Thị trường và nhu cầu xã hội

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG sản XUẤT và CUNG cấp nước SẠCH của CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn một THÀNH VIÊN cấp nước CAO BẰNG TRÊN địa bàn (Trang 26 - 91)

Nếu như hai nhân tố trên là những nhân tố có tác động tiêu cực tới hiệu quả kinh doanh của các công ty kinh doanh nước sạch thì nhân tố thị trường và nhu cầu xã hội là nhân tố có tác động tích cực. Bời hiện nay, tại phần lớn các tỉnh thành phố chỉ có một hoặc một vài công ty kinh doanh cung cấp nước sạch. Do đó, kinh doanh nước sạch gần như độc quyền bán, chỉ có một người bán và có rất nhiều người mua hoặc muốn mua.

Với tình trạng ô nhiễm nguồn nước như hiện nay và còn gia tăng trong tương lai thì số hộ gia đình sử dụng nước sạch của các công ty cung cấp nước sạch còn tăng cao trong tương lai. Mức sống của người dân tăng lên đồng nghĩa với đó là nhu cầu về sử dụng hàng hóa dịch vụ cũng tăng. Mọi người sẽ quan

tâm và dành nhiều chi tiêu cho các sản phẩm, dịch vụ đảm bảo sức khỏe và nước sạch là một bộ phận chính đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho người dân

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Hoạt động sản xuất và cung cấp nước sạch ở 1 số nước trên thế giới

2.2.1.1 Tại Trung Quốc

Nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&VSMT) ở Trung Quốc được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước. Chìa khóa thành công của Trung Quốc chính là quá trình lập kế hoạch, xác định trách nhiệm tham gia của các cấp chính quyền, các ngành của Trung ương (TW) và địa phương. Chiến lược huy động vốn đầu tư nước sạch được huy động từ ba nguồn: Vốn của Chính phủ TW và địa phương, huy động quyên góp vốn từ các tổ chức, giới kinh doanh, đóng góp của người hưởng lợi từ chương trình.

Trung Quốc chủ trương khuyến khích hình thức cấp nước bằng đường ống và tùy theo từng điều kiện cụ thể mà lắp đặt các hệ thống cho phù hợp. Đến cuối năm 2004, tỷ lệ người dân được sử dụng nước máy là 60%. Hỗ trợ kỹ thuật của Chính phủ qua các thiết kế mẫu, hướng dẫn kỹ thuật theo từng loại hình cấp nước khác nhau, ban hành tiêu chuẩn nước ăn uống. Trong khoảng thời gian 20 năm Trung Quốc đã có bốn giai đoạn vay vốn của Ngân hàng Thế giới cho lĩnh vực phát triển hệ thống cấp nước tại 17 tỉnh điểm. Trung bình 4 – 5 tỷ nhân dân tệ / năm. Giai đoạn đầu tập trung vốn cho các tỉnh có điều kiện kinh tế giàu có. Sau đó người dân trả lại vốn thông qua trả tiền nước; giai đoạn hai tập trung cho các tỉnh nghèo. Trong số người thụ hưởng có khoảng 30% người nghèo sẽ hỗ trợ 100% vốn góp, 70% số còn lại trả vốn qua tiền nước sử dụng.

Năm 1985, Trung Quốc ban hành tiêu chuẩn nước ăn uống áp dụng cho toàn quốc và đây cũng là tiêu chuẩn duy nhất. Ngoài ra, tại đất nước này cũng có những cơ quan quản lý, giám sát và đưa ra chế tài xử lý nhằm góp phần đảm bảo chất lượng nước.

2.2.1.2. Tại Nhật Bản

Tại Fukuoka (Nhật Bản) thành lập Trung tâm Kiểm soát Phân phối nước vào năm 1981 với chi phí 50 triệu USD. Trung tâm giám sát chặt chẽ nguồn nước cung cấp cho các hộ gia đình cũng như các cơ sở kinh doanh, điều tiết dòng chảy giữa các nhà máy nước, kiểm soát áp lực nước để giảm lượng nước rò rỉ. Trung tâm vận hành các van điện ở 177 điểm thuộc 21 khu vực, chuyển dòng, điều tiết nước sao cho áp lực nước luôn ổn định.

