Ma trận SWOT được hình thành bằng cách phát triển theo hàng nhằm liệt kê các yếu tố môi trường kinh doanh theo hai hướng cơ hội (O) và đe dọa (T), tức là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến sản phẩm và phát triển theo cột các yếu tố nội bộ của doanh nghiệp theo hướng điểm mạnh (S), điểm yếu (W).
Bảng 3.4: bảng phân tích ma trận SWOT
MT bên trong DN
MT bên ngoài DN
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
Cơ hội (O) Giải pháp kết hợp SO Giải pháp kết hợp WO Thách thức (T) Giải pháp kết hợp ST Giải pháp kết hợp WT
Qua ma trận SWOT, có thể xác định được vị thế của doanh nghiệp. Đó là doanh nghiệp đang sử dụng những tiềm năng to lớn nào, những cơ hội nào, những lợi thế cạnh tranh nào. Hay doanh nghiệp đang thiếu hụt tiềm năng gì, đang chịu sự đe dọa nào từ thị trường. Mục tiêu đặt ra là tìm được các giải pháp phù hợp với doanh nghiệp, tiến hành xây dựng giải pháp theo nội dung sau:
- Giải pháp SO (giải pháp phát triển): Kết hợp yếu tố cơ hội và điểm mạnh của công ty để thực hiện bành trướng rộng và phát triển đa dạng.
- Giải pháp WO: Các mặt yếu nhiều hơn mặt mạnh nhưng bên ngoài có các cơ hội đang chiếm ưu thế, tương ứng với tên gọi “cạnh tranh”
- Giải pháp ST: là tình huống công ty dùng điều kiện mạnh mẽ bên trong để chống lại các điều kiện cản trở bên ngoài, được gọi là giải pháp “chống chọi”
- Giải pháp WT (giải pháp phòng thủ): công ty còn đối phó được với các nguy cơ bên ngoài bị tước khả năng phát triển. Tình huống này công ty
chỉ có 2 xu hướng là phá sản hay liên kết với công ty khác.
3.2.6 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá
- Khối lượng nước khai thác qua các năm - Chỉ tiêu sản lượng nước tiêu thụ
- Tổng số hộ được sử dụng nước
- Sản lượng nước bình quân một ngày đêm của công ty - Nguồn nước phục vụ cung cấp cho người sử dụng - Chi phí sản xuất
- Giá bán
- Chất lượng nước - Doanh thu - Lợi nhuận
PHẦN 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU
4.1 Thực trạng sản xuất và cung cấp nước sạch của công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên cấp nước Cao Bằng trên địa bàn thành phố Cao Bằng
4.1.1 Tình hình sản xuất nước của công ty trên địa bàn thành phố Cao Bằng
Công ty TNHH một thành viên cấp nước Cao Bằng có nhiệm vụ đầu tư xây dựng nhà máy cung cấp nước nước sạch cho các hộ dân cư tại 10/11 xã phường trên địa bàn thành phố. Hiện nay, công ty đang đầu tư hơn 8 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp nhà máy nước Tân An, phường Tân Giang, dự kiến sau khi hoàn thành công suất nhà máy tăng gấp đôi lên 10 nghìn m3/ngày trên địa bàn thành phố. Đồng thời tiếp tục đầu tư mua các trang thiết bị, máy móc để nâng cấp các xí nghiệp, đảm bảo phục tốt cho khách hàng.
4.1.1.1 Nguồn nước dùng sản xuất nước sạch
Sông Hiến và sông Bằng là hai nguồn nước mặt chủ yếu đang được công ty TNHH một thành viên cấp nước Cao Bằng khai thác để sản xuất nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân thành phố Cao Bằng với công suất cấp nước là 5.000 m3/ngày. Nguồn nước sử dụng được lấy từ nước mặt của hai con sông, qua hệ thống lắng lọc và khử trùng bằng thuốc nên đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn nước sạch quy định.
