Các tỷ số đo lường khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại việt nam (Trang 23 - 26)

1.1 Tổng quan về khả năng sinh lời của các NHTMCP NY

1.1.3 Khả năng sinh lời tại các NHTMCP NY

1.1.3.2 Các tỷ số đo lường khả năng sinh lời

Mục tiêu của NHTM NY là tối đa hóa giá trị tài sản cho chủ sở hữu hay nói các khác tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng. Điều này đòi hỏi các người lãnh đạo ngân hàng tập trung tối đa hóa lợi nhuận nhằm thỏa mãn cho sự hài lòng của cổ đông và tập trung tối đa hóa giá trị thị trường của cổ phiếu.

Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA – Return on asset)

Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản phản ánh khả năng quản lý sử dụng lượng tài sản để tạo ra lợi nhuận.

ROA = Lợi nhuận sau thuế

x 100 (1.1) Tổng tài sản

ROA cho biết 1 đồng lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ bao nhiêu đồng tài sản.

Lợi nhuận sau thuế lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh, tổng tài sản lấy từ bảng cân đối kế toán. Tổng tài sản có thể lấy số liệu bình quân bằng trung bình cộng tổng tài sản đầu kỳ và cuối kỳ hoặc số liệu tổng tài sản ở thời điểm cuối kỳ.

ROA cao cho thấy hiệu quả chuyển đổi tài sản thành lợi nhuận tốt trong hoạt động của ngân hàng. ROA đo lường tốt nhất khả năng sinh lời của ngân hàng bởi vì thể hiện trách nhiệm của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tổng tài sản đang có.

Ngoài ra, tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản còn được tính:

ROA = Lợi nhuận sau thuế

x Doanh thu

(1.2) Doanh thu Tổng tài sản

ROA = tỷ suất sinh lợi trên doanh thu x hiệu suất sử dụng tài sản

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu, hiệu suất sử dụng tài sản là các thước đo hữu ích khi phân tích khả năng sinh lợi vì:

- Về lý thuyết, những NHTMCP NY có tỷ suất sinh lợi trên doanh thu cao có thể tồn tại vững vàng trong bối cảnh chi phí tăng cao. Ngược lại, tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thấp chỉ có thể tăng lợi nhuận bằng cách đẩy mạnh doanh thu. Khi chi phí gia tăng, những NHTMCP NY này sẽ rất khó khăn. Như vậy, việc theo dõi tỷ suất sinh lợi trên doanh thu không chỉ giúp nhà quản lý chủ động ứng phó với cơ hội và nguy cơ từ thị trường, mà còn giúp cổ đông có thể nhận diện, đánh giá được những NHTMCP NY có tiềm lực không tốt. Thông thường, NHTMCP NY nào có tỷ suất sinh lợi trên doanh thu lớn hơn chứng tỏ NHTMCP NY đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh.

- Hiệu suất sử dụng tài sản cao cho thấy tài sản được sử dụng hiệu quả trong các hoạt động trong việc tạo ra doanh thu, đặc biệt việc kiểm soát chặt chẽ trong hoạt động cho vay và hoạt động đầu tư. Hiệu suất sử dụng tài sản cao là một cách để đạt được ROA bền vững.

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE - Return on equity)

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đo lường khả năng quản lý sử dụng vốn chủ sở hữu để tạo ra lợi nhuận.

ROE = Lợi nhuận sau thuế

x 100 (1.3)

Tổng vốn chủ sở hữu

ROE cho biết 1 đồng lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu.

Tổng vốn chủ sở hữu lấy số liệu bình quân bằng tổng vốn chủ sở hữu trung bình cộng đầu kỳ cộng và cuối kỳ hoặc số liệu vốn chủ sở hữu ở thời điểm cuối kỳ.

ROE thấp có thể hạn chế tăng trưởng vì khi đó ngân hàng không có cơ hội tích lũy để tăng vốn chủ sở hữu, trong khi hầu hết các quy định pháp lý đều ràng buộc việc gia tăng tổng tài sản gắn chặt với việc tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

Nếu ROE tương đối thấp so với ngân hàng khác sẽ làm giảm đi khả năng thu hút vốn mới cần thiết cho sự mở rộng và duy trì vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.

Tỷ lệ lãi ròng cận biên (NIM – Net interest margin)

Tỷ lệ lãi ròng cận biên là tỷ lệ phần trăm giữa thu nhập lãi ròng và giá trị tài sản có sinh lãi.

NIM = Thu nhập lãi ròng

x 100 (1.4) Bình quân tài sản có sinh lãi

Thu nhập lãi ròng là chênh lệch giữa toàn bộ doanh thu từ lãi và chi phí trả lãi.

Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy doanh thu từ lãi trừ đi tổng chi phí trả lãi hay nói cách khác chính là thu nhập lãi thuần

Bình quân tài sản có sinh lãi lấy số liệu bình quân bằng trung bình cộng tổng tài sản có sinh lời đầu kỳ và cuối kỳ.

Theo như đánh giá của S&P thì tỷ lệ NIM dưới 3% được xem là thấp trong khi NIM lớn hơn 5% thì được xem là quá cao. NIM có xu hướng cao ở các ngân hàng bán lẻ quy mô nhỏ so với NIM của các ngân hàng bán buôn. NIM tăng cho thấy dấu hiệu của quản trị tốt tài sản Nợ - Có trong khi NIM có xu hướng thấp và bị thu hẹp thì cho thấy lợi nhuận ngân hàng đang bị co hẹp lại.

Thu nhập lãi ròng hiện nay chủ yếu của ngân hàng từ hoạt động cho vay vì vậy, sự đa dạng của tỷ số này phụ thuộc vào các loại hình cho vay do mà ngân hàng đang tiến hành, NIM cao cho thấy hiệu quả hoạt động cho vay tốt nhưng cần phải xem xét đến yếu tố lãi suất bởi vì giảm lãi suất thường làm gia tăng chỉ số này, trong khi NIM có xu hướng thấp và bị thu hẹp thì cho thấy lợi nhuận của ngân hàng đang bị co hẹp lại do hoạt động cho vay không hiệu quả. Ngoài ra, cần xem xét danh mục các loại cho vay của ngân hàng để biết rằng ngân hàng có đang mở rộng sang cho vay ở những hình thức mới hay không, ví dụ như các khoản cho vay thông qua thẻ tín dụng thường đem lại lại suất cao hơn những khoản cho vay cầm cố nhưng cho vay thông qua thẻ tín dụng rủi ro cao hơn cho vay có đảm bảo, từ đó mới thấy được chính xác thu nhập chủ yếu từ hoạt động cho vay ở hình thức nào và rủi ro sẽ ở mức độ nào.

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại việt nam (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)