuyên môn hóa trong quy trình thẩm định DN. Trình độ phân tích DN của CBTD phải được không ngừng nâng cao như: bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức tập huấn, thi tình huống, đặc biệt là trình độ thẩm định dự án, phương án vay vốn, lựa chọn khách hàng, vận dụng các chế độ thể lệ tín dụng đã ban hành.
- Chú trọng công tác tuyển dụng, trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo trong công tác cho vay - Sắp xếp công tác tổ chức cho vay một cách hợp lý tránh trường hợp chồng chéo gây mất thời gian trong phán quyết cho vay.
- Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động NH, nhằm nâng cao năng suất lao động, chuẩn hóa được số liệu thông tin đầu vào. Tăng cường công tác kiểm soát quá trình sử dụng vốn của NH.
Chương 2