Sản lượng nước được sản xuất trên địa bàn thành phố Cao Bằng như sau:
Bảng 4.1: Sản lượng nước sản xuất và tiêu thụ tại thành phố Cao Bằng
TT Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh (%) 12/11 13/12 BQ 1 SL nước sản xuất M3 3.478.254 3.711.252 4.078.935 106,6 9 109,9 0 108,29 2 SL nước tiêu thụ M3 2.389.713 2.669.523 2.985.545 111,7 0 111,8 3 111,7 7 3 Tỷ lệ tiêu thụ nước % 68,70 71,93 73,19 - - -
Bảng trên cho thấy, lượng nước sản xuất và tiêu thụ năm sau luôn cao hơn năm trước, với tốc độ tăng bình quân 03 năm của sản lượng nước sản xuất là 8,29% và tốc độ tăng của sản lượng nước tiêu thụ là 11,77%. Có thể thấy rõ rằng sản lượng nước tiêu thụ tăng nhanh hơn so với sản lượng nước sản xuất và theo đó là tỷ lệ tiêu thụ nước có xu hướng tăng lên sau mỗi năm, từ 68,7% (2011) lên 73,19% (2013). Nguyên nhân là do trong 03 năm tỷ lệ hộ dân trên địa bàn thành phố sử dụng nước sạch mới liên tục tăng và phạm vi cấp nước của công ty trên địa bàn thành phố cũng ngày càng được mở rộng.
4.1.1.2 Quy trình xử lý
Lợi thế của công ty là nguồn nước của hai con sông Hiến và sông Bằng luôn ổn định. Ngoài ra, thành phẩm là nước sạch nên công ty phải có một quy trình công nghệ khép kín từ khai thác nước bề mặt đế cung cấp cho người tiêu dùng cuối cùng. Quy trình xử lý nước mặt được công ty thực hiện như sau:
Nươ
Hóa chất Khử
keo tụ trùng
Sơ đồ 4.1: Quy trình xử lý nước mặt tại công ty TNHH cấp nước một thành viên Cao Bằng
Nước sẽ được hút từ hai sông qua đường ống truyền dẫn trạm bơm đầu vào đưa về nhà máy. Tại nhà máy, nước được đẩy lên dàn mưa và hệ thống làm sạch để thực hiện quá trình khử sắt và mangan.
Sau đó, nước được dẫn vào bể lắng để loại các cặn to nhờ quá trình hình Nước sông Hiến, sông Bằng Trạm bơm đầu vào Lắng Lọc Tiếp xúc Trạm bơm đầu ra Mạng phân phối
thành kết tủa, rồi được tiếp tục dẫn sang bể lọc để loại bỏ nốt các cặn nhỏ. Khi nước đã đạt đến độ trong tiêu chuẩn, người ta làm sạch nước (khử trùng bằng clo hoặc zaven) nồng độ 0,7 gam/m3 để diệt trừ các loại vi khuẩn và thực vật. Cuối cùng, nước sạch được tích ở bể chứa. Trạm bơm đầu ra có nhiệm vụ bơm nước sạch từ bể chứa vào mạng lưới cung cấp của thành phố phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất.
Qua quy trình công nghệ cho thấy từ khâu đầu đến khâu cuối diễn ra một cách liên tục. Xét đến điều kiện của thành phố Cao Bằng thì đây là một quy trình xử lý nước đơn giản và dễ thực hiện, phù hợp với điều kiện của tỉnh miền núi. Tuy nhiên, quy trình này sẽ không phù hợp nếu nguồn nước của hai con sông bị ô nhiễm, mà hiện tại sông Hiến đang có nguy cơ ô nhiễm nặng. Thời gian tới, nếu nguồn nước sông tiếp tục ô nhiễm thì quy trình này sẽ không đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn vệ sinh vì không khử được ammoniac, nitrat, nitrit.
4.1.2 Kết quả quá trình cung cấp nước sạch của công ty trên địa bàn thành phố Cao Bằng
4.1.2.1 Hệ thống cung cấp nước của công ty
Sau khi có được nguồn nước sạch đã qua xử lý, công ty TNHH cấp nước một thành viên Cao Bằng sẽ tiến hành phân phối cho khách hàng qua đồng hồ nước trên địa bàn thành phố với sản lượng nước 4.078.935 m3/ năm. Việc cung cấp nước sạch được vận hành trên các tuyến ống chính có tổng chiều dài 71 km ( uPVC là 64.359 m; HDPE là 2.062 m và Gang là 4.579 m) , phân phối cho khoảng 10.480 đồng hồ nước phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau như sản xuất, sinh hoạt, hành chính và dịch vụ.
Trong những năm qua, để phục vụ cho công tác chỉnh trang, cải tạo, mở rộng và phát triển, công ty đã tiến hành phát triển mạng lưới, cải tạo các tuyến ống cũ đã lắp đặt lâu năm nhằm giải quyết phần nào nhu cầu sử dụng nước sạch ở những khu vực nước yếu thuộc địa hình trên cao. Tuy
nhiên, cho đến nay tại những nơi có địa hình cao tốc độ nước chảy vẫn còn yếu chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của người dân.
