Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố thái nguyên (Trang 48 - 55)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài, cần tâ ̣p trung giải quyết các câu hỏi sau:

1. Thực trạng sử du ̣ng vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thành phố Thái Nguyên trong thờ i gian qua như thế nào?

2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sử dụng vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thành phố Thái Nguyên?

3. Để nâng cao hiê ̣u quả sử dụng vốn của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thành phố Thái Nguyên cần phải thực hiê ̣n những giải pháp gì?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập thông tin thứ cấp từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước. Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng và chất lượng tín du ̣ng của các Ngân hàng thương ma ̣i… Những thông tin về tình hình cơ bản, tình hình phát triển kinh tế - xã hô ̣i của đi ̣a phương, các chính sách của đi ̣a phương đối với hoa ̣t đô ̣ng sử dụng vốn của ngân hàng và các vấn đề có liên quan đến đề tài do các cơ quan chức năng của thành phố Thái Nguyên cung cấp. Những thông tin về hoạt động sử du ̣ng vốn của NHNo&PTNT Viê ̣t Nam chi nhánh TP Thái Nguyên do các bô ̣ phâ ̣n chức năng của NH cung cấp.

Các tài liê ̣u, số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài còn được thu thập thông qua các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo của các địa phương, củ a ngành NH, website của các Bộ, Ngành khác có liên quan.

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin để đưa vào sử dụng trong nghiên cứ u đề tài.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 2.2.3.1. Phương pháp phân tổ thống kê

Trong nghiên cứ u đề tài sẽ tiến hành phân tổ các đối tượng huy đô ̣ng vốn và

cho vay vốn tín dụng theo từng đối tượng vay, hình thức vay, thời gian vay, mục đích sử dụng vốn vay. Phân tổ thống kê còn được sử dụng để phân tổ theo các đối tượng nợ

xấu,... Phương pháp phân tổ sẽ giúp ta nhìn nhận rõ ràng các sự kiê ̣n để có được những đánh giá chính xác nhất đối với tình hình cho vay, thu hồi vốn vay và xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NH.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở phân tổ, sử du ̣ng phương pháp so sánh thống kê để so sánh kết quả hoạt động sử dụng vốn của Chi nhánh giữa các năm, các thời kỳ, hoă ̣c cơ cấu huy động vốn và cung ứng vốn tín du ̣ng giữa các đối tượng vay vốn, cung ứng vốn hay các lĩnh vực đầu tư vốn tín du ̣ng,...

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã

được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm.

- Phương pháp so sánh gồm các dạng + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với đánh giá theo mức trung bình hoặc tiên tiến.

2.2.3.3. Phương pháp mô tả thống kê

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Sử du ̣ng phương pháp này trong nghiên cứu đề tài để mô tả quá trình huy động vốn và sử du ̣ng vốn của chi nhánh.

2.2.4. Phương pháp chuyên gia

Sử du ̣ng phương pháp này nhằm thăm dò ý kiến của các chuyên gia, các lãnh đạo có kinh nghiê ̣m đánh giá về hoa ̣t đô ̣ng sử dụng vốn và chất lượng sử dụng vốn củ a ngân hàng trong giai đoa ̣n vừa qua và những dự báo về nhu cầu vốn, về đổi mới trong hoạt đô ̣ng sử dụng vốn NH trong tương lai.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

* Chỉ tiêu đánh giá sử dụng vốn

Đối với các NHTM, cho vay có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, mở rộng phạm vi kinh doanh. Tăng trưởng nguồn vốn và đạt được mục tiêu lợi nhuận của bản thân ngân hàng đó. Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động cho vay, việc đánh giá hiệu quả của hoạt động này được phân tích qua hai chỉ tiêu cơ bản.

