CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH Ở DỰ ÁN NÂNG CẤP CẢI TẠO QUỐC LỘ 21B
3.4. Th ực trạng công tác quản lý chất lượng công trình giao thông của Ban Quản lý các dự án giao thông tỉnh Hà Nam
3.4.2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng quá trình thiết kế
Thiết kế lập dự án là khâu đầu tiên và cũng là khâu đóng vai trò quan trọng đến chất lượng công trình. Hồ sơ thiết kế phải được trình bày rõ ràng tất cả các phương án, yếu tố cần thiết phục vụ cho quá trình thi công, được thẩm tra – thẩm định đánh giá cẩn thận trước khi đưa vào thi công.
Tổ chức thực hiện Quản lý chất lượng công tác thiết kế dự án tại Ban QLDA:
Công tác thiết kế được Ban QLDA tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu lựa chọn các đơn vị tư vấn thiết kế có đầy đủ năng lực thực hiện. Trong quá trình thực hiện thiết kế có sự trao đổi thông tin với bộ phận chuyên môn của Ban. Hồ sơ thiết kế được tổ chức thẩm tra, thẩm định đánh giá đầy đủ và lập thành báo cáo đánh giá.
Sau khi có kết quả đánh giá, nếu hồ sơ thiết kế có các vấn đề tồn tại hoặc chưa hợp lý, Ban QLDA yêu cầu đơn vị thiết kế phải sữa đổi, hoàn thiện lại hồ sơ để kiểm
tra lại các nội dung yêu cầu chỉnh sữa một lần nữa trước khi tổ chức nghiệm thu hồ sơ thiết kế.
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công được tổ chức nghiệm thu và lập thành biên bản.
Hồ sơ thiết kế được Ban QLDA tổ chức lưu trữ theo đúng quy trình, quy định của ngành GTVT.
Nhìn chung hiện nay qua các năm số dự án thiết kế có các vấn đề như lãng phí, thiếu an toàn, thiết kế thừa khối lượng … có chiều hướng tăng dần qua các năm. Qua kết quả các báo cáo thẩm tra, thẩm định, báo cáo kết quả thanh tra và thực tế các điều chỉnh trong quá trình thi công cho thấy vẫn còn một số công trình có hồ sơ thiết kế không đảm bảo chất lượng, thể hiện ở các vấn đề sau:
Một số công trình có các đoạn, gói có kết cấu công trình không đảm bảo an toàn chịu lực: giải pháp thiết kế nền móng, cấu tạo đường không phù hợp với nền địa chất tự nhiên ở một số đoạn tuyến dẫn đến phải điều chỉnh lại trong quá trình thi công.
Thiết kế của một số công trình không đảm bảo an toàn sử dụng: đơn vị thiết kế thiếu sự quan tâm về việc áp dụng các tiêu chuẩn an toàn sử dụng, đặc điểm sử dụng của các đối tượng lưu thông trên tuyến, ví dụ như: hệ thống biển báo chỉ dẫn an toàn, hệ thống chiếu sáng các khu vực nguy hiểm, biển báo giao cắt hay các khu vực tập trung chợ búa, học sinh, sinh viên…
Có những đề án sử dụng thiết kế sử dụng sai quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc sử dụng các tiêu chuẩn đã hết hiệu lực làm công trình không đảm bảo an toàn hoặc quá an toàn so với yêu cầu sử dụng của công trình.
Nhiều dự án có hồ sơ thiết kế được trình bày thiếu khoa học, thiếu sót các bản vẽ chi tiết các điểm nút, cấu kiện hoặc sai lỗi chính tả, lỗi đường kích thước.
Ở nhiều dự án, dự toán thiết kế được lập thiếu chính xác do các nguyên nhân sau:
+ Bóc tách khối lượng thừa hoặc thiếu;
+ Sử dụng sai đơn giá; giá vật tư, vật liệu;
+ Áp dụng không đúng chế độ chính sách của địa phương;
+ Dùng vật liệu không phù hợp thiết kế;
+ Tính toán chi phí dự phòng của dự án còn yếu dẫn đến quá trình thực hiện phải điều chỉnh lại tổng mức đầu tư.