Trung tâm cắt cử người túc trực phòng điều hành theo dõi từ xa hệ thống đường ống để kịp thời phát hiện sự cố nếu có và nhanh chóng cử tổ công tác đi kiểm tra, xử lý. Bên cạnh đó, còn có các nhân viên thường xuyên tuần tra thực địa đường ống cấp nước, mỗi năm họ phát hiện được 800 - 1.000 điểm rò rỉ để xử lý kịp thời. Hiện tại, 2.900 km trong hệ thống cung cấp nước ở thành phố Fukuoka được kiểm tra sức khỏe hàng năm, chiếm 74% tổng số 3.900 km đường ống. Nhờ vậy tỷ lệ thất thoát nước tại Fukuoka được giảm từ khoảng 15% (đầu thập niên 1980) xuống chỉ còn 2,6% hiện nay.

2.2.2 Tình hình sản xuất và cung cấp nước sạch ở Việt Nam

Trong thời gian qua, hệ thống cấp nước các đô thị Việt Nam đã được Đảng, Chính phủ quan tâm ưu tiên đầu tư cải tạo và xây dựng, nhờ vậy tình hình cấp nước đã được cải thiện một cách đáng kể. Nhiêù dự án với vốn đầu tư trong nước, vốn tài trợ của các Chính phủ, các tổ chức Quốc tế đã và đang được triển khai.

Hiện nay toàn bộ 64 thành phố, thị xã tỉnh lỵ trong cả nước đã có các dự án cấp nước ở các mức độ khác nhau. Tổng công suất thiết kế đạt 3,42 triệu m3/ngđ. Nhiều nhà máy được xây dựng trong thời gian gần đây có dây truyền công nghệ xử lý và thiết bị khá hiện đại. Trong 670 đô thị vừa và nhỏ (loại IV và loại V) đã có khoảng 200 thị xã, thị tứ có hệ thống cấp nước tập trung quy mô từ 500 đến 2000, 3000 m3/ngđ được xây dựng từ nhiều nguồn vốn và do nhiều cơ quan, doanh nghiệp quản lý.

Tuy nhiên, tình hình cấp nước còn nhiều bất cập

Tỷ lệ cấp nước còn rất thấp: trung bình đạt 45% tổng dân số đô thị được cấp nước, trong đó đô thị loại I và loại II đạt tỷ lệ 67%, các đô thị loại IV và loại V chỉ đạt 10-15%.

Công suất thiết kế của một số nơi chưa phù hợp với thực tế: Nhiều nơi thiếu nước, nhưng cũng có đô thị thừa nước, không khai thác hết công suất, cá biệt tại một số thị xã chỉ khai thác khoảng 15-20% công suất thiết kế.

Tỷ lệ thất thoát thất thu nước còn cao: Sau Hội nghị cấp nước toàn quốc lần thứ III, các công ty cấp nước địa phương đã có nhiều cố gắng giảm tỷ lệ thất thoát thất thu nước đã được Bộ Xây dựng đề ra. Nhiều địa phương như Hải Phòng, Huế, Đà Lạt, Vũng Tàu, Tiền Giang, đạt được kết quả tốt, nhưng tại nhiều đô thị tỷ lệ thất thoát thất thu vẫn còn cao như Thái Nguyên, Hà Nội, Nam Định, Hà Tĩnh, Vinh…

Tỷ lệ thất thu cao không chỉ chứng tỏ sự yếu kém về mặt năng lực quản lý (cả tài chính và kỹ thuật) mà nó còn thể hiện kết quả của quá trình đầu tư không đồng bộ giữa việc tăng công suất với công tác phát triển mạng lưới đường ống. Bộ Xây dựng đã đề ra chỉ tiêu đến năm 2005: Đối với các đô thị có hệ thống cấp nước cũ tỷ lệ thất thoát thất thu dưới 40%, các đô thị có hệ thống cấp nước mới là nhỏ hơn 30%.