2.3.1. Quy mô cho vay

- Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu cơ bản khi đánh giá một cách khái quát có hệ thống đối với những khoản vay tại một thời điểm. Khi xác định doanh số cho vay, chưa có sự đánh giá cụ thể về chất lượng các khoản vay và phần rời của những khoản vay trong một thời kỳ nhất định nhưng đây là chỉ tiêu cho biết khả năng luân chuyển sử dụng vốn của một ngân hàng, quy mô đầu tư và cấp vốn tín dụng của ngân hàng đó đối với nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ.

- Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế: Tổng dư nợ nội tệ và ngoại tệ thể hiện được mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng, đồng thời là chỉ tiêu phản ánh phần vốn đầu tư hiện đang còn lại tại một thời điểm của ngân hàng đó là lượng mà ngân hàng đã cho vay chưa thu về. Đồng thời, chỉ tiêu này cũng phản ánh mối quan hệ với doanh số cho vay (Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay - Doanh thu số nợ = Dư nợ cuối kỳ) với khả năng đáp ứng nguồn vốn của các NHTM đối với những nhu cầu sử dụng vốn trong nền kinh tế.

- Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi nợ của những khoản cho vay khi đến thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Vốn vay / Khả năng giải quyết, xử lý vốn tồn đọng: Là chỉ tiêu phản ánh độ nhạy bén, khả năng luân chuyển vốn tồn đọng theo chiều hướng đem lại lợi nhuận cho ngân hàng

- Tỷ trọng doanh số cho vay / Tổng số vốn huy động: Chỉ tiêu thể hiện khả năng sử lý nguồn vốn huy động đảm bảo khả năng lợi nhuận đồng thời bảo đảm nhu cầu thanh toán.

2.3.2. Chất lượng cho vay

- Tỷ lệ nợ quá hạn: Chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng một khoản cho vay và khả năng bảo đảm của khoản vay đó trong một thời hạn nhất định. Thực chất, chỉ

tiêu cho biết sự luân chuyển lượng tiền mặt trong một ngân hàng, phản ánh phần chất đối với doanh số thu nợ. Đây cũng là yếu tố đánh giá tính chất, trình độ quản lý của những người làm ngân hàng và thể hiện mặt biến động chung của nền kinh tế.

- Tỷ trọng nợ quá hạn / Tổng thu nợ: Phản ánh khả năng thu hồi nợ của các khoản vay thể hiện ở các khoản vay đã đến hạn trả nhưng không đủ luân chuyển nguồn vốn đã cho vay tại một thời điểm và sự biến động của độ an toàn về vốn tỷ lệ nghịch với sự tăng giảm của tỷ trọng trên. Bên cạnh đó, còn có tỷ trọng nợ khó đòi / Tổng thu nợ: Phản ánh tính chân thực có khả năng hoàn trả của các khoản vay.

2.3.3. Một số chỉ tiêu khác

Chỉ tiêu ROE và ROA là hai chỉ tiêu được sử dụng phổ biến để đo hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) = Thu nhập ròng sau thuế (trong kỳ) Tổng tài sản bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho thấy cứ giá trị 1 đồng tài sản mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, phản ảnh hiệu quả quy mô hoạt động của ngân hàng.

Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Thu nhập ròng sau thuế (trong kỳ) Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này được coi là quan trọng nhất, phản ảnh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là những chỉ tiêu cơ bản luôn được các nhà quản trị NH quan tâm.

Chỉ tiêu này cho thấy cứ giá trị 1 đồng vốn chủ sở hữu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận, phản ảnh hiệu quả kinh doanh đạt được trong mối quan hệ cấu tức vốn hoạt động NH.

ROA và ROE liên hệ chặt chẽ với nhau ROE = ROA *

Tổng tài sản Tổng vốn chủ sở hữu Hay nói cách khác

ROE =

Thu nhập sau thuế

*

Tổng tài sản Tổng tài sản Tổng vốn chủ sở hữu

Đề tài đã sử dụng hệ thống thông tin nghiên cứu chủ yếu sau:

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương:

- Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng sử dụng đất, cơ cấu các loại đất;

- Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng dân số và lao động;

- Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng: Giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục;

- Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế của Thành phố qua các năm;

- Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của kinh tế xã hội: thu nhập lương thực bình quân đầu người, thu chi ngân sách, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt đô ̣ng tín du ̣ng của chi nhánh:

- Tình hình thực hiê ̣n kế hoạch kinh doanh: Tổng nguồn vốn và dư nợ vốn theo kế hoa ̣ch và theo thực tế qua các năm;

- Số lượng và tỷ tro ̣ng vốn huy đô ̣ng vốn theo thành phần kinh tế và theo thời hạn huy đô ̣ng;

- Cơ cấu dư nợ phân theo kỳ ha ̣n và theo thành phần kinh tế;

- Tình hình dư nợ của hô ̣ và doanh nghiệp: Số lượng hô ̣, số lượng tín du ̣ng,...

- Cơ cấu thu nợ theo nhóm nợ: Tổng nợ và tỷ lê ̣ nợ,...

- Các chỉ tiêu đánh giá mức đô ̣ ca ̣nh tranh của Chi nhánh: Thi ̣ phần huy đô ̣ng và cung ứng vốn tín du ̣ng so với các NH khác trên địa bàn.

* Các chỉ tiêu định lượng cụ thể:

Nhóm các chỉ tiêu định lượng là bao gồm một hệ thống các chỉ tiêu được ước lượng cụ thể. Các chỉ tiêu này được phân thành hai loại là nhóm các chỉ tiêu đảm bảo tính an toàn của hoạt động TD và nhóm các chỉ tiêu phản ánh hoạt động tính sinh lời của hoạt động tín dụng.

- Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3->5):

Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu

x 100%

Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong một đồng dư nợ có bao nhiêu đồng nợ xấu, hay nợ xấu chiếm bao nhiêu phần trăm tổng dư nợ.

- Chỉ tiêu 2: Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ

x 100%

Dư nợ bình quân

Đây là chỉ tiêu cho biết một đơn vị vốn sẽ được sẽ được sử dụng bao nhiêu lần.

- Chỉ tiêu 3: Doanh số cho vay bình quân

Doanh số cho vay bình quân = Doanh số cho vay Tổng số khách hàng

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền vay mỗi lượt của mỗi khách hàng. Số tiền càng cao chứng tỏ tăng trưởng tín dụng càng nhanh, thể hiện mức sản xuất cũng như quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng tăng lên.

- Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ trung, dài hạn

Tỷ lệ trung, dài hạn = Dư nợ trung, dài hạn

x 100%

Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn của khách hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như việc cơ cấu nguồn ngắn hạn để cho vay.

- Chỉ tiêu 5: Tỷ lệ thu nợ

Tỷ lệ thu nợ = Doanh số thu nợ

x 100%

Doanh số cho vay

Đây là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng NH: Doanh số cho vay cao, kết hợp với tỷ lệ thu nợ hợp lý chứng tỏ sự hoạt động có hiệu quả

- Chỉ tiêu 6: Hiệu suất sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn = Dư nợ cho vay

x 100%

Nguồn vốn huy động

Cho biết mức độ sử dụng vốn huy động, nếu tỷ lệ càng cao thì hiệu quả càng cao.

- Chỉ tiêu 7: Hệ số sinh lãi trên một đồng vốn

Hệ số sinh lãi trên một đồng vốn = Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

x 100%

Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng dư nợ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, tỷ lệ này càng cao càng tốt. Ngoài ra còn một số chỉ tiêu khác như: Tổng dư nợ, dư nợ bình quân trên một cán bộ tín dụng, số khách hàng bình quân trên một CBTD.

* Các chỉ tiêu xác định hiệu quả Sử dụng vốn.

Tổng dư nợ cho vay / Tổng nguồn vốn

Phản ánh cứ một đồng vốn huy động thì có bao nhiêu đồng được đem đi cho vay.

Doanh số cho vay / tổng nguồn vốn kinh doanh

Phản ánh cứ một đồng vốn kinh doanh thì bao nhiêu đồng được đem đi cho vay.

Một phần của tài liệu Sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố thái nguyên (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)