Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố thái nguyên (Trang 85 - 91)

Chương 3 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

3.2. Thực trạng sử dụng vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh TP Thái Nguyên

3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng

3.2.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính

Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, NH luôn luôn không ngừng đổi mới về phương thức hoạt động, đi đôi với mở rộng quy mô tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. NH cũng từng bước nâng dần chất lượng nghiệp vụ tín dụng, tạo điều kiện để nâng cao vị thế cạnh tranh với các NH khác trên cùng địa bàn. Thông qua một số chỉ tiêu tài chính ta có thể đánh giá một cách khái quát về quy mô và hiệu quả hoạt động tín dụng mà NH đã đạt được trong thời gian qua. Ta có thể xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 3.21: Tổng hợp các chỉ tiêu tài chính

Đơn vị tính: triệu đồng

Khoản mục Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Dư nợ ngắn hạn 474.211 485.618 551.168

Dư nợ trung và dài hạn 190.639 218.627 286.178

Tổng dư nợ 664.851 704.245 837.347

Doanh số thu nợ 1.221.664 1.316.057 1.350.295

Dư nợ bình quân 12,544 13.543 15.800

Tổng nguồn vốn huy động 654.378 788.600 1,038,100

Tổng tài sản 720.050 795.086 1.105.230

Tổng dư nợ/ Tổng NVHĐ (lần) 1,01 0,89 0,80

Tổng dư nợ/ Tổng tài sản (%) 92 88 93

Dư nợ NH/ Tổng dư nợ (%) 71,3 69 65

Dư nợ trung và dài hạn/Tổng dư nợ (%) 28,7 31 35

Doanh số thu nợ/Dư nợ bình quân (lần) 97,3 97,17 85,4 Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo và PTNT Việt Nam

chi nhánh TP Thái Nguyên, năm 2016

* Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động

Chỉ số này thể hiện hiệu quả của việc sử dụng vốn huy động của NH.

Nhìn chung, thời gian qua NH đã khai thác triệt để nguồn vốn huy động của mình. Năm 2013, chỉ tiêu này là 1,01 lần, đến năm 2013 thì chỉ số này giảm nhẹ là

0,89 lần năm 2015 chỉ còn là khoảng cách 0,8 lần. Rõ ràng, nhu cầu vay vốn của khách hàng là khá lớn nhưng nguồn vốn huy động tại NH đã tăng vượt bậc, thừa nguồn vốn điều về Trung ương. NH có thể không thiếu vốn cho vay. Do đó, NH cần mở rộng nhiều hình thức đầu tư mở rộng cho vay hơn nữa để thu hút đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng như mang lại lợi nhuận và gia tăng tính tự chủ của NH trong hoạt động kinh doanh.

* Tổng dư nợ trên tổng tài sản

Tổng dư nợ trên tổng tài sản là chỉ số tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản, đồng thời giúp xác định quy mô hoạt động kinh doanh của NH.

Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản của NH liên tục giảm qua các năm. Năm 2013 tỷ lệ này đạt 92%, đến năm 2014 là 88%, sang năm 2015 lên 93%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản lớn hơn tốc độ tăng của dư nợ. Kết quả trên cho thấy trong 100 đồng tài sản thì NH có thể cho vay trên 93 đồng. Điều đó cho thấy NH sử dụng khá

hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của mình.

* Dư nợ ngắn (trung, dài) hạn trên tổng dư nợ

Chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời gian. Dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ biến động theo chiều hướng suy giảm. Năm 2013, chỉ số này là 71,3%, năm 2014 là 69%, sang năm 2015 chỉ số này đã giảm xuống còn 65%. Ngược lại, là sự tăng nhẹ của dư nợ trung và dài hạn trên tổng dư nợ. Trong năm 2013, tỷ lệ này là 28,7%, nhưng sang năm 2014 tỷ lệ này đã tăng lên là 31%, và năm 2015 lên là 35%.

