CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG M-BANKING TẠI SACOMBANK
2.3. Giới thiệu về M-Banking của Sacombank
2.3.1. Tình hình phát triển M-Banking của Sacombank.
Như trên có đề cập M-Banking du nhập vào Việt Nam năm 2003. Với việc kế thừa, đúc kết kinh nghiệm của các Ngân hàng đi trước thì những năm 2009-2010, Sacombank mới chính thức bắt tay triển khai hệ thống E-Banking nói chung và M- Banking nói riêng, với sự kiện ngày 22/10/2010 Sacombank chính thức giới thiệu phần mềm M-Banking M-Plus đầu tiên lên Appstore. Trải qua gần 5 năm, Sacombank hiện tại đang sở hữu hệ thống M-Banking cùng rất nhiều tính năng, tiện ích mới nổi bật và đã được nhiều đối tượng khách hàng tin dùng.
Đặc biệt cuối năm 2013 vừa qua, Sacombank ký hợp tác với Infosys - một trong những tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tư vấn kỹ thuật, sản xuất phần mềm E-Banking- để cho ra mắt phiên bản Sacombank E-Banking mới (bao gồm iBanking và mBanking) với tổng nguồn kinh phí đầu tư trên 5 triệu USD. Với nhiều tính năng ưu việt:
- Đa dạng sản phẩm dịch vụ truyền thống bổ sung dịch vụ mới: mua vé máy bay,...
- Khách hàng có thể tùy chỉnh giao diện theo ý thích,
- Có thể lập lịch cho các giao dịch trong tương lai, các giao dịch lặp lại thường xuyên; có thể khởi tạo cùng lúc nhiều giao dịch chuyển khoản đến nhiều người nhận khác nhau từ nhiều tài khoản khác nhau;
- Thông báo các hóa đơn chờ thanh toán; gửi thông tin chuyển tiền để thông báo cho người nhận qua SMS/Email;
- Chức năng chi lương, thanh toán theo lô; mô hình phê duyệt đa cấp; phân quyền thực hiện giao dịch tài chính dành cho khách hàng tổ chức nằm giúp tổ chức kiểm soát tài chính, bảo mật lương; giúp tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Ngoài ra hệ thống mới này được nâng cấp độ an toàn, bảo mật hơn cho khách hàng khi giao dịch, tốc độ xử lý giao dịch nhanh hơn,...
Tháng 6/2014 Sacombank đã ra mắt dịch vụ Ngân hàng trên điện thoại di động Sacombank mBanking (M-Banking phiên bản mới) được đầu tư và cải tiến với 2 kênh là mBanking Web và mBanking App, được tích hợp hoàn toàn với hệ thống iBaking.
Theo đó khách hàng có thể xem dữ liệu (danh sách người thụ hưởng, danh sách nhà cung cấp, các giao dịch đã thực hiện,...) của mBanking trên iBanking và ngược lại,
Sacombank mBanking phiên bản mới, còn có giao diện thân thiện, dễ sử dụng và có tính năng đa dạng, đặc biệt tương thích với các dòng điện thoại di động có thể truy cập Internet qua các hình thức wifi, 3G, GPRS. Tuy nhiên từ khi ra đời tới này phiên bản mới này vẫn chưa được hoàn thiện, đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm, thu thập ý kiến phản hồi khách hàng để hoàn thiện phần mềm, do đó trong thời điểm thực hiện đề tài này tác giả vẫn sẽ giới thiệu sản phẩm hiện hành là M-Banking Mplus đang được nhiều người sử dụng hiện nay.
2.3.2. Các gói M-Banking Sacombank và phí sử dụng
Rút kinh nghiệm thực tiễn cho thấy hình thức tích hợp SIM điện thoại di động (SimToolKit) có nhiều khuyết điểm không phù hợp với nhu cầu thực tế. Nên M- Banking của Sacombank thì chỉ có 4 hình thức sử dụng chính sau:
Cuộc gọi thoại tương tác - IVR (Interactive Voice Response)
Với tổng đài 1900 5555 88 - (+84) 83 526 6060 Trung tâm dịch vụ khách hàng Sacombank hỗ trợ tư vấn cho khách hàng 24/7, kể cả ngày lễ và chủ nhật. Chỉ cần sử
dụng điện thoại di động phổ thông Khách hàng có thể gọi điện đến trung tâm được hỗ trợ nhiều dịch vụ tiện ích như: tư vấn sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi; hỗ trợ kiểm tra thông tin giao dịch, tiền gửi, tiền vay, thẻ; tiếp nhận các yêu cầu, góp ý của khách hàng; thực hiện chăm sóc khách hàng qua điện thoại di động; hỗ Trợ khách hàng truy vấn và giao dịch qua điện thoại với dịch vụ Phonebanking
Tin nhắn ngắn - SMS (Short Message Service)
Rút kinh nghiệm các Ngân hàng triển khai trước xét thấy sự bất tiện của SMS khách hàng phải nhớ cú pháp soạn và gửi tin nhắn. Qua đó M-Banking SMS chỉ còn cung cấp dịch vụ Alert SMS Banking, dịch vụ này chỉ có chức năng một chiều nhằm để thông báo, cung cấp khách hàng những thông tin cần thiết quản lý tài khoản.
