Trang bị và áp dụng các công cụ quản lý chất lượng hiệu quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình tại ban quản lý các dự án giao thông thuộc sở giao thông vận tải tỉnh hà nam (Trang 110 - 115)

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH Ở DỰ ÁN NÂNG CẤP CẢI TẠO QUỐC LỘ 21B

3.6 Giới thiệu tổng quan về dự án Nâng cấp cải tạo quốc lộ 21B

3.7.6. Trang bị và áp dụng các công cụ quản lý chất lượng hiệu quả

Sử dụng các phương pháp thống kê trong quản lý chất lượng là điều kiện cơ bản đảm bảo chất lượng, nó có căn cứ thực tế và khoa học trong công việc ra quyết định trong quản lý chất lượng. Thông qua sử dụng các công cụ thống kê, giúp ta giải quyết được tình hình chất lượng một cách đúng đắn, phát hiện nguyên nhân gây sai sót và từ đó các biện pháp khắc phục kịp thời.

Kiểm soát chất lượng bằng thống kê cho phép hoạt động một cách nhất quán hơn và thực hiện đúng những mục tiêu đề ra. Thông qua kiểm soát thống kê sẽ đánh giá được các yếu tố và nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng công trình là do yếu tố điều kiện địa chất thủy văn, khảo sát, thiết kế, thi công haydo yếu tố thời tiết, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu. Biết được tình trạng của các yếu tố ảnh hưởng đó, từ đó nắm bắt được nguyên nhân gây ảnh hưởng và dự báo những điều xảy ra trong tương lai để có những quyết định xử lý kịp thời, chính xác, đảm bảo chất lượng sản phẩm công trình.

Việc sử dụng các công cụ thống kê tiết kiệm thời gian trong tìm kiếm các nguyên nhân gây ra những vấn đề về chất lượng tiết kiệm được những chi phí do chế phấm và những lãng phí, những hoạt động thừa, nhận biết những trục trặc sắp xảy ra và có các hoạt động phòng ngừa.

- Biện pháp thực hiện:

+ Ban QLDA lập ra các biểu mẫu phiếu kiếm soát chất lượng cho các dự án phù hợp với hoạt động của đơn vị;

+ Phổ biến đầy đủ cách thức thực hiện để các cán bộ phụ trách dự án theo dõi, thống kê;

+ Tổng hợp, phân tích để xác định nguyên nhân và biện pháp khắc phục nhằm ĐBCL.

Ví dụ:

Phiếu kiểm soát chất lượng dự án A

TT Thời gian Đoạn tuyến/

hạng mục Hiện tượng Dự báo nguyên nhân Ghi chú

1 10/12/2014 Km00+200 - Km00+230

Nền đất hiện trạng sai khác với số liệu kháo sát

Xác xuất không đồng nhất của nền địa chất

2 15/12/2014 Km42+010- Km42+020

Nền mặt đường lồi lõm không đồng nhất

Nhà thầu thi công ẩu, tay nghề công nhân kém

3 4

3.7.6.2 . Áp dụng các công cụ đo lường, quản lý các rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng công trình

Trong hoạt động đầu tư xây dựng công trình giao thông luôn tiềm ẩn các rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng của dự án. Đó có thể là những rủi ro do điều kiện tự nhiên và thời tiết mang lại, có thể là rủi ro về năng lực thi công của đơn vị thi công hoặc cũng có thể là rủi ro về năng lực quản lý của các bên tham gia dự án… Trên thực tế, có những rủi ro có thể chủ động né tránh bằng các biện pháp thích hợp, nhưng cũng có những rủi ro không thể né tránh mà chỉ có thể tìm cách quản lý được các rủi ro đó nhằm hạn chế tối thiểu các ảnh hưởng gây ra đối với chất lượng công trình. Nhiệm vụ của Ban QLDA là phải chủ động dự kiến các rủi ro có thể

xảy ra, đánh giá các rủi ro đó, dự báo trước những hậu quả xảy ra và đề xuất biện pháp phòng ngừa.

