CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về tá dƣợc
Tá dược là các chất phụ thêm vào dược phẩm nhằm làm thuận lợi cho quá trình sản xuất thuốc, tạo cho dược phẩm có khối lượng, màu sắc, mùi, vị thích hợp hoặc tiện dụng, dễ bảo quản, tăng độ ổn định của thuốc, giải phóng dược chất tại nơi mong muốn, phát huy tối đa tác dụng của dược chất, hạn chế tác dụng phụ và độc tính. Như vậy, tá dược có th ể có vai trò là chất độn, chất mang, dung môi hòa tan, chất điều chỉnh pH, tăng độ nhớt, chất nhũ hóa, chất chống oxi hóa, chất bảo quản [1,2].
Việc lựa chọn tá dược là một khâu quan trọng trong quá trình bào chế, vì theo quan điểm sinh dược học, tá dược ảnh hưởng trực tiếp đến sinh khả dụng (SKD) của các dạng thuốc bào chế. Tùy theo mục đích sử dụng trong quá trình bào chế sẽ lựa chọn các loại tá dược có chức năng khác nhau bao gồm [3,4]:
- Điều chỉnh độ hòa tan và sinh khả dụng của dược chất
- Nâng cao tính ổn định của dược chất trong công thức bào chế - Góp phần duy trì cấu tạo của các dược chất.
- Là các tác nhân làm thay đổi áp suất thẩm thấu và pH.
- Có vai trò như chất chống oxi hóa, tác nhân nhũ hóa, tác nhân liên kết - Chống lại sự kết khối hay phân rã của viên thuốc.
Các tá dược có thể nhận được từ các nguồn khác nhau (tự nhiên, động vật, thực vật, bán tổng hợp hay tổng hợp) sử dụng các công nghệ sản xuất khác nhau để đạt được các ứng dụng và chức năng mong muốn [3]. Các tá dược được phân loại
theo các dạng khác nhau dựa trên chức năng của chúng (chất pha loãng/chất độn, liên kết, phân rã, trơn trượt, bôi trơn…) thường thể hiện đầy đủ các đặc trưng sử dụng và tính năng kỹ thuật (tỷ trọng, phân bố kích thước hạt, diện tích bề mặt, hàm lượng nước…) dựa vào việc sử dụng chúng trong các công thức, quá trình sản xuất và dạng bào chế mong muốn. Các loại tá dược cùng một loại có thể có những vai trò khác nhau, bảng 1.1 [5] đưa ra định nghĩa và vai trò của các loại tá dược có trong công thức bào chế viên nén:
Bảng 1.1. Định nghĩa và vai trò của các loại tá dược
Vai trò tá dƣợc Định nghĩa
Chất độn - pha loãng
Chất độn được thêm vào làm tăng khối lượng của sản phẩm.
Ví dụ chất độn làm tăng kích thước của viên thuốc hay của nhộng, thuận tiện cho quá trình sản xuất và sử dụng.
Chất liên kết Một số thành phần dược chất yêu cầu phải có chất liên kết trong quá trình tạo viên. Chất này cung cấp sự gia cường cần thiết cho liên kết trong suốt quá trình nén tạo viên. Chất liên kết thông thường hay sử dụng như: tinh bột, đường, cellulose hay các sản phẩm biến tính của cellulose (như cellulose vi tinh thể, hydroxypropyl cellulose) lactose, xylitol, sorbitol hay maltitol. Chất liên kết có thể sử dụng dưới dạng khô hay dạng dung dịch
Chất phân rã Thường được thêm vào với mục đích đảm bảo viên nén bị phá vỡ một phần khi tiếp xúc với môi trường chất lỏng Chất bôi trơn Chống lại sự hình thành dưới dạng cục của các thành phần
thuốc và hiện tượng dính của viên vào thiết bị sản xuất hay thiết bị vào nang. Chất bôi trơn làm giảm lực ma sát giữa chất rắn và thành thiết bị. Các loại khoáng thông dụng như talc hay silica và các muối sterat như magie stearat hay stearic acid thường được sử dụng nhiều nhất với vai trò là chất bôi trơn cho các công thức dạng viên hay nang cứng gelatin
Chất trơn trượt Chất trơn trượt được sử dụng để thúc đẩy lưu lượng bột bằng việc giảm ma sát và sự liên kết giữa các hạt. Trong một số trường hợp, chất trơn trượt ở dạng dung dịch do một số vấn đề về việc thay đổi khối lượng trong quá trình nén và vào nang như là kết quả của việc cải thiện tính chảy của bột. Nhìn chung, vật liệu có tính trơn trượt tốt thì có tính bôi trơn kém.
Các tá dược đóng vai trò then chốt trong quá trình sản xuất, tính ổn định, an toàn và đặc tính của dạng bào chế. Bởi vậy, các tính chất quan trọng của tá dược có thể ảnh hưởng đến đặc tính của sản phẩm cần phải được đánh giá và kiểm soát để đảm bảo đặc tính sản phẩm là đồng nhất trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm [6,7]. Ảnh hưởng của tá dược tới quá trình bào chế thuốc được trình bày trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Ảnh hưởng của tá dược lên quá trình bào chế Thông số
dạng bào chế
Ảnh hưởng của các tá dược
Tính ổn định Giảm thiểu quá trình hút ẩm trên bề mặt sản phẩm, qua đó bảo vệ dược chất không bị phân hủy bởi quá trình thủy phân.
Khả năng gia công
- Diện tích bề mặt, năng lượng tự do bề mặt, khuyết tật của tinh thể và khả năng biến dạng ảnh hưởng đến khả năng nén đối với thiết bị tạo viên tốc độ cao thông qua việc giảm quá trình dừng nén
- Sự phân bố kích thước hạt và hình dạng ảnh hưởng đến các tính chất chảy, hiệu quả với quá trình trộn khô.
- Khả năng nén, khả năng chảy và khả năng pha loãng ảnh hưởng tới sự lựa chọn của quá trình nén trực tiếp trong sản xuất.
Đặc tính Các tính chất kết dính, năng lượng bề mặt tự do và khả năng giữ nước ảnh hưởng tới khả năng rã và hòa tan
Nhìn chung, tá dược có một số yêu cầu đặc biệt cụ thể như [8]:
- Không tương tác với thuốc
- Ổn định trong quá trình bảo quản - Trơ về mặt dược lý
- Chi phí thấp, khả thi