Một số ví dụ điển hình về chất lượng thiết kế chưa tốt:
Dự án Đầu tư xây dựng mở rộng Quốc lộ 21B đoạn qua Chợ Dầu – Ba Đa có: hồ sơ chỉ dẫn kỹ thuật trong thiết kế kỹ thuật chỉ dẫn sử dụng nhựa đặc để chế tạo bê tông nhựa rải nóng theo 22TCN 227-95 khi tiêu chuẩn này đã được thay thế bằng 22TCN 279-01 ngày 18/01/2001 (yêu cầu bắt buộc phải thí nghiệm hàm lượng nhựa Paraphin đối với nhựa đặc);
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công Dự án Đầu tư xây dựng đường vành đai nối với đường cao tốc của tỉnh Hà Nam có đến 26 đoạn thay đổi biện pháp xử lý nền đất yếu so với thiết kế kỹ thuật mà không có bảng tính toán.
Dự án xây dựng tuyến đường vành đai kinh tế T1,T2,T3 có: hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công có nhiều chổ chưa phù hợp với thực tế nên phải thiết kế điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện dự án; chỉ dẫn kỹ thuật của dự án viện dẫn nhiều tiêu chuẩn đã cũ và nằm ngoài danh mục được Bộ GTVT phê duyệt áp dụng cho dự án như TCVN 339-86, TC 3121-79, TC 340-86, 22TCN 211- 93…; định mức tưới nhựa thấm bám không thống nhất là 1,2kg/m2 hay 1kg/m2 giữa các bản vẽ, các gói của dự án.
Đoạn tuyến thuộc tiểu dự án đầu tư xây dựng mở rộng quốc lộ 1A phải điều chỉnh thay đổi chiều rộng nền, mặt đường và biển báo khu vực đông dân cư để đảm bảo an toàn.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông dọc đường cao tốc từ quốc lộ 38 đến quốc lộ 21B có: dự toán thiết kế lập TMĐT là 390,2 tỷ đồng, TMĐT phê duyệt là 396,9 tỷ đồng, TMĐT điều chỉnh là 402,4 tỷ đồng . Vậy tăng giữa TMĐT do tư vấn thiết kế lập với TMĐT điều chỉnh là hơn 12,2 tỷ đồng.
Dự án đầu tư xây dựng cầu Phù Vân thuộc thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có:
dự toán thiết kế lập TMĐT là 253,7 tỷ đồng, TMĐT phê duyệt là 242 tỷ đồng, giảm so với TMĐT thiết kế lập khoảng 11,7 tỷ đồng. …
Số liệu thống kê về chất lượng công tác thiết kế, lập dự toán của Ban QLDA theo kết quả thẩm tra – thẩm định và báo cáo thanh tra các dự án được tổng hợp thành bảng 3.7 như dưới đây:
Bảng 3.7 Bảng tổng hợp số liệu các tồn tại về chất lượng thiết kế công trình giao thông do Ban QLDA thực hiện
TT
Năm
Tổng dự án khảo sát
Không đảm bảo chất lượng Không an
toàn sử dụng
Sai tiêu chuẩn, quy chuẩn
Chi phí không hợp lý
Tính toán không chính xác
Lỗi trình bày, thiếu
chi tiết
1 2010 8 2 2 3 1 3
2 2011 9 2 1 4 2 4
3 2012 10 3 2 4 2 5
4 2013 10 3 2 3 1 4
5 2014 5 1 1 1 0 2
(Nguồn: Báo cáo của Ban QLDA qua các năm ) Một số tồn tại trong khâu thiết kế như:
+ Cán bộ chủ trì khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công không có chứng chỉ hành nghề phù hợp với với loại và cấp công trình theo quy định tại Điều 45, 47, 48 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP. Bản vẽ thiết kế trong giai đoạn bản vẽ thi công và thuyết minh thiết kế không thống nhất ở kết cấu áo đường. Cụ thể trong bản vẽ thiết kế là kết cấu áo đường là đất đổi hệ số đầm chặt là K=0,98, thuyết minh là cát đen đầm chặt K=0,98.