Nguyên nhân là do NH đã quan tâm hơn trong lĩnh vực cho vay trung hạn và dài hạn và cụ thể ở đấy đối tượng là các DN, các hộ gia đình sản xuất nông lâm nghiệp theo mô hình trang trại.

* Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân

Chỉ tiêu này còn được gọi là chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng. Nó đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, cho biết số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).

Qua bảng số liệu trên ta thấy vòng quay vốn tín dụng của NH diễn ra khá tốt, năm 2013 đạt 97,3 vòng, sang năm 2014 đồng vốn của NH quay vòng chậm hơn so với năm 2013 nhưng không đáng kể, đạt 97,17 vòng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng dư nợ bình quân trong năm xấp xỉ tốc độ tăng của doanh số thu nợ so với cùng kỳ.

Sang năm 2015, vòng quay vốn tín dụng của NH lại giảm so với cùng kỳ, đạt 85,4 vòng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh số thu nợ nhanh hơn so với dư nợ bình

quân, điều này bắt nguồn từ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay và cả doanh số thu nợ. Trong định hướng sắp tới, NH cần quan tâm thu những món nợ đã đến hạn thu hồi, cần có những giải pháp hữu hiệu để đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, giúp gia tăng doanh số thu nợ, đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng nghiệp vụ tín dụng của NH .

3.2.2.2. Phân tích hiệu quả nguồn vốn của Ngân hàng bằng phương pháp phân tích ROE ROE là chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng của một đồng vốn tự có. Dựa vào phân tích ROE ở trên ta nhận thấy ROE của NH là tổng hợp của hai thành phần.

Thành phần thứ nhất là thu nhập của NH trên sự đầu tư vốn như cho vay, đầu tư chứng khoán và các khoảng đầu tư khác (ROIF). Thành phần thứ hai là thu nhập của NH trên đòn bẩy tài chính, nó phản ánh mức độ mà NH lợi dụng vốn chủ sở hữu và sự trao đổi giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả để có thu nhập tối ưu. Ta có thể tìm hiểu qua bảng phân tích ROE của NH qua ba năm sau đây:

Bảng 3.22: Phân tích ROE của Ngân hàng giai đoạn 2013-2015

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Hiệu suất sử dụng tài sản % 7,73 6,82 9,52

Tỷ số chi phí hoạt động % 1,79 0,98 1,28

ROIF % 6,04 5,84 8,24

Kd (1 - t) % 4,59 4,06 6,96

Khoảng cách đòn bẩy % 1,45 1,78 1,28

Tỷ số L (Nợ/Vốn chủ sớ hữu) Lần 4,44 1,84 2,54

ROFL % 6,44 3,28 3,25

ROE = ROIF + ROFL % 12,48 9,12 11,49

Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo và PTNT Việt Nam chi nhánh TP Thái Nguyên,năm 2016

Qua bảng số liệu trên ta thấy, ROE của NH có xu hướng không ổn định qua các năm. Năm 2013, ROE của NH là 12,48%, ROIF của NH là 6,04%. Tỷ số này cao là do NH sử dụng có hiệu quả tài sản của mình. Doanh thu cao trong khi các khoản chi phí hoạt động như: chi phí nhân viên, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi dự phòng về tài sản được chi hợp lý, giảm thiểu ở mức vừa phải. Bên

cạnh đó, ROFL của NH năm 2013 là 6,44%. Tỷ số này thấp do chi phí vốn sau thuế Kd(1-t) của NH khá cao. Kd (1-t) là tỷ số giữa chi phí lãi sau thuế và nợ phải trả, tỷ số này cao chứng tỏ chi phí lãi của NH trong năm cao. Ngoài ra, khoảng cách đòn bẩy là hiệu số giữa ROIF và Kd (1-t) của NH là 1,45%. Mặt khác, ROFL thấp còn do tỷ số nợ trên vốn chủ hữu thấp.