4.1.2.2 Quy trình phân phối nước
Với mục tiêu nhanh chóng áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và quản lý vào quá trình phân phối và kinh doanh, quan điểm này nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng nước sạch phân phối cũng như chất lượng của các dịch vụ khách hàng. Là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đặc thù là phân phối nước sạch đến tận khách hàng nên chịu nhiều áp lực từ phía khách hàng và các phương tiện thông tin. Công ty chủ trương xây dựng hình ảnh, phục vụ khách hàng theo phương châm “gần dân, trọng dân và có trách nhiệm với dân”.
Nộp Đề đơn nghị xuất Nộp tiền vật tư
Chuyển Khảo sát
Hồ sơ lên kế hoạch
Sơ đồ 4.2: Quy trình cấp nước của công ty đối với khách hàng
Điểm mới trong quy trình cấp nước của công ty đối với khách hàng là khách hàng hoàn toàn có thể đăng ký lắp đặt mới qua điện thoại, điều này đã
Khách hàng Nơi tiếp nhận đơn đề nghị của công ty Phòng kính doanh Phòng kế hoạch kỹ thuật Đội thi công Phòng kế toán
tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng của công ty. Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký 1 ngày, phòng kinh doanh và phòng kế hoạch kỹ thuật sẽ khảo sát 1 ngày và đề nghị khách hàng nộp tiền. Cuối cùng công ty sẽ xuất vật tư cho đội thi công thực hiện và thời gian thi công không quá 05 ngày làm việc. Như vậy, có thể nói rằng quy trình cấp nước của công ty đối với khách hàng khá nhanh và thuận tiện.
Công tác đổi mới trong quy trình, thủ tục cấp nước nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi tích cực của người dân khi tác giả điều tra, cụ thể:
Hộp 4.1: Phản hồi về thời gian cấp nước của công ty TNHH một thành viên cấp nước Cao Bằng
Ngoài hoạt động chính của công ty TNHH một thành viên cấp nước Cao bằng là phân phối nước sạch còn kèm theo các dịch vụ liên quan như gắn đồng hồ nước, sửa chữa, quản lý mạng lưới cấp nước. Do đó, để đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, công ty đã ban hành quy trình lắp đặt đồng hồ nước, trong đó quy định cụ thể thời gian hoàn thành của từng khâu, tổng cộng thời gian giải quyết từ khi khách hàng nộp đơn đến khi thi công là 07 ngày làm việc. Trong công tác sửa chữa mạng lưới cấp nước, khi xảy ra sự cố, thời gian để khắc phục tối đa trong 1,5 giờ từ khi nhận được thông tin vỡ ống, điều này góp phần rất lớn vào việc giảm lượng nước thất thoát.
“ Trước đây gia đình tôi sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt nhưng bây giờ nước không còn được sạch như trước nữa. Vì vậy, tôi có đến công ty TNHH một thành viên cấp nước Cao Bằng để đăng ký sử dụng nước máy. Tối cứ nghĩ phải mất cả tháng lắp đặt đường ống thì gia đình tôi mới có nước máy sử dụng. Không ngờ chỉ mất có 6 ngày là nước sạch đã có để dùng rồi”.
Nguồn:Chị Thanh (9h30 ngày 25/4/2014) – Phố Xuân Trường phường Hợp Giang cho biết
Theo đánh giá của các hộ dân trên địa bàn hai phường Tân Giang và Hợp Giang cho thấy, công tác đăng ký và lắp đặt đồng hồ nước mới được thực hiện rất nhanh chóng và thuận tiện. Cụ thể:
Bảng 4.2: Kết quả điều tra sự hài lòng của khách hàng trong cung ứng nước của công ty
TT Chỉ tiêu Phường Hợp Giang (n=30) Phường Tân Giang (n=30) SL (hộ) (%)CC (hộ)SL (%)CC 1 Thủ tục đăng ký lắp mới 30/30 100 30/30 100 Nhanh gọn 11 36,67 15 50 Bình thường 16 53,33 11 36,67 Rườm rà 3 10 4 13,33
2 Khả năng ứng trực giải quyết sự cố 17/30 56,67 21/30 70
Nhanh 9 52,94 11 52,38 Bình thường 5 29,41 7 33,33 Chậm 3 17,65 3 14,29 3 Thái độ phục vụ khách hàng 30/30 100 30/30 100 Tốt 20 66,67 14 46,67 Bình thường 6 20 9 30 Chưa tốt 4 13,33 7 23,33 4 Giá nước 30/30 100 30/30 1000 Cao 7 23,33 9 30 Bình thường 20 66,67 16 53,33 Thấp 3 10 5 16,67
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra và tính toán của tác giả, 2014)
Cơ bản, mức độ hài lòng của các hộ sử dụng nước của công ty trên địa bàn thành phố khá tốt. 100% khách hàng mới sử dụng sản phẩm của công ty đều hài lòng về các thủ tục trong đăng ký và lắp mới đồng hồ nước mới, số khách hàng phản ánh rườm rà trong đăng ký lắp đặt đều là những khách hàng đã đăng ký từ lâu, trước khi công ty có quyết định đổi mới về thủ tục đăng ký. Riêng về khả năng ứng trực giải quyết sự cố và thái độ phục vụ khách hàng đều được khách hàng đánh giá tốt. Chỉ có một số hộ ở phường Tân Giang phản ánh trong năm 2013 người dân có khúc mắc trong hóa đơn thanh toán tiền nước đề nghị được công ty phản hồi nhưng nhân viên của công ty đã có thái độ thiếu hợp tác. Ngay sau đó, công ty cũng đã rút kinh nghiệm và giải thích kịp thời nguyên nhân.
