Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín khu vực TPHCM (Trang 55 - 59)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp nghiên cứu

3.1.2. Thang đo sơ bộ

3.1.2.2. Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Trước khi tiến hành phỏng vấn chính thức, tác giả tiến hành phỏng vấn thử 50 mẫu với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, các khách hàng đến giao dịch tại phòng giao dịch Sacombank. Đối tượng là những người có biết về M-Banking của Sacombank, và được phỏng vấn trực tiếp với bảng câu hỏi. Dữ liệu thu thập được sẽ được nhập liệu bằng Excel 2010 và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0, nhằm mục đích kiểm tra độ tin cậy và giá trị thang đo đo lường các khái niệm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu mẫu thử này là cơ sở để hiệu chỉnh bảng câu hỏi nháp thành bảng câu hỏi chính thức sử dụng cho nghiên cứu chính thức.

Kiểm định thang đo:

Đánh giá độ tin cậy của thang đo: Có 2 tiêu chí để đánh giá độ tin cậy thang đo: hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng (xem bảng 3.2)

Bảng 3.2: Độ tin cậy thang đo

Nguồn: Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008; Nguyễn Đình Thọ, 2011 - Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là một yếu tố được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá độ tin cậy của một thang đo, qua đó hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở

Hệ số Giá trị Độ tin cậy thang đo

Hệ số Crobach’s Alpha

≥0.8 Thang đo tốt

07- 0.8 Thang đo sử dụng được 0.6 - 0.7 Thang đo chấp nhận được

(đối với khái niệm mới )

<0.6 Loại bỏ thang đo Hệ số tương quan biến tổng

Corrected Item-Total Correlation

≥0.3 Thang đo tốt, chấp nhận thang đo

<0.3 Loại bỏ thang đo

lên đến gần 1 thì thang đo tốt; từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được; từ 0.6 đến 0.7 trở lên là có thể chấp nhận được (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Trong nghiên cứu này tác giả chọn thang đo có giá trị Cronbach’s Alpha >0.6.

- Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) nếu các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng <0,3 thì xem xét loại bỏ (Nguyễn Đình Thọ, 2011)

Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập:

Để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ M-Banking, đề tài sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Để tiến hành phân tích nhân tố EFA, đề tài sẽ thực hiện kiểm định KMO and Bartlett’s Test:

- Kaiser- Meyer- Olkin(KMO): là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trọng số của KMO lớn (giữa 0,5 đến 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, nếu trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) - Bartlett’s Test of Sphericity: đại lượng Bartlett là một đại lượng thống kê dùng để

xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biến phải có tương quan với nhau. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

- Để phân tích EFA có giá trị thực tiễn; tiến hành loại các biến quan sát có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 (Nguyễn Đình Thọ, 2008)

- Thông số Eigenvalues: đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố có giá trị lớn hơn 1. (Nguyễn Đình Thọ, 2008)

- Xem xét tổng phương sai trích (yêu cầu lớn hơn hoặc bằng 50%) cho biết các nhân tố được trích giải thích % sự biến thiên của các biến quan sát.(Nguyễn Đình Thọ, 2008)

Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ - Kiểm định Cronbach’s Alpha

Qua kết quả phân tích bảng 3.3 bằng phần mềm SPSS 20.0, ta thấy tất cả các thang đo có đều hệ số Cronbach’s Alpha >0.6. Với giá trị dao động từ thấp nhất là

0.730 của thang đo “nhận thức về chi phí” đến giá trị cao nhất là 0.965 của tháng đo

“nhận thức sự tương thích”, cho thấy các thang đo lường đều đạt tiêu chuẩn là những thang đo lường tốt, có độ tin cậy cao. Bên cạnh đó hệ số tương quan biến tổng thấp nhất là của biến COS.1 “Tôi tiết kiệm được thời gian hơn khi giao dịch qua M- Banking” với giá trị là 0.405, đạt yêu cầu đạt yêu cầu >0.3.

Bảng 3.3: Kết quả Cronbach’s Alpha các khái niệm nghiên cứu sơ bộ 50 mẫu.