Từ phân tích trên ta có thể rút ra kết luận rằng: nếu ROIF nhỏ hơn chi phí vốn sau thuế thì ROE sẽ thấp và dễ dàng trở thành số âm. Như vậy, ROE năm 2013 tuy không cao nhưng đã thể hiện được kết quả hoạt động kinh doanh của NH trong năm qua.

Sang năm 2014, ROE của NH giảm xuống còn 9,12%. ROE giảm là do tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu giảm, nguyên nhân là do việc tăng thu nhập giữ lại nên vốn chủ của NH tăng lên, điều đó làm cho tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu giảm. Bên cạnh đó, thì tỷ số giữa chi phí lãi sau thuế và nợ phải trả vẫn còn khá cao.

Đến năm 2015, ROE của NH là 11,49%, tăng so với cùng kỳ năm 2014.

Nguyên nhân là do ROIF tăng đáng kể. ROIF tăng do doanh thu của NH trong năm rất cao, tài sản sử dụng có hiệu quả và chi phí ngoài lãi suất được điều chỉnh phù hợp. Trong khi đó, ROFL lại giảm, nguyên nhân là do chi phí vốn sau thuế cao, chứng tỏ chi phí lãi của NH trong năm cao và tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu vẫn còn rât thấp.

Tóm lại, ROE của NH qua ba năm tuy không cao nhưng cũng thể hiện được tính hiệu quả. Trong thời gian tới, NH nên mạnh dạn đầu tư sinh lợi, tăng cường hơn nữa công tác huy động vốn dưới nhiều hình thức mới, mở rộng mạng lưới sản phẩm dịch vụ của mình để thu hút khách hàng, giảm tối đa các khoản chi không cần thiết.

3.2.2.3. Phân tích rủi ro tín dụng

Hoạt động tín dụng của NH trong thời gian qua đạt được những hiệu quả khả quan, lợi nhuận tăng cao qua các năm. Tuy nhiên, NH vẫn tồn tại NQH, là yếu tố mà NH nào cũng tích cực loại trừ nhưng thật khó để loại trừ triệt để vì đây là rủi ro vốn có trong hoạt động tín dụng, từng lĩnh vục, từng đối tượng đều chứa đựng mức độ rủi ro khác nhau.

Bảng 3.23: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Ngân hàng

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng nợ quá hạn 10,208 7,919 4,568

Tổng dư nợ 664,851 704,245 837,347

Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ (%) 1,54 1,12 0,56

Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh NHNo và PTNT Việt Nam chi nhánh TP Thái Nguyên, năm 2016

Chỉ tiêu NQH trên tổng dư nợ là chỉ tiêu đặc trưng cho mức độ rủi ro tín dụng mà NH phải đối mặt. Nó phản ánh chất lượng tín dụng của NH, tỷ số NQH trên tổng dư nợ càng lớn thì càng làm gia tăng rủi ro tín dụng đối với NH, đồng thời cũng làm giảm hiệu quả của của hoạt động tín dụng.

Số liệu thực tế cho thấy, tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ giảm qua ba năm.

Năm 2013, tỷ lệ này là 1,54%, đến năm 2014 tỷ lệ này đã giảm 1,12%. Năm 2015 tỷ lệ này chỉ còn 0,56%. Ngân hàng trong năm 2014 đã có nhiều cố gắng đẩy mạnh tăng dư nợ, giảm dư nợ quá hạn xuống 2, triệu đồng. Năm 2015 giảm dư nợ quá hạn là 3.351 triệu đồng Về phía NH, trong năm 2014, 2015 doanh số cho vay tăng, CBTD thẩm định đã đánh giá, tính toán chính xác nguồn thu nhập của khách hàng không để xẩy ra tình trạng quá hạn kéo dài .Nợ quá hạn phát sinh tới đâu thu tới đó. Ngoài ra còn đẩy mạnh thu NQH cũ từ những năm về trước.Về phía khách hàng, bên cạnh một số khách hàng cố tình, có nguồn trả nợ nhưng không có thiện chí trả nợ, đa phần các hộ vay trả nợ gốc và lãi đã đúng hạn. Ta thấy mức % NQH của chi nhánh tỷ lệ này vẫn còn rất thấp so với mức cho phép của NH Nhà nước

