CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG M-BANKING TẠI SACOMBANK
2.4. Thực trạng M-Banking của Sacombank
Chỉ với 5 năm đầu tư và phát triển M-Banking, tuy nhiên với lợi thế đúc kết, học hỏi kinh nghiệm các Ngân hàng đi trước, nên dù đi sau nhưng Sacombank vẫn đạt được một số thành tựu khả quan. (xem bảng 2.5)
Bảng 2.5: Thống kê kết quả kinh doanh M-Banking Sacombank
Stt Nội dung 2010 2011 2012 2013 Q2/2014
1
Số lượng khách hàng đăng ký dịch vụ I- Banking
0 120.000 người
371.493 người
601.819 người
990.139 người 2 Doanh thu từ dịch vụ
Ngân hàng điện tử 0 6,8 tỷ đồng
22,5 tỷ đồng
53 tỷ đồng
112 tỷ đồng 3 Tổng số Thẻ 590.036
thẻ
906.401 thẻ
1.500.000 thẻ
2.400.00 0 thẻ
2.982.00 0 thẻ Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank từ năm 2010-2013 và Quý 2/2014 Do đây là một sản phẩm dịch vụ mới nên Sacombank còn hạn chế một số thông tin ra công chúng, qua các số liệu thông kê Bảng 2.4 ta có thể thấy năm 2010 E- Baking mới được triển khai, và các năm tiếp theo cho thấy M-Banking nói riêng, và E-Banking nói chung đang có sự phát triển vượt bậc. Và gần nhất chỉ với quý 2/2014 mà doanh thu mang về từ dịch vụ E-Banking bằng gấp đôi doanh thu của cả năm 2013., chắc chắn trong đó doanh thu M-Banking chiếm tỷ lệ đáng kể.
Đặc biệt cuối năm 2013 vừa qua, với hợp đồng 5 triệu USD ký kết sự hợp tác Sacombank cùng Infosys - một trong những tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tư vấn kỹ thuật để cho ra mắt phiên bản E-Banking mới (bao gồm iBanking và mBanking) với nhiều tính năng vượt trội. Tuy nhiên hiện tại phiên bản mBanking mới này hiện tại vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm chỉ mới tung bảng beta ra thị trường, nên khách hàng hiện tại muốn dùng dịch vụ M-Banking của Sacombank thì có thể sử dụng song song phiên bản mới mBanking và phiên bản M-Banking Mplus trước đây. Điều này gây nhiều khó khăn, bất lợi cho khách hàng, củng như ảnh hưởng đến việc phát triển M-Banking của Sacombank trong năm nay.
Phiên bản củ mPlus trước đây hoạt động độc lập với iBanking và các tính năng tiện ích tương đối hạn chế: Chuyển khoản trong hệ thống; Chuyển khoản ngoài hệ thống; Thanh toán các hóa đơn tiêu dùng; Nạp tiền điện thoại; Mua vé máy bay…thì nay mBanking mới được tích hợp hoàn toàn với hệ thống iBanking và có bổ sung thêm nhiều chức năng chức năng nổi trội mới như:
Có thể cá nhân hóa giao diện
Quản lý người thụ hưởng/Quản lý nhà cung cấp dịch vụ
Lập lịch giao dịch trong tương lai
Khởi tạo cùng lúc nhiều giao dịch
Thông báo các hóa đơn chờ thanh toán
Phê duyệt nhiều cấp dành cho khách hàng tổ chức
Khách hàng có thể xem dữ liệu của mBanking trên iBanking và ngược lại:
o Thông tin đăng nhập (tên đăng nhập, mật khẩu đăng nhập) o Danh sách người thụ hưởng khi chuyển khoản
o Danh sách hóa đơn đã đăng ký thanh toán o Các giao dịch đã thực hiện
Ngoài ra ứng dụng mBanking cũng được thiết kế tương thích với hầu hết các dòng điện thoại, từ các dòng thông minh sử dụng hệ điều hành iOS, Android, BlackBerrry OS đến các điện thoại phổ thông có hỗ trợ Java và có kết nối Internet thông qua GPRS, 3G, hoặc Wifi. Nên chắc chắn sẽ kỳ vọng sự phát triển vượt bật của Sacombank trong thời gian tới trong lĩnh vự M-Banking nói riêng và E-Banking nói chung.
2.4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những mặt đạt được trên thì M-Banking Sacombank vẫn còn những mặt mà luôn cần phải cố gắng khắc phục trong thời gian tới.
- Ứng dụng M-Banking của Sacombank chưa cập nhật đáp ứng được nhu cầu khách hàng: các dịch vụ chưa được đa dạng như mua vé máy bay, vé tàu... (đang được nghiên cứu, ứng dụng trong phiên bản M-Banking Sacombank mới.)
- Giao diện ứng dụng còn đơn điệu, không được tích hợp nhiều dịch vụ khác để giữ chân khách hàng khi đăng nhập vào ứng dụng: xu hướng tích hợp Over The Top (OTT) để cung cấp âm thanh, hình ảnh, video vào M-Banking tăng sự hấp dẫn cho ứng dụng
- Sản phẩm M-Banking chưa được phổ biến đến khách hàng, còn một bộ phận rất lớn khách hàng có đủ điều kiện, có nhu cầu sử dụng nhưng chưa biết, chưa được phổ biến tính năng, lợi ích mà M-Banking mang lại. Đó là điều chúng ta sẽ phải có giải pháp khắc phục công tác quảng bá mà tác giả sẽ đề cập chi tiết hơn trong phần bên dưới.
- Vấn đề về bảo mật: tính bảo mật thông tin kém do mật khẩu Sacombank sử dụng là mật khẩu tĩnh khi đăng nhập, và khi thực hiện giao dịch. Điều này rất rủi ro khi khách hàng đặt mật khẩu đơn giản, dễ đoán, hoặc khi khách hàng bị ăn cấp thông tin khách hàng trong quá trình giao dịch.
- Nhu cầu thực tế tạo động cơ phát triển M-Banking hiện tại còn hạn chế. Do phần lớn khách hàng, vốn quá quen với việc sử dụng tiền mặt và lại luôn có sẵn tiền mặt cũng như dễ dàng tiếp cận với nguồn tiền mặt có tại các ATM, Các thanh toán trong khu vực dân cư phần lớn vẫn sử dụng tiền mặt, ngay cả ở thành thị, nơi có điều kiện thuận lợi cho phát triểnMobile Banking, việc sử dụng tiền mặt vẫn còn phổ biến
Như vậy M-Banking Sacombank mang lại rất nhiều hiệu quả tiện ích cho khách hàng, nhưng còn nhiều yếu tố chủ quan , và khách quan gây cản trở cho việc phát triền dịch vụ tiện ích này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thông qua chương 1 giới thiệu về lý thuyết các mô hình nghiên cứu, thì chương 2 tác giả giới thiệu tổng quan về Sacombank, sơ lược quá trình hình thành, phát triển và thành tựu, kết quả kinh doanh Sacombank đạt được trong những năm vừa qua.
Bên cạnh đó tác giả cũng giới thiệu về M-Banking Sacombank, qua đó có cái nhìn tổng quát về M-Banking từ lúc hình thành, phát triển đến thời điểm hiện tại và các mặt chưa được vẫn còn tồn tại. Đó cũng là cơ sở cho việc đi sâu nghiên cứu phân tích trong chương 3 nhằm giải quyết nội dung vấn đề các yếu tố tác động đến ý định hành vi sử dụng dịch vụ M-Banking Sacombank.