Chất lượng nước: tại nhiều nhà máy chưa đạt tiêu chuẩn quy định, tình trạng nguồn nước ngầm, nước mặt bị ô nhiễm nặng nề ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân. Theo số liệu thống kê, tổng công suất khai thác hiện nay là 2,9 triệu m3/ngđ (trong đó 66% là nước mặt, 34% là nước ngầm). Công tác khảo sát và quản lý nguồn nước nói chung do Bộ Tài nguyên - Môi trường và địa phương quản lý. Việc chất lượng nguồn nước có những biến động trong quá trình khai thác do nhiều nghuyên nhân:

- Tình hình khí tượng thuỷ văn trong những năm gần đây có nhiều biến động phức tạp, tình hình, hạn hán, lũ lụt ngày càng nghiêm trọng do hậu quả của

hiện tượng phá rừng kết hợp với ENNINO. Do ảnh hưởng của thuỷ triều, nhiều nguồn nước của các đô thị duyên hải (Đà nẵng, Nha Trang, Huế, Mỹ Tho, Cà Mau, Kiên Giang…) bị nhiễm mặn với thời gian kéo dài cả trên diện rộng và chiều sâu trên đất liền.

- Công tác khảo sát nguồn nước chưa sát với tình hình thực tế, chưa dự báo được những biến động về mặt trữ lượng cũng như về mặt thuỷ địa hoá.

- Công nghệ xử lý nước tại một số nhà máy nước chưa đồng bộ và hoàn chỉnh. Một số dự án công nghệ do tư vấn nước ngoài thiết kế chưa phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.

- Vấn đề ô nhiễm nguồn nước do tác động của con người đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Tình hình xả nước thải không qua xử lý ra sông hồ nơi cũng là nguồn cung cấp nước không được kiểm soát. Tại nhiều địa phương hàng ngàn, hàng vạn lỗ khoan mạch nông đang là nguồn gây ô nhiễm cho tầng chứa nước đang khai thác.

- Công tác quản lý khai thác nguồn nước mặt và nước ngầm chưa được các cấp, các ngành quan tâm thích đáng. Tư duy “Nước trời cho” đã dẫn đến tình trạng buông lỏng quản lý, tác động xấu đến chất lượng nguồn nước mặt và nước ngầm.

Cơ chế chính sách ngành nước còn nhiều bất cập: đặc biệt là cơ chế tài chính (giá nước) chưa phù hợp với tinh thần Chỉ thị số 40/1998/CT-TTg về việc tăng cường công tác quản lý và phát triển cấp nước đô thị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu “phải xây dựng giá nước theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ, phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng và trả nợ vốn vay”. Hiện nay giá nước sinh hoạt tại các địa phương còn nhiêù bất cập, tạo ra sự thiếu hợp lý, không công bằng giữa người dân ở các đô thị lớn(Hà Nội, Đà Nằng. TP Hồ Chí Minh) và người dân ở các đô thị nhỏ kinh tế khó khăn nhưng lại thiếu nước trầm trọng. Điều quan trọng nhất phải đề cập đến là: giá nước sinh hoạt ở các đô thị hiện nay không thể hiện được nguyên tắc "nước cần được xem là hàng hoá kinh

tế". Các Công ty cấp nước chưa thực sự chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp công ích sang hoạt động kinh doanh

Theo các chuyên gia cấp nước, nếu mức bình quân của gia nước sinh hoạt trên toàn quuốc hiện nay là 2.100 đ/m3 thì chi phí này mới chiếm 1,4% thu nhập thực tế của người dân, trong khi đó tại các nước ở khu vực phát triển tỷ lệ này là 3%. Nguyên nhân của tình trạng trên là do:

- Nhận thức của Lãnh đạo địa phương còn hạn chế, tư duy "nước trời cho", nước là dịch vụ công ích, Chính phủ phải có trách nhiệm đầu tư và cung cấp nước "miễn phí" cho dân vẫn còn tồn tại phổ biến.

- Cơ chế, chính sách tài chính trong cấp nước đô thị vẫn còn thiếu hoàn chỉnh và không đồng bộ. Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định là vấn đề khó khăn lớn nhất trong quá trình tính giá thành. Một số doanh nghiệp còn rất lúng túng không biết tính khấu hao như thế nào vì chưa có hướng dẫn cụ thể .

- Nhiều dự án vay của nước ngoài phải trả nợ theo lộ trình tăng giá nước nhưng điều kiện trả nợ lại không khả thi và khó thực hiện.

Mô hình tổ chức: quản lý vận hành, đào tạo, nâng cao năng lực ngành nước cũng còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 và Quyết định số 58/2002 ngày 26/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ các Công ty cấp nước sẽ chuyển sang hoạt động kinh doanh. Nhưng nước sạch là là sản phẩm tiêu dùng phục vụ sản xuất và dân sinh, vì vậy đòi hỏi khách quan về cơ chế, chính sách đối với kinh doanh nước sạch cũng cần có những thay đổi phù hợp, nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất ổn định và phát triển lâu dài. Để khắc phục tình trạng trên, tháng 11 năm 2004 Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án cải tiến mô hình tổ chức Ngành nước Việt Nam.