4.1.2.3 Kiểm soát lượng nước thất thoát
Chống thất thoát nước đã được công ty quan tâm trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, tỷ lệ thất thoát nước của công ty trên địa bàn thành phố vẫn còn ở mức cao. Cụ thể:
Bảng 4.3: Lượng nước thất thoát của công ty trên địa bàn thành phố
TT Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh (%) 12/11 13/12 BQ 1 SL nước cung cấp M3 3.478.254 3.711.252 4.078.935 106,69 109,9 0 108,29 2
SL nước qua ghi số M3 2.389.71
3 2.669.523 2.985.545 111,70 111,8 3 111,7 7 3 Lượng nước thất thoát M 3 1.088.54 1 1.041.72 9 1.093.39 0 95,69 104,95 100,22 4 Tỷ lệ thất thoát nước % 31,3 28,07 26,81 - - -
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính, 2014)
Năm 2011, tỷ lệ thất thoát nước trên địa bàn thành phố (31,3%) cao hơn mức trung bình chung của toàn công ty (30,01%) nguyên nhân là do trong năm này tại phường Tân An xảy ra sự cố vỡ đường ống nước, do vị trí vỡ không thuận lợi cho công tác khắc phục nên thời gian sửa chữa bị kéo dài 05 ngày. Tuy nhiên, sang năm 2012 và 2013 công tác quản lý nước thất thoát rất kịp thời và hiệu quả nên tỷ lệ thất thoát nước giảm đáng kể xuống còn 28,07% (2012) và 26,81%(2013) đều thấp hơn so với mức trung bình chung toàn công ty
Sau một số sự cố vỡ đường ống và rò rỉ ống dẫn nước, công ty đã xác định được nguyên nhân chủ yếu của việc thất thoát nước là do đường ống cũ. Hiện tại, công ty còn có tới 10% các đường ống từ 20 đến 30 năm tuổi. Việc cải tạo đường ống này khá tốn kém thường nằm trong các khu dân cư đông đúc.
Nguyên nhân thứ hai là do các công trình thi công trên địa bàn thành phố tăng nhanh, trong quá trình thi công xây dựng cũng làm ảnh hưởng vỡ đường ống cấp nước, khi tác giả hỏi ý kiến của một người dân thuộc phường Tân Giang thì được biết:
Hộp 4.2: Ảnh hưởng của thi công công trình tới thất thoát nước
“Chỉ tính riêng năm 2013 trước cửa nhà tôi đã bị đào xới 3 lần, lúc thì lắp đặt máy nước mới cho mấy hộ dân trong ngõ cạnh nhà, lúc thì hạ cáp ngầm, lúc thì lắp đặt đường ống cống,. Thiết nghĩ, mấy đơn vị này cùng thống nhất rồi làm luôn cùng một lần thì đỡ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng tôi mà cũng không có chuyện công trình sau ảnh hưởng đến công trình trước, điển hình như việc làm vỡ ống nước do công trình hạ cáp ngầm gây ra”
Nguyên nhân cuối cùng là tình trạng ăn cắp nước sạch bằng cách khoan thẳng vào mạng đường ống, lắp đặt ống riêng để sử dụng không qua đồng hồ đo nước đã xuất hiện trên địa bàn thành phố. Tình trạng này không chỉ gây thất thoát nước mà còn gây hại cho đường ống chính.
Bảng 4.4: Nguyên nhân gây thất thoát nước tại công ty TNHH một thành viên cấp nước Cao Bằng
TT Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 201
3
So sánh (%) 12/11 13/12 BQ
1 Vỡ ống do thi công công trình Vụ 6 6 5 100 83,33 91,28