Chương 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH TP THÁI NGUYÊN
4.3. Kiến nghị đề xuất
4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước
Thứ nhất, để đạt được mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn góp phần đưa nền kinh tế nước ta đi vào thế phát triển và ổn định. Trước hết, chính phủ cần quản lý tốt các nhân tố vĩ mô trong đó quan trọng nhất là kiềm chế lạm phát ở mức thấp để mọi tài sản dù thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào cũng đầu được sử dung vào các mục tiêu kinh tế, đồng thời đảm bảo khả năng sinh lời hợp lý trong mọi hoạt động đầu tư.
Thứ hai, sớm hình thành thị trường vốn ở quy mô toàn quốc để mọi nguồn vốn phân tán, nhỏ bé đều được tập trung vào các cơ hội đầu tư sinh lời. Sự thiếu vắng của một thị trường vốn được tổ chức quy cũ, bài toán và hiệu quả là một trong những nguyên nhân chính yếu làm cho tiềm năng vốn có rất lớn ở trong dân hiện nay chưa được khai thác đúng mức về mọi hoạt động kinh tế lợi ích nước nhà.
Thứ ba, giải toả vốn bị đóng băng trong các DN quốc doanh làm ăn kém hiệu quả, hay rút vốn đầu tư ra khói doanh nghiệp không thuộc các lĩnh vực xương sống của các ngành kinh tế thông qua quá trình tiến hành chuyển dịch sở hữu , xã hội hoá tài sản cũng là biện pháp tạo vốn quan trọng đối với nhà nước. Bằng cách này nhà nước có thể trút bỏ gánh năng trợ cấp , vừa giải phóng vốn ra khỏi những hoạt động hay khu vực có hiệu quả kinh tế thấp kém để đầu tư vào các dự án có khả năng sinh lời tốt hơn hay có hiệu quả số nhân đối với nền kinh tế rộng hơn.
Thứ 4, hoàn thiện chính sách thuế theo hướng thúc đẩy mở rộng sản xuất và tăng cường đầu tư chiều sâu. Muốn vậy chính sách thuế cần phải được xây dựng dựa trên các quan điểm cổ vũ sản xuất trong nước thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, khuyến khích xuất khẩu tăng tích luỹ để tái đầu tư mở rộng. Trong cơ chế thị trường NH hoạt động kinh doanh có lãi thì tất yếu phải nộp thuế: thuế đất thuế môn bài, thuế lợi tức. Chính sách thuế hợp lý sẽ khuyến khích các NH không ngừng mở rộng các hoạt động kinh doanh để tăng thêm lợi nhuận, cũng cố mức vốn tự có và các quỹ, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên giúp họ yên tâm với nghề nghiệp của mình. Trên cơ sở đó nền kinh tế cũng sẽ mở rộng và đa dạng hơn với các hoạt động đầu tư, mở mang ngành nghề và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
Thứ năm, nước ta hiện nay là nước có nền kinh tế lạc hậu, đời sống dân trí còn thấp, thu nhập ít dẫn đến khả năng tích luỹ còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế. Chính phủ phải mở rộng cuộc vận động và khuyến cáo để mọi người dân hiểu rằng “ tiết kiệm là quốc sách “ ngoài ra chính phủ cần phải kêu gọi bằng văn bản cụ thể cấm việc chi tiêu lãng phí trong các cơ quan nhà nước, vân động dân cư tiết kiệm để đầu tư cho sản xuất nhằm tăng thêm tiêu dùng trong tương lai. Bên canh việc khuyến khích người dân tích luỹ, chính phủ cần ban hành đầy đủ các bộ luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân khi gửi tiền vào ngân hàng hoặc đầu tư vào sản xuất, dịch vụ .
4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Tổ chức kịp thời giải quyết các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh như trong việc: phê duyệt mức cho vay vượt quyền phán quyết...