Thang đo Mã biến

Trung bình nếu loại biến

Phương sai nếu loại biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach’s Alpha nếu

loại biến

1. Nhận thức sự hữu ích (Cronbach’s Alpha = 0.810)

USE.1 12.9200 2.851 .687 .737

USE.2 12.9200 2.524 .776 .686

USE.3 13.3400 3.209 .525 .806

USE.4 13.0200 2.551 .565 .807

2. Nhận thức dễ sử dụng (Cronbach’s Alpha = 0.749)

EAS.1 12.2800 2.614 .613 .672

EAS.2 11.9200 2.320 .637 .642

EAS.3 12.3200 2.712 .492 .721

EAS.4 12.1400 1.837 .540 .737

3. Nhận thức sự tương thích

(Cronbach’s Alpha = 0.965)

COM.1 12.0000 4.735 .880 .945

COM.2 12.0400 4.529 .956 .921

COM.3 12.0800 4.932 .883 .944

COM.4 12.1200 4.802 .849 .954

4. Nhận thức chuẩn mực xã hội

(Cronbach’s Alpha = 0.841)

NOR.1 8.2000 4.082 .652 .830

NOR.2 8.2200 3.563 .704 .789

NOR.3 8.2600 4.319 .790 .721

5. Nhận thức về tín nhiệm (Cronbach’s Alpha = 0.801)

CRE.1 13.1000 2.949 .542 .786

CRE.2 12.8800 2.026 .766 .668

CRE.3 13.1800 3.089 .533 .793

CRE.4 12.8000 2.163 .677 .723

6. Nhận thức về rủi ro (Cronbach’s Alpha = 0.736)

RIS.1 12.7800 1.971 .717 .573

RIS.2 12.8800 2.312 .453 .716

RIS.3 12.8200 2.191 .530 .676

RIS.4 12.4600 1.968 .456 .734

7. Nhận thức về chi phí

(Cronbach’s Alpha = 0.730)

COS.1 6.3200 3.773 .405 .730

COS.2 6.4000 2.776 .621 .606

COS.3 5.9200 3.667 .476 .701

COS.4 6.3800 2.159 .657 .593

8. Nhận thức sự hữu ích (Cronbach’s Alpha = 0.971)

IB.1 4.3600 .480 .945 .

IB.2 4.3000 .541 .945 .

Vậy mô hình nghiên cứu 29 biến đạt yêu cầu về chất lượng thang đo và 29 biến đều được giữ lại để tiến hành Phân tích nhân tố khám phá EFA bên dưới.

- Kiểm định thang đo bằng Phân tích nhân tố khám phá EFA

Kết quả Phân tích nhân tố khám phá EFA với sử dụng phương pháp thành phần chính variamax (xem phụ lục 05) cho thấy hệ số KMO = 0,694 > 0,5 nên kết luận phân tích nhân tố là cần thiết cho dữ liệu phân tích.

Kiểm định Bartlett: Sig = 0.000< 5% nên kết luận biến quan sát trong Phân tích nhân tố khám phá EFA là có tương quan với nhau trong tổng thể.

Kết quả trích ra được 6 nhóm nhân tố với tổng phương sai trích là 79,755% >

50%, và hệ số tải nhân tố của các biến quan sát điểu lớn hơn 0,5 ngoại trừ biến USE.3 có giá trị trống (<0.5). Nên tác giả chạy lại ma trận xoay một lần nữa với, và “Absolute value below” 0.3 thì nhận thấy thang đo USE3 có 2 giá trị, và giá trị cao nhất là 0.445 (gần bằng mức điều kiện thỏa 0.5). Mặt khác xét thấy biến USE3 này đạt độ tin cậy Cronbach’s Alpha bảng 3.3 trên. Xét thấy đây là thang đo sơ bộ 50 mẫu chưa phản ánh hết giá trị thang đo, nên tác giả vẫn quyết định giữ lại biến USE3 để tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức. Do đó thang đo các khái niệm nghiên cứu: nhận thức hữu ích, nhận thức tương thích, tính dễ sử dụng, chuẩn mực xã hội, nhận thức tín nhiệm, nhận thức rủi ro, nhận thức chi phí điều được giữ lại, sử dụng trong phần nghiên cứu định lượng chính thức.

Tóm lại qua kết quả nghiên cứu sơ bộ, mô hình nghiên cứu được giữ nguyên như mô hình đề xuất, và được sử dụng trong nghiên cứu định lượng chính thức. và bảng câu hỏi nháp được dùng làm bảng câu hỏi chính thức để phỏng vấn khách hàng (Bảng câu hỏi khảo sát chính thức xem Phụ lục 04).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín khu vực TPHCM (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)