Áp dụng phương pháp quản lý chất lượng toàn diện (TQM)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình tại ban quản lý các dự án giao thông thuộc sở giao thông vận tải tỉnh hà nam (Trang 107 - 110)

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH Ở DỰ ÁN NÂNG CẤP CẢI TẠO QUỐC LỘ 21B

3.6 Giới thiệu tổng quan về dự án Nâng cấp cải tạo quốc lộ 21B

3.7.5. Áp dụng phương pháp quản lý chất lượng toàn diện (TQM)

Xuất phát từ mục tiêu nâng cao chất luợng công trình, Ban cần tiến hành các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, giám sát chất luợng tổng thể từ khâu thiết kế đến thi công đối với mỗi dự án đầu tư. Muốn vậy, việc áp dụng phương pháp quản lý chất lượng toàn diện là cần thiết phải thực hiện. Phương pháp TQM là viết tắt của Total Quality Management hay còn gọi là quản lý chất lượng tống thể hoặc quản lý chất lượng toàn diện.

3.7.5.1 Lý thuyết về TQM:

Phương pháp TQM được bắt nguồn từ ý tưởng và những bài giảng của Tiến sỹ Edwards Deming và Joseph Juran. Cơ sở của các hoạt động TQM trong tố chức là con người trongđơn vị. Nói đến chất lượng ta thường nghĩ đến chất lượng sản phẩm, nhưng chính chất lượng con người mới là mối quan tâm hàng đầu của TQM. Để thực thi TQM, các Ban cần phát triển một cách toàn diện năng lực của các thành viên thông qua việc đào tạo, huấn luyện và giao quyền hạn, nhiệm vụ cho nhân viên. Vì hoạt động chủ yếu của TQM là cải tiến, nâng cao chất lượng bằng cách tận dụng các kỹ năng và sự sáng tạo của toàn thể nhân lực trong đơn vị, cho nên để thực hiện TQM, tổ chức phải xây dựng được một môi trường làm việc trong đó các phòng ban, tổ dự án tự quản lý và kiểm soát công việc của mình.

Hệ thống quản lý trong TQM có cơ cấu chức năng chéo nhằm kiếm soát, phối hợp một cách đồng bộ các hoạt động khác nhau trong hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tổ, nhóm. Việc áp dụng TQM cần phải có sự tham gia chặt chẽ của toàn thể lãnh đạo, nhân viên trong Ban. Mô hình TQM đòi hỏi các công việc phải được phân công trách nhiệm rành mạch.

- Kỹ thuật quản lý theo TQM

Một đặc điểm quan trọng của hệ thống TQM là các biện pháp phải được xây dựng theo phương châm phòng ngừa, phải làm đúng ngay từ đầu. Các hoạt động từ khâu lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng phải được tuân thủ theo các quy trình chặt chẽ và luôn luôn cải tiến nhằm hạn chế những lỗi sai, nâng cao chất

lượng. Trong TQM, Ban QLDA có thể áp dụng vòng tròn Deming (P.D.C.A) để QLCL. Sơ đồ vòng tròn Deming như hình 3.2 dưới đây:

Hình 3.4 Sơ đồ vòng tròn P.D.C.D - Deming + Lập kế hoạch (Plan):

Xây dựng kế hoạch là khâu quan trọng nhất. Kế hoạch này phải được xây dựng dựa trên chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng và các yêu cầu chất lượng của dự án. Nếu kế hoạch ban đầu được soạn thảo tốt thì việc thực hiện sẽ dễ dàng, và đạt hiệu quả cao. Kế hoạch phải dự báo được các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án.

+ Thực hiện (Do):

Muốn kế hoạch được thực hiện tốt thì Lãnh đạo Ban cần phải phổ biến cụ thể cho toàn thể nhân viên trong Ban về kế hoạch thực hiện dự án.

+ Kiểm tra (Check):

Trong quá trình thực hiện phải có sự so sánh giữa kế hoạch với thực hiện.

Khi kiểm tra phải đánh giá cả hai vấn đề: Kế hoạch có được thực hiện nghiêm túc không, độ lệch giữa kế hoạch và thực hiện, độ lệch giữa các tiêu chuẩn yêu cầu của dự án và thực hiện như thế nào.

