Kiểm định sự khác biệt yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến ý định sử dụng M-Banking Sacombank

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín khu vực TPHCM (Trang 80 - 83)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3 Kiểm định sự khác biệt yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến ý định sử dụng M-Banking Sacombank

3.3.1 Kiểm định sự khác biệt trung bình ý định sử dụng theo nhóm giới tính của khách hàng.

Tác giả sử dụng phương pháp kiểm định Independet – Sample T – Test bằng phiên bản SPSS 20.0 với mẫu độc lập là 2 nhóm khách hàng nam và nữ. Theo kết quả phân tích thì giá trị Sig. của kiểm định Levene = 0.051 > 0.05, nên phương sai của 2 nhóm giới tính không khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định T-Test ở phần phương sai bằng nhau Equality of Means. Giá trị Sig. của kiểm định T-Test là 0.371 > 0.05.

do đó kết luận không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc sử dụng M-Banking của Sacombank,

3.3.2 Kiểm định sự khác biệt trung bình ý định sử dụng theo nhóm độ tuổi của khách hàng.

Do có 5 nhóm độ tuổi nên tác giả sử dụng phương pháp kiểm định ANOVA cho đặt điểm độ tuổi của khách hàng, kiểm định có hay không sự khác biệt trong về giá trị trung bình của 5 tổng thể mẫu độc lập được phân loại theo nhóm tuổi.

Kết quả kiểm định Levene ở bảng Test of Homogeneity of Variances với giá trị Sig. =0.01 < 0.05 tức là có sự khác biệt trong phương sai của các nhóm độ tuổi.

trong đó giá trị trung bình của nhóm tuổi từ 35 – 44 tuổi có giá trị cao nhất 4.6842, thấp nhất là nhóm tuổi trên 55 tuổi với giá trị 4.3.57.

3.3.3 Kiểm định sự khác biệt trung bình ý định sử dụng theo nhóm học vấn của khách hàng.

Do có 5 nhóm trình độ học vấn khác nhau nên tác giả sử dụng phương pháp kiểm định ANOVA cho đặt điểm trình độ học vấn của khách hàng, kiểm định có hay không sự khác biệt trong về giá trị trung bình của 5 tổng thể mẫu độc lập được phân loại theo học vấn.

Kết quả kiểm định Levene ở bảng Test of Homogeneity of Variances với giá trị Sig. =0.01 < 0.05 tức là có sự khác biệt trong phương sai của các nhóm trình độ học vấn. trong đó nhóm khách hàng có trình độc học vấn khác có tác động xu hướng ý định sử dụng M-Banking cao nhất với giá trị trung bình cao nhất 4.7391. Tuy nhiên

nhóm khác này là tập hợp của nhiều trả lời khác nhau nên ta có thể xem nhóm học vấn đại học với giá trị cao thứ 2 là 4.6 có tác động đến xu hướng ý định sử dụng M- Banking.

3.3.4 Kiểm định sự khác biệt trung bình ý định sử dụng theo nhóm nghề nghiệp của khách hàng.

Tương tự có 5 nhóm nghề nghiệp nên tác giả sử dụng phương pháp kiểm định ANOVA cho đặt điểm độ tuổi của khách hàng, kiểm định có hay không sự khác biệt trong về giá trị trung bình của 5 tổng thể mẫu độc lập được phân loại theo nhóm nghề nghiệp

Kết quả kiểm định Levene ở bảng Test of Homogeneity of Variances với giá trị Sig. =0.992 > 0.05 tức là không có sự khác biệt trong phương sai của các nhóm độ tuổi. Ta xem tiếp bảng ANOVA với giá trị Sig. = 0.903 > 0.05. cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm nghề nghiệp đến ý định sử dụng M-Banking của Sacombank.

3.3.5 Kiểm định sự khác biệt trung bình ý định sử dụng theo nhóm thu nhập của khách hàng.

Tác giả sử dụng phương pháp kiểm định ANOVA cho 5 nhóm thu nhập của khách hàng, kiểm định có hay không sự khác biệt trong về giá trị trung bình của 5 tổng thể mẫu độc lập được phân loại theo nhóm thu nhập.

Kết quả kiểm định Levene ở bảng Test of Homogeneity of Variances với giá trị Sig. =0.00 < 0.05 tức là có sự khác biệt trong phương sai của các nhóm độ tuổi.

trong đó giá trị trung bình của nhóm khách hàng có thu nhập từ 10-14 triệu/ tháng được xếp hạng trung bình cao nhất 4.7387.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:

Thông qua cơ sở lý thuyết chương 1 và chương 2, trong chương 3 này tác giả đã giới thiệu chi tiết phương pháp nghiên cứu và kết quả mà công trình nghiên cứu thu được về các yếu tố tác động đến ý định sử dụng M-Banking của Sacombank. Và qua kết quả phân tích từ 318 mẫu khảo sát thu thập, sau khi gạn lọc đạt yêu cầu là 236 mẫu, thì kết quả cho thấy có 5 nhóm nhân tố có tác động đến ý định sử dụng M- Banking Sacombank gồm: Nhận thức về tín nhiệm; Nhận thức dễ sử dụng; Nhận thức sự hữu ích; Nhận thức tương thích& chuẩn mực xã hội có tác động tích cực, cùng chiều. Còn Nhận thức về rủi ro thì các tác động tiêu cực, ngược chiều với ý định sử dụng M-Banking của Sacombank. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một số yếu tố nhân khẩu học có mối tương quan đến ý định hành vi sử dụng dịch vụ M-Banking Sacombank. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở cho giải pháp ở chương 4 tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín khu vực TPHCM (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)