Thực trạng công tác quản lý chất lượng trong quá trình thi công

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình tại ban quản lý các dự án giao thông thuộc sở giao thông vận tải tỉnh hà nam (Trang 86 - 90)

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH Ở DỰ ÁN NÂNG CẤP CẢI TẠO QUỐC LỘ 21B

3.4. Th ực trạng công tác quản lý chất lượng công trình giao thông của Ban Quản lý các dự án giao thông tỉnh Hà Nam

3.4.4. Thực trạng công tác quản lý chất lượng trong quá trình thi công

Phòng Quản lý dự án của Ban QLDA đóng vai trò chính trong công tác quản lý chất lượng trong quá trình thi công công trình.

Thực trạng tổ chức công tác quản lý chất lượng công trình giao thông của Ban QLDA hiện nay:

Ban QLDA ra quyết định thành lập, phân công các tổ chuyên trách phục vụ quản lý, điều hành từng dự án cụ thể. Nhân lực của phòng Quản lý dự án được phân công tham gia điều hành, giám sát trực tiếp các dự án thường xuyên liên tục một cách có hệ thống và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trưởng phòng Quản lý dự án về công tác quản lý chất lượng công trình đối với công việc được phân công.

Kiểm tra nguyên vật liệu, sản phẩm xây dựng, xem xét nguồn gốc, tính chất kỹ thuật, chứng chỉ chất lượng, kết quả thí nghiệm… nếu không phù hợp hoặc kém phẩm chất, không cho phép sử dụng cho công trình và báo cáo với ban lãnh đạo, ban chỉ huy dự án để xử lý.

Các công việc, giai đoạn xây dựng, các sự cố, điều chỉnh trong quá trình thi công, các vi phạm trên công trường đều được cán bộ Ban QLDA tham gia xử lý và lập thành biên bản. Quá trình thi công luôn luôn được kiểm tra song hành để phát hiện ra những sai sót và yêu cầu đơn vị thi công tiến hành các biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời.

Hàng tháng, Ban QLDA phụ trách dự án báo cáo cho lãnh đạo Ban về tiến độ, quá trình thực hiện và kế hoạch thực hiện của dự án. Lãnh đạo Ban QLDA có kế hoạch kiểm tra quá trình thi công công trình định kỳ, có kiểm tra đột xuất nhằm nắm bắt và kiểm soát chất lượng công trình.

Quá trình nghiệm thu hoàn thành giai đoạn, hoàn thành gói thầu xây dựng, hoàn thành đưa vào sự dụng được các cán bộ phụ trách dự án, lãnh đạo Ban tham gia kiểm tra, nghiệm thu.

Về hồ sơ quản lý chất lượng công trình tại hiện trường

+ Nhà thầu, chủ đầu tư không lập nhật ký khảo sát; nhật ký thi công nội dung ghi chép không theo quy định; kết quả thí nghiệm do phòng LAS-XD cung cấp không có chữ ký của cán bộ giám sát.

+ Nhật ký thi công ghi chép chưa đầy đủ nội dung theo quy định của Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng; không có tài liệu, hồ sơ về việc tổ chức thi công thí điểm các lớp cấp phối đá dăm móng mặt đường và thi công thí điểm các lớp bê tông nhựa trước khi tổ chức thi công đại trà theo quy định tại tiêu chuẩn 22TCN334-06 và 22TCN249-98.

+ Không có đầy đủ các biên bản thay đổi chi tiết thiết kế BVTC trong quá trình thi công (hướng thoát nước dọc đoạn cuối tuyến; hệ thống tuy nen kỹ thuật;

điều chỉnh lớp đệm cát gia cố 6% xi măng hè đường, thay đổi các vị trí mở rộng mặt đường chờ xe bus; không thi công chi tiết khóa hè tại đoạn đường trong đô thị theo thiết kế được duyệt);

+ Một số BBNT không ghi quả thí nghiệm làm căn cứ nghiệm thu, ghi sai tên tiêu chuẩn thi công nghiệm thu áp dụng;

+ Bản vẽ hoàn công giai đoạn thi công, bộ phận công trình chưa đầy đủ (thiếu các bản vẽ trắc dọc, bình đồ, bộ phận công trình thoát nước); bản vẽ hoàn công còn có một số chi tiết không chính xác so với thực tế thi công (vị trí và số lượng các phần mở rộng mặt đường; trắc dọc tại P8 – P9; lớp cát gia cố xi măng đệm lát hè; khóa hè; chiều dài cống dọc);

+ Không có tài liệu, hồ sơ công tác kiểm tra, giám sát việc chế tạo bê tông nhựa tại trạm trộn theo quy định tại tiêu chuẩn thi công, nghiệm thu áp dụng và cam kết trong hồ sơ dự thầu; nội dung phiếu chứng nhận chất lượng của một số vật liệu cống thoát nước chưa đầy đủ theo quy định; không lập đầy đủ biên bản lấy mẫu thí nghiệm vật liệu và cấu kiện xây dựng

+ Công tác giám sát, nghiệm thu, quản lý chất lượng công trình giao thông: Biên bản nghiệm thu không thể hiện đầy đủ nội dung của từng công việc (ở hầu hết các công trình kiểm toán), nghiệm thu các công việc thi công bằng nhân công không chi tiết, không có bản vẽ và bảng tính cụ thể nhất là công tác đào, đắp bằng thủ công; khối

lượng phát sinh do thay đổi thiết kế không được lập biên bản hiện trường cụ thể, đảm bảo tính pháp lý; nghiệm thu khối lượng dựa trên khối lượng trúng thầu, không dựa vào bản vẽ hoàn công.