- Hỗ trợ NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh TP Thái Nguyên cả về kinh phí trong việc đào tạo các nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn cho cán bộ viên chức nói chung, CBTD nói riêng. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn theo từng chuyên đề như: Thẩm định tín dụng, thanh toán quốc tế ...Thực hiện đào tạo kỹ năng nghiệp vụ tạo ra đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn hoá cao,điêu luyện về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Thường xuyên cử ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ NHNo&PTNT Việt Nam xuống kiểm tra, giúp NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh TP Thái Nguyên phát hiện sai sót trong nghiệp vụ để sửa chữa uốn nắn kịp thời nhằm đưa hoạt động đi vào nề nếp.
- Trang bị kịp thời các phương tiện kinh doanh khi được xem xét là tất yếu của chi nhánh như: máy vi tính, máy rút tiền tự động ATM.
- Huy động các nguồn lực để đầu tư dự án hiện đại hóa công nghệ và thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhiều hơn nữa. Khẩn trương đưa công nghệ, thiết bị mới vào khai thác để phát triển đa dạng các dịch vụ tín dụng, thanh toán và tiện ích NH, làm tăng hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh.
- Phối hợp chặt chẽ với NHNN để tổ chức có hiệu quả chương tình thông tin rủi ro, thông tin tín dụng nhằm ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng, giúp các chi nhánh phòng ngừa tốt rủi ro.
- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống nhằm chấn chỉnh những sai sót, phòng ngừa những rủi ro...Việc kiểm tra, kiểm soát phải được thực hiện trong mọi lĩnh vực, hoạt động.
- Phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong các hoạt động của NHTM có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là nhân tố quyết định sự tồn tại, khả năng cạnh tranh của các NH. Tuỳ theo từng vị trí, nhu cầu mà NH đưa ra các chính sách hợp lý đáp ứng các nhu cầu nhân lực như các chính sách:
+ Chính sách tuyển dụng : Hiện nay các NH rất chú trọng công tác tuyển dụng nhân viên mới, NH nên áp dụng hình thức thử việc, giúp họ đi xuống địa bàn
nghiên cứu tìm hiểu thị trường, đề xuất các giải pháp góp phần tháo gỡ những khó khăn của NH, mở rộng thị trường hoạt động của NH.
+ Chính sách đào tạo: Cần tăng cường hơn nữa công tác đào tạo và đào tạo lại. Cần chú trọng vào đào tạo kỹ năng, kiến thức thực tế công việc. Cần có chiến lược dài hạn để giúp các chi nhánh cấp dưới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
+ Chính sách đãi ngộ: Hiện nay thu nhập đời sống của nhân viên NH đã
được nâng lên một cách rõ rệt tuy nhiên chế độ đặc biệt trong công việc đòi hỏi nhân lực chất lượng cao, việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, phân định trách nhiệm nếu xẩy ra thất thoát chưa được hợp lý. Vì vậy cần có chính sách đãi ngộ hơn nữa để thu hút được nhân lực chất lượng cao trong hoạt động kinh doanh NH nói chung cũng như nâng cao chất lượng tín dụng.
+ Bố trí sử dụng nguồn nhân lực: Việc bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ là rất quan trọng trong quản lý NH. Một khi nguồn lực được sử dụng đúng đắn và hợp lý sẽ tạo điều kiện cho từng cán bộ phát huy hết năng lực của mình, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động NH.
- Cần tiến hành rà soát, bổ sung, chỉnh sửa các quy chế, quy trình nghiệp vụ đảm bảo tuân thủ pháp luật nhưng vẫn phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro..
- Tăng cường tiến hành kiểm tra giám sát việc chấp hành các nguyên tắc thủ tục cho vay và cấp tín dụng để từ đó giúp các NH cấp dưới phát hiện và kịp thời chỉnh sửa các sai sót nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.
4.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh TP Thái Nguyên
Trong điều kiện hiện nay, do thông tin chưa kịp thời, đầy đủ và các biện pháp ngăn chặn rủi ro còn bị hạn chế, do đó đối với những dự án có tính khả thi cao mang lại lợi nhuận lớn nhưng cần huy động số vốn lớn thì NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh TP Thái Nguyên nên thực hiện phương án đồng tài trợ như đã qui định tại thể lệ tín dụng trung và dài hạn do một NH đứng ra làm đầu mối. Bởi vì theo phương án này sẽ phân tán rủi ro cho NH, vừa đem lại lợi nhuận, nâng cao được uy tín cho NH.
NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh TP Thái Nguyên để kịp thời phát hiện và điều chỉnh những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại trong nội bộ Chi nhánh. Với nghiệp vụ TD, đoàn thanh tra cần rà soát và kiểm tra chặt chẽ chất lượng TD, tình hình kiểm soát nợ xấu, việc thực hiện và tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động cho vay, quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng...
- Tăng cường công tác thanh tra và xử lý nghiêm minh các cá nhân và tổ chức vi phạm cơ chế tín dụng. Việc thanh tra của NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh TP Thái Nguyên phải được tiến hành thường xuyên, tránh làm theo từng đợt vừa không phát hiện kịp thời sai phạm, không hiệu quả ảnh hưởng đến hoạt động và uy tín của NHTM.
4.3.4. Kiến nghị với chính quyền địa phương các cấp
* Ổn định kinh tế xã hội
Nhà nước cần xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, định hướng đầu tư, có chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần một cách ổn định và lâu dài, tiếp tục kiềm chế lạm phát ở mức độ thấp, ổn định giá trị đồng nội tệ, khuyến khích đầu tư, thực hiện cổ phần hoá DN… Đây là những điều kiện thuận lợi cho các NH, xác định được chiến lược kinh doanh trong tương lai. Đặc biệt là chiến lược huy động vốn để cho vay những nơi nhà nước có kế hoạch phát triển.
* Tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động của hệ thống NHTM.
Hiện nay hệ thống pháp luật của nước ta chưa được hoàn chỉnh và đồng bộ.
Trong đó bao gồm cả hệ thống luật kinh tế và luật NH…Do vậy, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người đầu tư, của người sử dụng vốn đầu tư thì nhà nước cần phải tiếp tục hoàn thiện sửa đổi, ban hành bộ luật , văn bản dưới luật, có liên quan đến hoạt động kinh tế nói chung và đến hoạt động NH nói riêng, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động của các DN và các NHTM đi đúng hướng, đúng giới hạn cho phép và phân rõ trách nhiệm người đi vay và người cho vay trong quan hệ tín dụng.
Ban hành các văn bản dưới luật tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng thực thi hiệu quả nhanh chóng, chẳng hạn như vấn đề xử lý TSTC, tài sản đảm bảo tiền vay, đăng ký giao dịch bảo đảm, …hiện nay đang gặp nhiều khó khăn do các quy định chồng chéo, không rõ ràng, thái độ làm việc quan liêu của các ban ngành.
Chính phủ và các ban ngành cần phải xây dựng các dự thảo để triển khai thực hiện luật DN, tạo môi trường pháp lý cho các DNTN, kinh tế ngoài quốc doanh phát triển đúng pháp luật, ổn định và vững chắc.Cần thiết thành lập trung tâm thông tin dữ liệu quốc gia để quản lý nhân khẩu, đất đai, về DN thì có thông tin về tài chính, nghĩa vụ nộp thuế, chỉ có một mã số đăng ký kinh doanh…để có một môi trường kinh tế minh bạch, rõ ràng.
* Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.
Nhà nước nên khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để các DN cạnh tranh lành mạnh, có lợi cho nền kinh tế. Nhà nước nên chú trọng vào các vấn đề đầu tư phát triển, thu hút trực tiếp đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện tiến trình CNH- HĐH đất nước, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng để làm cơ sở cho việc khuyến khích các nguồn đầu tư các nguồn vào Việt Nam, khuyến khích đầu tư trong nước, xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài…Các cơ quan nhà nước cần tăng cường kiểm tra hoạt động của các DNNQD đảm bảo kinh doanh đúng pháp luật, đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh kiểm toán hàng năm.
Hiện nay hoạt động kế toán kiểm toán vẫn còn hạn chế nhất định như: Các chuẩn mực kế toán chưa đủ để điều chỉnh và kiểm soát các hoạt động kiểm toán.
Thiếu vắng những tổ chức kiểm toán có chất lượng cao, sự bất cập giữa trình độ của cán bộ kiểm toán với yêu cầu về chất lượng kiểm toán. Do vậy chất lượng của các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xin vay vốn chưa cao.