Năm 2014 và 2015 tỷ lệ này giảm xuống. Có sự giảm xuống của rủi ro tín dụng do hoạt động tín dụng của NH có nhiều chuyển biến tốt đẹp, quy mô tín dụng ngày càng được mở rộng, chất lượng nghiệp vụ tín dụng luôn được đảm bảo, công tác thẩm định, cho vay, thu nợ, cũng như việc sử dụng vốn vay của khách hàng,… của đội ngũ CBTD đạt hiệu quả cao đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn phù hợp với chỉ tiêu phát triển đề ra.

Trong thời gian tới, NH cần tiếp tục phát huy hơn nữa điểm mạnh của mình về huy động vốn, cho vay trong lĩnh vực ngắn hạn cũng như tìm các biện pháp mở rộng hoạt động dịch vụ,… để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của NH.

3.2.2.4. Thị trường cho vay và đầu tư của Ngân hàng hiện nay

Là một trung gian tài chính trong nền kinh tế thị trường, đối với NHTM thị trường cho vay và đầu tư là vấn đề sống còn quyết định đầu ra của NH. Do đó đòi hỏi NH phải có sự tìm hiểu kỹ về thị trường cho vay và đầu tư nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Giữ và thu hút khách hàng thông qua nhu cầu, đo lường và dự báo nhu cầu của thị trường trong tương lai nhằm lựa chọn thị trường mục tiêu.

NH có thể mở rộng thị trường cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh hoặc phát triển thêm các hoạt động cho vay khác. Tuy nhiên khi cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thường vấp phải tình trạng nợ quá hạn cao, nhiều cá nhân mượn danh nghĩa lập công ty để lừa đảo vay vốn NH thực hiện những phi vụ làm ăn phi pháp đã gây ra những hậu quả to lớn cho nền kinh tế nói chung và cho các NH nói riêng. Do đó, các NH hiện nay rất cảnh giác khi cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Đối với NH, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vay vốn rất hạn chế, hầu như chưa có.

Kinh tế ngoài quốc doanh là một thị trường rất sôi động, đầy tiềm năng song chưa được khai thác triệt để. Mặt trái rất phức tạp, là nơi hội tụ nhiều yếu tố bất ổn định do nhiều nguyên nhân trong đó kể đến là thủ đoạn lừa đảo. Đầu tư vào khu vực này nếu không có những giải pháp hữu hiệu dễ dẫn đến nợ quá hạn. Phần lớn trong bối cảnh chung hiện nay của đất nước họ được đánh giá là những doanh nghiệp không chấp hành đầy đủ chế độ kế toán, thông tin báo cáo thường sai sự thật. Thành phần kinh tế này hiện nay chưa thực sự hấp dẫn với NH nhưng còn và sẽ là khách hàng của NH do đó cần phải tìm một giải pháp hữu hiệu để khai thác tiềm năng của khu vực này.

Thị trường cho vay và đầu tư của NH có nhiều triển vọng để phát triển. Nhu cầu về vốn của khách hàng là khá lớn, NH chỉ mới tập trung vào khu vực kinh tế quốc doanh, chưa khai thác được tiềm năng của các thành phần kinh tế khác. Mặt khác đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh NH mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu. Do đó trong những năm tới xu hướng cho vay và đầu tư của NH có một tiềm năng rất to lớn, mà NH cần nắm bắt và đáp ứng nhu cầu nhằm đem lại lợi nhuận cao.

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng vốn tại NHN0 & PTNT Việt Nam chi nhánh TP Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố thái nguyên (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)