Để sử dụng được dịch vụ M-Banking SMS, khách hàng chỉ cần mang CMND đến điểm giao dịch để đăng ký sử dụng dịch vụ.Chức năng M-Banking SMS báo tự động:
- Báo giao dịch tự động - Nhắc nợ tiền vay tự động - Nhắc đến hạn nộp tiền
Giao thức ứng dụng vô tuyến - WAP (Wireless Application Protocol) Giống như I-Banking nếu khách hàng có sử dụng điện thoại di động thông minh, máy tính bảng, hoặc thiết bị cầm tay khác có thể kết nối Internet, thì có thể truy cập vào https://msacombank.com.vn/ để thực hiện một số giao dịch: tra cứu thông tin, chuyển khoản,.... đây là một dịch vụ đáp ứng nhu cầu thuận tiện khách hàng, chỉ với máy tính bảng kết nối 3G/wifi là khách hàng có thể thực hiện giao dịch trực tiếp với Ngân hàng nhanh chóng, mà vẫn không ảnh hưởng công việc hiện tại.
Ứng dụng khách hàng độc lập (Mobile Application)
M-Banking Application M-Plus: Giao dịch bằng ứng dụng trên điện thoại di động. Đây là hình thức giao dịch ưu việt nhất của M-Banking, khách hàng không cần phải gửi cấu trúc tin nhắn như M-Banking SMS, điều này làm hạn chế rất nhiều tính thông dụng của M-Banking trước đây. Thay vào đó các ứng dụng này được cài đặt
trực tiếp vào điện thoại di động, ứng dụng này được tích hợp sẵn tương ứng các dịch vụ tiện ích, giao diện thuận tiện giúp khách hàng có thể thao tác dễ dàng, nhanh chóng.
- M-Plus mang lại chi khách hàng nhiều tiện ích, thuận tiện giao dịch, chủ động thời gian.... Chỉ với điện thoại di động kết nối Internet bạn có thể chuyển tiền, thanh toán, tra cứu tài khoản… mọi lúc mọi nơi: khi đang lái xe, trong cuộc họp ở công ty, đi ăn với bạn bè, gặp gỡ đối tác… nhiều tiện ích mà đã được cung cấp như: Chuyển khoản trong hệ thống Sacombank; Dịch vụ nạp tiền điện thoại di động.... đặc biệt M-Banking Sacombank có dịch vụ Chuyển khoản bằng CMND (Người chuyển khoản sử dụng Sacombank M-Plus để nhập thông tin CMND của người thụ hưởng), dịch vụ thanh toán tiền điện, nước, hóa đơn điện thoại...
- Hướng dẫn Đăng ký, cài đặt, sử dụng M-Banking Mplus (chi tiết tham khảo tại website http://sacombank.com.vn/ )
2.3.3. Biểu phí M-Banking:
Sản phẩm, dịch vụ đa đạng, giao diện đơn giản thuận tiện giúp khách hàng sử dụng dễ dàng, bên cạnh đó chi phí cạnh tranh cũng là một trong những yếu tố mà Sacombank luôn cố gắng xây dựng để kích thích khách hàng tiếp cận xu hướng hiện đại này. Bên dưới là bảng so sánh chi phí M-Banking Sacombank so với một số Ngân hàng khác
Bảng 2.3: Biểu phí M-Banking Sacombank và một số Ngân hàng Ngân hàng
Nội dung
M-Banking SMS
Phí đăng ký Miễn
phí Miễn phí Miễn phí
Miễn phí
Miễn phí
Miễn phí Phí sử dụng dịch
vụ thông báo số dư tự động
8.000đ/t háng (được miễn phí
tháng đầu)
24.000đ /quý + 750đ/1 tin
vượt (nếu vượt 45
tin)
Miễn
phí 8.000đ
/tháng 10.000đ
/tháng 10.000đ /tháng
M-Banking App
Phí đăng ký Miễn
phí Miễn phí Miễn phí
Miễn phí
Miễn phí
Miễn phí Phí thường niên Miễn
phí
30.000đ /6tháng (tra cứu và
giao dịch)
Miễn phí
Miễn phí
Miễn
phí 5.000đ/t háng M-Banking Call
center Theo cước phí viễn thông
M-Banking Web Theo phí I-Banking
Nguồn: thống kê từ các website NHTM năm 2014 2.3.4. Biểu phí M-Banking:
Với 5 năm phát triển M-Banking Sacombank ngày càng cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm tiện ích, Bảng 2.4 cho thấy sự đa dạng sản phẩm của M-Banking Sacombank so với một số Ngân hàng khác:
Bảng 2.4: So sánh sản phẩm M-Banking Sacombank và một số Ngân hàng Stt Ngân hàng
Nội dung
1 Truy vấn thông tin tài
khoản V V V V V V
2 Chuyển khoản trong
cùng hệ thống V V V V V V
3 Chuyển khoản trong
ngoài hệ thống V V V
4 Chuyển khoản trong hệ
thống nhận bằng CMND V V V
5 Thanh toán thẻ tín dụng,
thẻ trả trước V V V
6 Thanh toán hóa đơn Điện, nước, cước viễn thông VNPT
V V V V V
7 Thanh toán hóa đơn
truyền hình cáp V V
8 Nạp tiền điện thoại di
động V V V V V V
Nguồn: thống kê từ các website NHTM năm 2014