TQM coi phòng ngừa là phương châm chính trong quản trị do đó phải kiểm tra cả khâu phòng ngừa. Việc kiểm tra trước hết phải do người thực hiện tự kiểm tra, nếu thấy sự không phù hợp thì họ sẽ tự đề nghị các biện pháp đế khắc phục điều chỉnh.

+ Hành động (Action):

C

A

Thực chất đây là hành động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến chất lượng sau khi đã tìm ra, xảy ra những sai lệch về chất lượng trong quá trình thực hiện dự án. Ở đây có thế sử dụng các công cụ thống kê đế tìm ra các trục trặc sai lệch và đề ra các biện pháp giải quyết khắc phục và phòng ngừa sự tái diễn.

Tuy mỗi một chức năng của vòng tròn P.D.C.A có nhiệm vụ riêng, song chúng có tác động qua lại với nhau và đều nhằm nâng cao chất lượng công việc.

3.7.5.2 Áp dụng các hoạt động đảm bảo chất lượng công trình

-Các hoạt động đảm bảo chất lượng công trình cần được áp dụng thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình đầu tư xây dựng công trình, từ khảo sát, lập dự án, thiết kế đến thi công xây dựng công trình. Ở mỗi giai đoạn đều thực hiện đủ các khâu của vòng tròn P.D.C.A đã nêu trên, tức là luôn phải có kế hoạch (đi trước 1 bước), phải có biện pháp tổ chức quá trình, huy động nguồn lực và kỹ thuật triển khai các công tác một cách hiệu quả, phải có cơ chế để kiểm tra với các công cụ kiểmtra chính xác, tiện lợi.

-Đối với mỗi dự án đều thành lập Tổ phụ trách với sự phân công trách nhiệm, quyền hạn đầy đủ, chi tiết, phù hợp với năng lực, chuyên môn của cán bộ.

-Lập biện pháp tổ chức quản lý, quá trình thực hiện đối với mỗi dự án sao cho phù hợp với các điều kiện về vị trí, thời tiết, mức độ tiêu chuẩn chất lượng công nghệ thi công của công trình. Đảm bảo các hoạt động thực hiện đúng các quy trình quản lý chất lượng đã được ban hành trong hệ thống quán lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000-2008 của Ban QLDA.

-Thiết lập biện pháp đảm bảo chất lượng dự án:

+ Áp dụng đầy đủ, kịp thời các quy trình quy phạm, tiêu chuấn kỹ thuật, các hướng dẫn kỹ thuật và phổ biến đến toàn thể nhân viên trong Ban để thực hiện và kiểm soát một cách đồng nhất.

+ Các chỉ dẫn kỹ thuật được viết chi tiết, đầy đủ cho từng công việc, công đoạn công tác, phù hợp yêu cầu với các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình và quy phạm của ngành xây dựng. Mặt khác, các chỉ dẫn này cần được soạn thảo rõ ràng, thống nhất để tạo điều kiện cho người thực hiện cũng như người kiểm tra.

-Lựa chọn các đơn vị tham gia dự án có năng lực, uy tín về chất lượng. Cần có chính sách lựa chọn các đơn vị tư vấn khảo sát, tư vấn thiết kế, giám sát thi công và nhà thầu thi công xây lắp. Tất cả các hoạt động thi công, đặc biệt là các công việc đòi hỏi kỹ thuật cao, có vai trò quan trọng đối với dự án, khi thi công phải có đầy đủ các biện pháp thi công đã được TVGS và Ban QLDA chấp thuận, yêu cầu được phổ biến hướng dẫn cho các cán bộ công nhân viên của nhà thầu thi công để tránh sai sót trong quá trình thi công. Thực hiện kiểm tra chặt chẽ đối với các vấn đề này trên công trường, khi thực hiện phải có sự tham gia của nhà thầu và các cơ quan hữu quan khác có liên quan cùng kiểm tra, giám sát thực hiện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình tại ban quản lý các dự án giao thông thuộc sở giao thông vận tải tỉnh hà nam (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)