Công trình nhanh chóng bị xuống cấp do nhà thầu thi công ẩu

Mới được mở rộng và đưa vào khai thác vào cuối năm 2012 nhưng đến nay Quốc lộ 1A mở rộng đoạn qua Hà Nam, Ninh Bình nhiều đoạn mặt đường xuống cấp

nghiêm trọng đe dọa sự an toàn của người tham gia giao thông.

Hình 3.2 Một số sự cố về chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn thi công (Nguồn: Ảnh chụp tại hiện trường)

Dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua Hà Nam, Ninh Bình được hoàn thành đưa vào khai thác từ cuối năm 2012. Sau một thời gian khai thác, trên tuyến đường này đã xuất hiện một số đoạn bị hư hỏng mặt đường bê tông nhựa, hằn lún vệt bánh xe gây mất an toàn giao thông trên tuyến.Cụ thể, trên tuyến đường từ Đồng Văn (Hà Nam) về tới thành phố Ninh Bình, tình trạng đường hằn lún vệt bánh xe xuất hiện rất rõ ở đoạn km227-km230, km220-km223, km232+800-km235+885-địa phận Hà Nam; km253-km253+250, km254+250-km254+400-địa phận tỉnh Ninh Bình...

Thậm chí, có những đoạn vệt lún nền đường giống như “ruộng bậc thang”, ép phần mặt đường còn lại dồn lên thành những đoạn gồ nhô cao lên so với mặt đường, tạo thành những luồng đường riêng biệt thay thế ranh giới phân làn giao thông. Các nhà thầu thi công được yêu cầu khẩn trương khắc phục những sai sót trên, đảm bảo và kéo dài thời gian bảo hành từ 3 đến 5 năm đối với những gói thầu này. Trong thời gian bảo hành, nhà thầu thi công phải tự bỏ kinh phí sửa chữa các hư hỏng phát sinh... Theo kết quả kiểm định chất lượng công trình của Bộ Giao thông vận tải, ngoài lý do xe quá tải phá hỏng mặt đường thì công tác thiết kế và chất lượng thi công của tuyến đường còn nhiều khiếm khuyết về mẫu lớp bê tông nhựa không đạt tiêu chuẩn về thành phần hạt và không đạt hàm lượng nhựa theo công thức phatrộn, không đạt độ rỗng dư và nhiều vị trí móng cấp phối đá dăm không đạt chiều dày, độ đầm nén, thành phần hạt.... là nguyên nhân gây ra tuyến đường hư hỏng, nhanh xuống cấp.

Quản lý chất lượng thi công công trình là công việc đóng vai trò chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng công trình vì giai đoạn thi công là giai đoạn phức tạp nhất, các vấn đề chất lượng phần lớndo các vấn đề tồn tại trong quá trình thi công gây ra.

Qua số liệu thống kê của Ban QLDA từ năm 2010 đến nay vàthực tế tình hình hoạt động thi công công trình giao thông trên địa bàn cho thấy ngoài những kết quả đạt được trong thời gian qua thì giai đoạn thi công vẫn còn tồn tại các vấn đề sau:

Một số công trình khi thi công không đảm bảo quy trình kỹ thuật: quy trình xử lý nền đất yếu, đất đắp nền đường, cát đắp nền đường hoặc cấp phối đá dăm

không đạt hệ số đầm chặt K, không đạt modul đàn hồi; thi công đổ bê tông, rải nhựa trong thời tiết mưa lớn, quy trình bảo dưỡng không được thực hiện đầy đủ.

Nhiều tuyến đường có độ phẳng, nhẵn hay độ dốc bề mặt nền đường không đồng đều nên nhiều vị trí mặt đường gồ ghề, trời mưa thường bị đọng nước vũng trên mặt đường.

Nhiều nhà thầu có lực lượng công nhân với tay nghề không cao: các nhà thầu chỉ có một bộ phận nhỏ công nhân chính có tay nghề, số còn lại sử dụng công nhân địa phương, không được đào tạo cơ bản, lực lượng thiếu ốn định, không đảm bảo chất lượng.

Nhiều công trình sau khi đưa vào sử dụng có hiện tượng xuống cấp nhanh gây ra các hiện tượng: nứt nẻ, sụt lún nền đường hoặc xuất hiện các ổ trâu, ổ gà... gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông, an toàn giao thông và ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình tại ban quản lý các dự án giao thông thuộc sở giao thông vận tải tỉnh hà nam (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)