Nội dung trên được thực hiện theo phương pháp phân tích ước lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro. Phân tích định tính rủi ro là việc mô tả tác động của mỗi loại rủi ro và sắp xếp chúng vào từng nhóm theo các mức rủi ro cao, trung bình, thấp. Phương pháp phân tích định tính của rủi ro cần được tiến hành theo trình tự bao gồm 4 bước:

Bước 1: Nhận dạng các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án thực hiện

Với mỗi dự án, cần phân tích chỉ ra các rủi ro có thể thể ảnh hưởng đến chất lượng dự án. Ta có thể nhận dạng một số rủi ro chính trong quá trình thực hiện dự án như sau:

1/ Rủi ro về các yếu tố đầu vào, bao gồm:

-Rủi ro vật liệu không đảm bảo chất lượng.

-Rủi ro do máy thi công, các máy móc thiết bị kiểm trakhông đáng tin cậy hoặc hỏng hóc;

-Rủi ro về mức độ đáp ứng yêu cầu của nhân lực do: ốm đau, tai nạn, trình độ tay nghề, trách nhiệm với nghề nghiệp, tư cách đạo đức…

2/ Rủi ro do chất lượng của công tác khảo sát, thiết kế đưa lại hoặc do điều kiện tự nhiên gây ra:

-Khảo sát địa chất địa hình chưa phản ánh đủ các tính chất cơ lý, hiện trạng nơi công trình đi qua.

-Rủi ro về phương án thiết kế chưa phù hợp.

-Rủi ro về biến động tính chất cơ lý của nền đất tự nhiên do: các số liệu khảo sát chưa đủ tin cậy hoặc chưa kiểm tra hết, xác suất không đồng nhất của nền đất tự nhiên.

-Rủi ro về điều kiện tự nhiên, thời tiết trong quá trình thực hiện dự án.

3/ Rủi ro do phương pháp tổ chức – kỹ thuật:

-Rủi ro do bản vẽ thiết kế tổ chức thi công thiếu hoặc sai;

-Rủi ro do dùng sai định mức vật tư hoặc dùng các định mức đã cũ.

-Rủi ro do biện pháp tổ chức an toàn chưa tính đến các yếu tố bất ngờ, nguy hiểm.

Bước 2: Xác định xác suất xuất hiện rủi ro.

Xác suất xuất hiện rủi ro là khả năng mà rủi ro có thể xuất hiện được mô tả một cách định tính là: Rất thấp, Thấp, Bình thường, Cao, Rất cao.

-Thang đo xác suất rủi ro xảy ra thường nằm trong khoảng từ 0,0 (không xẩy ra) đến 0,99 (gần như chắc chắn xẩy ra).

Để thực hiện được điều này, Ban QLDA cần tổ chức nghiên cứu, thống kê các rủi ro trên và phát hành dưới dạng hồ sơ hướng dẫn, tham khảo cho các cán bộ của Ban và các đơn vị tham gia sản xuất xây dựng áp dụng.

Bước 3: Xác định mức độ tác động của rủi ro.

-Mức độ tác động của rủi ro là các kết quả làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

-Có thể đánh giá mức độ tác động của rủi ro theo thang đo mô tả như là rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp hoặc có thể xác định bằng các công thức định lượng.

Từ phần nhận dạng rủi ro ở trên, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đó với quá trình thực hiện dự án. Cũng như đối với bước 2, để bước 3 có điều kiện thực hiện cần có sự chỉ đạo từ lãnh đạo Ban về triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học – công nghệ, từ đó có phương pháp đánh giá, xác định quy mô tác động của các rủi ro cho mỗi dự án một cách đáng tin cậy để có thể đưa ra các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro được hiệu quả.

Bước 4: Các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro

Trên cơ sở đánh giá mức độ tác động của các rủi ro có thể xẩy ra gây ảnh hưởng đến chất lượng trong quá trình thực hiện dự án, xây dựng bảng các biện pháp phòng ngừa, xử lý nhằm kiểm soát hiệu quả các rủi ro, nâng cao chất lượng

của dự án. Các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro lập thành bảng biểu và phổ biến đến toàn bộ cán phụ trách dự án để có kế hoạch thực hiện và quản lý hiệu quả.