2.2.3 Một số nghiên cứu liên quan

a. “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nước sạch tại công ty cổ phần cấp nước Thủ Đức” – Khóa luận tốt nghiệp của Phạm Thị Xuân Lan.

Khóa luận đã phân tích hiệu quả sản xuất, cung ứng nước sạch cùng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần cấp nước Thủ Đức từ đó chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty và đã đưa ra được giải pháp khắc phục đến năm 2015.

b. “Hoạt động kinh doanh nước của công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội – thực trạng và giải pháp” – Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Minh Đức. Chuyên đề đã phân tích hoạt động sản xuất và cung cấp nước của công ty nước sạch Hà Nội. Chỉ rõ những khó khăn chính mà công ty gặp phải trong quá trình cấp nước tại thành phố Hà Nội, nơi tập trung dân cư đông đúc đồng thời chỉ ra được giải pháp để khắc phục được những hạn chế trên.

c. Giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch tại công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên năm 2007 – Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Ngân. Khóa luận đã phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên, đề xuất được 6 giải pháp nhằm phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch của công ty phù hợp với đặc điểm địa bàn hoạt động.

d. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và cung cấp nước sạch của công ty TNHH một thành viên cấp nước Cửa Lò tại địa bàn thị xã Cửa Lò năm 2012 – Khóa luận tốt nghiệp Võ Thị Lài. Khóa luận chỉ ra được 4 yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất và cung cấp nước sạch của công ty TNHH một thành viên cấp nước Cửa Lò trong đó nhân tố về địa hình gần biển nên nguồn nước sạch khan hiếm là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất. Sau đó, tác giả đã đề xuất 5 giải pháp phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện tại của công ty.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, dân số xã hội thành phố Cao Bằng

3.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Tỉnh Cao Bằng nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với Quảng Tây – Trung Quốc. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Thành phố Cao Bằng nằm gần như giữa trung tâm địa lý của tỉnh.

Thành phố Cao Bằng có 10.762,81 ha diện tích tự nhiên và 84.421 nhân khẩu, 11 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 8 phường: Hợp Giang, Sông Bằng, Tân Giang, Sông Hiến, Đề Thám, Ngọc Xuân, Duyệt Trung, Hòa Chung và 3 xã: Chu Trinh, Hương Đạo, Vĩnh Quang.

Đất đai của thành phố Cao Bằng được chia làm 3 nhóm đất chính với 24 loại đất khác nhau. Nhóm đất núi phân bổ ở độ cao trên 900m so với mực nước biển, phân bổ chủ yếu ở khu vực có địa hình dốc. Nhóm đất đồi với màu sắc đặc trưng là đỏ vàng phân bổ trên vùng đồi, núi thấp hoặc khu vực địa hình lượn sóng. Nhóm đất bằng, thung lũng hẹp phân bổ xen kẽ giữa những vùng núi hoặc trong lòng máng ven các con sông.

Thành phố Cao Bằng có khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa tương đối thấp và phân bổ không đồng đều (lượng mưa có chiều hướng tăng theo độ cao, giảm ở các thung lũng bị chắn gió). Khí hậu tại thành phố có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 9 hàng năm, khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa đông nam, một phần nhỏ của gió mùa tây nam và gió mùa đông bắc. Nhiệt độ trung bình vào mùa mưa là 20 -240c, lượng mưa trung bình vào khoảng 200 – 250 mm, cao nhất lên đến 800 – 850 mm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm

sau. Mùa này khí hậu chuyển từ mát mẻ sang giá lạnh, hay có sương mù, có vùng còn xuất hiện sương muối. Gió mùa đông bắc thường xuyên thổi đến gây mưa và rét. Nhiệt độ trung bình mùa khô vào khoảng 8 – 150c, lượng mưa trung bình chỉ khoảng 20 – 40 mm, thấp nhất là 10 – 20 mm.

3.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Cao Bằng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG sản XUẤT và CUNG cấp nước SẠCH của CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn một THÀNH VIÊN cấp nước CAO BẰNG TRÊN địa bàn (Trang 26 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w