CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH Ở DỰ ÁN NÂNG CẤP CẢI TẠO QUỐC LỘ 21B
3.6 Giới thiệu tổng quan về dự án Nâng cấp cải tạo quốc lộ 21B
3.7.7. Giải pháp nâng cao chất lượng lựa chọn nhà thầu
Từ thực trạng đã phân tích ở trên cho thấy hiện nay trong công tác lựa chọn nhà thầu vẫn mang tính hình thức, chưa có chiều sâu, chủ yếu dựa vào đơn vị tư vấn, nên kết quả chưa như mong muốn. Để thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu được hiệu quả, đúng quy định, ngoài việc phải tuân thủ các quy định của nhà nước
về đấu thầu như Luật Đấu thầu, Nghị định 63/2014/NĐ-CP... tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:
- Ban QLDA phải chú trọng tới công tác lựa chọn các đơn vị tư vấn và đơn vị thi công xây lắp có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của dự án, qua đó giúp được Ban QLDA thực hiện được tốt công tác quản lý xây dựng; đảm bảo công trình đạt chất lượng cao, tránh thất thoát lãnh phí tiền của của Nhà nước; hạn chế vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư. Việc ký kết hợp đồng phải được thực hiện nghiêm túc đúng qui định pháp luật, lường trước được các rủi ro, vướng mắc có thể xảy ra để khi thực hiện không phải điều chỉnh hợp đồng và là cơ sở pháp lý cho việc thanh quyết toán giá trị, các tranh chấp xảy ra giữa các bên, thưởng, phạt hợp đồng.
- Ban QLDA phải có kế hoạch và biện pháp lựa chọn nhà thầu đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm thực sự. Phải kiểm tra thực tế chứ không phải chỉ kiểm tra trên hồ sơ năng lực của nhà thầu, đồng thời có thể kết hợp nhiều kênh thông tin để tìm hiểu và xác định chính xác điều kiện, năng lực của nhà thầu trước, trong khi lựa chọn và trong quá trình thực hiện hợp đồng. Việc lựa chọn nhà thầu phải khách quan, trung thực, các thông tin về công trình xây dựng như quy mô, mức độ phức tạp, các thông tin liên quan đến dự án.
- Ban QLDA cần phải thành lập Tổ thẩm định để lựa chọn các nhà thầu đủ điều kiện về trình độ, năng lực, kinh nghiệm thực các gói thầu tư vấn, gói thầu xây lắp áp dụng hình thực chỉ định thầu và thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thấu đối các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu. Các thành viên trong tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải đảm bảo trình độ, năng lực chuyên môn theo quy định.
- Ban QLDA phải tuyệt đối tuân thủ các quy định về công tác lựa chọn nhà thầu; tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết về công tác lựa chọn nhà thầu để đánh giá kết quả thực hiện, tự kiểm điểm rút kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện các quy định của nhà nước về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị công trình.
- Việc thực hiện nghiêm túc quy định về đấu thầu chắc chắn sẽ góp phần sử dụng hiệu quả hơn nữa nguồn vốn Nhà nước; đồng thời, tăng cường tính minh bạch, cạnh tranh của công tác đấu thầu. Từ đó, chất lượng các công trình, thiết bị mua sắm và dịch vụ tư vấn cũng ngày càng được nâng cao.
- Riêng gói thầu xây lắp:
+ Đối với những công trình tổ chức theo hình thức đấu thầu hạn chế thì cần phải lựa chọn những nhà thầu có năng lực thực sự, có uy tín trên thị trường xây dựng, đáp ứng được yêu cầu của gói thầu để mời tham dự đấu thầu. Ngoài ra quá trình tổ chức đấu thầu theo hình thức này phải thực sự công khai, minh bạch, bí mật;
tránh tình trạng CĐT tiết lộ giá gói thầu, thông đồng giữa các nhà thầu; các nhà thầu được mời tham gia đấu thầu, mua hồ sơ mời thầu nhưng không nộp hồ sơ dự thầu đúng theo quy định, không nộp hồ sơ dự thầu hoặc cố tình làm hồ sơ không đảm bảo tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu thì cần phải nghiêm cấm không cho tham dự thấu thầu lần sau.