Theo nguyên tắc các biện pháp phòng ngừa là cụ thể, được ưu tiên phù hợp với mức độ tác động của các rủi ro khi rủi ro đó xảy ra. Vấn đề này đòi hỏi có thời gian và đầu tư nghiên cứu không ít, mà hiện nay, thực tế xây dựng nói chung và ở Sở GTVT Hà Nam nói riêng vẫn chưa thực hiện các nghiên cứu này. Bởi vậy, tác giả luận văn chỉ đưa ra một cách định tính các biện pháp phòng ngừa rủi ro như dưới đây:

- Để tránh các rủi ro về đầu vào:

+ Các vật tư, vật liệu đưa vào công trường cần được kiểm tra, nghiệm thu đầy đủ về hình dáng, kích thước, nguồn gốc và chất lượng trước khi sử dụng.

+ Vật liệu, máy móc thiết bị phải có phiếu nhập, xuất hằng ngày.

+ Máy móc, thiết bị phải được kiểm định định kỳ và kiểm tra đầy đủ các thông số cần thiết, an toàn trước khi sử dụng; có lưu trữ hồ sơ máy, có đầy đủ cataloge của máy, và thời gian đã sử dụng máy.

+ Người lao động tham gia làm việc trên công trường phải có đầy đủ đăng ký tạm trú, tạm vắng và phải được kiểm tra tay nghề vàtập huấn an toàn lao động trước khi nhận vào làm việc, có lưu trữ hồ sơ đầy đủ về người lao động.

+ Yêu cầu phải có và định kỳ kiểm tra các cơ sở, dịch vụ hiện trường phục vụ tạm thời trên công trường như: kho bãi bảo quản vật liệu; bảo quản máy móc, thiết bị; lán trại, văn phòng làm việc hiện trường đảm bảo sức khỏe và các điều kiện vệ sinh môi trường, v.v…

- Các biện pháp hạn chế rủi ro do chất lượng của công tác khảo sát, thiết kế đưa lại hoặc do điều kiện tự nhiên gây ra:

+ Lựa chọn các đơn vị khảo sát, thiết kế có năng lực, uy tín để thực hiện khảo sát, thiết kế cho dự án.

+ Lựa chọn các phương pháp khảo sát chi tiết, đáng tin cậy, máy móc thiết bị khảo sát mới.

+ Phân công cán bộ có chuyên môn, trình độ phù hợp theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện khảo sát, thiết kế. Thực hiện điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ khảo sát và phương án khảo sát nếu: trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, nhà thầu khảo sát xây dựng phát hiện các yếu tố khác thường ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế; trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện tài liệu khảo sát không đáp ứng yêu cầu thiết kế; trong quá trình thi công, nhà thầu thi công xây dựng phát hiện các yếu tố khác thường so với tài liệu khảo sát ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế và biện pháp thi công.

+ Dự phòng phương án xử lý kết cấu nền đất cho các rủi ro về biến động địa chất dự đoán có thể xảy ra.

+ Tổ chức thẩm tra, thẩm định kết quả khảo sát, thiết kế chặt chẽ trước khi nghiệm thu.

- Để hạn chế rủi ro do các phương pháp triển khai các phương pháp tổ chức – kỹ thuật:

+ Yêu cầu lập kế hoạch tác nghiệp cho từng công việc, từng ngày, từng tuần và từng tháng theo tiến độ thực hiện dự án.

+ Có soạn thảo và thỏa thuận các phương pháp tổ chức, kỹ thuật trước khi triển khai các quá trình trên thực địa.

+ Kiểm tra chặt chẽ, nghiêm túc việc tuân thủ các kế hoạch trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình tại ban quản lý các dự án giao thông thuộc sở giao thông vận tải tỉnh hà nam (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)