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công chưa được chủ đầu tư ký đóng dấu phê duyệt trước khi mang ra triển khai thi công theo quy định; bản vẽ không đúng quy định; Báo cáo thẩm tra của đơn vị tư vấn sử dụng một số tiêu chuẩn làm căn cứ để thẩm tra, tính toán đã hết hiệu lực. (Nguồn: Thông báo kết quả kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình
xây dựng Dự án xây dựng đường vành đai nối với đường cao tốc - Thông báo số 57/TB-SXD của Sở Xây dựng tỉnh Hà Nam ngày 20/5/2011).
- Công tác quản lý chất lượng công tác thiết kế BVTC còn một số tồn tại, thiếu sót như sau: Thiết kế BVTC không đóng dấu đã phê duyệt và chữ ký của chủ đầu tư theo quy định tại Thông tư số 12/2005/TT-BXD; Thiết kế chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của tiêu chuẩn thiết kế được áp dụng cho công trình (TCVN 4054), cụ thể như: Chiều rộng lề đường các đoạn tuyến ngoài đô thị nhỏ hơn chiều rộng tối thiểu theo quy định (cả lề đất và lề gia cố); loại vật liệu của kết cấu gia cố lề đường chưa đúng; giá trị độ dốc siêu cao tại một số đường cong nằm chưa đủ lớn theo quy định;
không thiết kế đường cong chuyển tiếp tại những đường cong bắt buộc phải bố trí theo tiêu chuẩn; đoạn chêm giữa 2 đường cong ngược chiều (P11 và P12) không đủ chiều dài theo quy định của tiêu chuẩn ( <2 x V = 120m, V là vận tốc thiết kế); Một số yếu tố kỹ thuật trong giải pháp thiết kế BVTC chưa phù hợp với Quyết định phê duyệt dự án số 233/QĐ-UBND ngày 21/02/2006 gồm: Tải trọng trục xe tiêu chuẩn (thiết kế và tính toán kiểm toán kết cấu áo đường với tải trọng trục tiêu chuẩn là 10T/trục nhưng theo Quyết định phê duyệt dự án chọn tải trọng trục tiêu chuẩn 12T/trục), E yêu cầu của nền đường thiết kế (theo giải pháp thiết kế là 400 daN/cm2 nhưng theo Quyết định phê duyệt là 450 daN/cm2; Chi tiết thiết kế còn một số tồn tại, thiếu sót như: Một số bản vẽ không có khung tên theo quy định; không có bảng tọa độ các điểm mốc của lưới đường chuyền cấp II, không ghi tên mốc của lưới đường truyền cấp II; bình đồ thiết kế không thể hiện đầy đủ cao độ hiện trạng của các điểm được đo vẽ khảo sát; không có bảng cắm cong chi tiết; trắc ngang chi tiết tại một số cọc không chính xác; bình đồ thoát nước không thể hiện đầy đủ vị trí cống ngang (tại TD12), thiếu bản vẽ cống ngang tại cọc 40; không có bản vẽ chi tiết các nút giao, ngã rẽ, không thiết kế tầm nhìn tránh xe theo quy định; không bố trí biển hạn chế tốc độ (tại đường cong P9 có bán kính đường cong nằm nhỏ hơn bán kính tối thiểu quy định tại tiêu chuẩn đối với tốc độ 60km/h), không thiết kế dải dẫn hướng theo quy định. Hồ sơ thiết kế thiếu quy trình bảo trì công trình; - Lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, giá gói thầu xây lắp: Kiểm tra phát hiện một số mã hiệu dự
toán lập chưaphù hợp như việc áp dụng đào nền đường bằng thủ công và máy (30%
thủ công, 70% máy nhưng thiếu diễn giải trong biện pháp thi công làm căn cứ áp dụng), công tác đắp cát nền đường, công tác đổ bê tông giằng miệng ga, …(Nguồn:
Báo cáo số 144/BC-ĐKTra ngày 25/10/2013 của Đoàn kiểm tra theo Quyết định số 800/QĐ-UBND ngày 11/7/2013 về việc kiểm tra đánh giá chất lượng, giá thành công trình xây dựng Dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 1A Phủ Lý – Đoan Vĩ).
- Thiết kế BVTC phải phê duyệt nhiều lần; dự toán sai sót về khối lượng (không phù hợp với thiết kế), đơn giá, định mức áp dụng không chính xác.