+ Đối với trường hợp các gói thầu đủ điều kiện áp dụng chỉ định thầu nhưng vẫn có thể tổ chức đấu thầu thì khuyến khích tổ chức đấu thầu để đảm bảo hiệu quả kinh tế và tránh gây lãng phí nguồn vốn nhà nước.
+ Hồsơ mời thầu cần nêu rõ yêu cầu cam kết huy động đầy đủ thiết bị thi công để thực hiện gói thầu, yêu cầu nhân sự (ngoài nhân sự đảm nhận chức danh Giám đốc điều hành) phải đáp ứng về sốlượng, trình độ năng lực, kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng tương tự với gói thầu sẽ triển khai để có thể xử lý hoặc đề xuất xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công;
+ Quy định chặt chẽ trong việc thẩm tra, đánh giá năng lực tài chính, kỹ thuật của nhà thầu; quy định chi tiết về chất lượng, tiến độ trong hồ sơ mời thầu;
quy định rõ trách nhiệm trong quá trình lựa chọn nhà thầu và thực hiệndự án. + Hủy bỏ kết quảlựa chọn nhà thầu khi phát hiện những hành vi tiêu cực, vi phạm các quy định trong công tác lựa chọn nhà thầu …
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết quả đạt được
Việc hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình giao thông trong giai đoạn thực hiện dự án là một vấn đề quan trọng, bức thiết, có vai trò quyết định đối với chất lượng sản phẩm công trình. Nhất là trong giai đoạn hiện nay vấn đề về chất lượng công trình giao thông được Bộ GTVT coi rằng đó là vấn đề sống còn của ngành giao thông.
Với đề tài luận văn có tiêuđề :”Nghiên cứu công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình tại Ban Quản lý các dự án giao thông thuộc Sở giao thông vận tải tỉnh Hà Nam”, tác giả đã làm được một số vấn đề như:
- Thứ nhất, đề tài luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận và quy phạm pháp luật hiện hành về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng giao thông.
- Thứ hai, tác giả đã tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng giao thông đường bộ tại Ban quản lý các dự án giao thông thuộc Sở giao thông vận tải tỉnh Hà Nam. Từ đó đã tìm ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến các mặt đang tồn tại, hạn chế đó.
- Cuối cùng, tác giả luận văn đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình tại Ban quản lý các dự án giao thông tỉnh Hà Nam như:
+ Thiết lập và hoàn thiện dần các điều kiện ứng dụng phù hợp hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008
+ Giải pháp về cơ cấu tổ chức nhân sự, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
+ Giải pháp xây dựng quy trình quan hệ, trao đổi cập nhật thông tin về quá trình thực hiện dự án trong nội bộ và với các bên hữu quan tham gia dự án theo mức độ ảnh hưởng đến chất lượng
+ Giải pháp về đổi mới cơ chế quản lý và quy trình quản lý chất lượng công trình + Giải pháp về lựa chọn nhà thầu
Kiến nghị
Để hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình tại Ban QLDA giao thông thuộc Sở giao thông vận tải tỉnh Hà Nam tác giả kiến nghị một số vấn đề như sau:
+ Đối với UBND tỉnh Hà Nam, cần tạo điều kiện cơ chế thông thoáng trong vấn đề giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng nói chung và dự án quốc lộ 21B nói riêng. Ngoài ra UBND tỉnh Hà Nam cần phải tạo điều kiện quan tâm hơn nữa công tác chỉ đạo thực hiện các dự án do Sở giao thông vận tải tỉnh Hà Nam nói chung và dự án quốc lộ 21B nói riêng.
+ Đối với Sở giao thông vận tải và Sở Xây dựng tỉnh Hà Nam, cần sớm ban hành các quy định và tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quy định theo thẩm quyền về công tác quản lý chất lượng công trình nói chung và chất lượng công trình giao thông nói riêng. Đặc biệt là Sở giao thông vận tải cần quan tâm hơn nữa công tác chỉ đạo Ban QLDA giao thông thuộc Sở GTVT trong công tác quản lý chất lượng công trình.