Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại việt nam (Trang 29 - 32)

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTMCP NY

1.2.2 Nhân tố khách quan

Mọi hoạt động của NHTMCP NY đều chịu sự quản lý của Nhà nước và chịu sự tác động của các yếu tố vĩ mô do ngân hàng cũng là một chủ thể trong nền kinh tế.

1.2.2.1 Môi trường về kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước

NHTMCP NY là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư trong nước, do vậy những biến động của môi trường kinh tế, chính trị có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh lời của NHTMCP NY.

Nếu môi trường kinh tế, chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, mọi thành phần kinh tế đều có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, lúc này ngân hàng có thể đẩy mạnh hoạt động cho vay nhằm gia tăng lợi nhuận. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thể hiện qua tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross domestic product).

Trong kinh tế học tổng sản phẩm quốc nội là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định thường là một năm. Các công thức tính GDP:

- Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng. Như vậy trong một nền kinh tế giản đơn có tính tổng sản phẩm quốc nội như là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm.

GDP=C+G+I+X-M (1.9) Trong đó:

C: tiêu dùng của hộ gia đình G: tiêu dùng của chính phủ I: tổng đầu tư

X: xuất khẩu hàng hóa N: nhập khẩu hàng hóa

- Theo phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí, tổng sản phẩm quốc nội bằng tổng thu nhập từ các yếu tố tiền lương, tiền lãi, lợi nhuận và tiền thuê ; đó cũng chính là tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối cùng của xã hội.

GDP=W+R+i+Pr+Ti+De (1.10) Trong đó

W: tiền lương R: tiền thuê I: tiền lãi Pr: lợi nhuận

Ti: thuế gián thu ròng

De: phần hao mòn (khấu hao) tài sản cố định - Phương pháp giá trị gia tăng

Giá trị gia tăng của doanh nghiệp ký hiệu là VA, giá trị tăng thêm của một ngành GO, giá trị tăng thêm của nền kinh tế là GDP

VA = Giá trị thị trường sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp - Giá trị đầu vào được chuyển hết vào giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuất

Giá trị gia tăng của một ngành GO

GO =∑ VAi (i=1,2,3,..,n) (1.11) Trong đó:

VAi: giá trị tăng thêm của doanh nghiệp i trong ngành n: số lượng doanh nghiệp trong ngành

Giá trị gia tăng của nền kinh tế GDP

GDP =∑ GOj (j=1,2,3,..,m) (1.12) Trong đó:

GOj: giá trị gia tăng của ngành j m: số ngành trong nền kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP ảnh hưởng đến cung cầu tín dụng và tiền gửi. Khi nền kinh tế bùng nổ, nhu cầu tín dụng tăng, ngân hàng có thể gia tăng khả năng sinh lợi. Và ngược lại, khi nền kinh tế phát triển chậm, tốc độ GDP chậm dẫn đến cầu tín dụng giảm. Như vậy, trong ngắn hạn, tốc độ phát triển của GDP ảnh hưởng đến việc

cung cấp dịch vụ của ngân hàng, qua đó ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

Ngược lại khi môi trường kinh tế, chính trị, xã hội bất ổn có thể gây bất lợi cho khả năng sinh lời của ngân hàng như nhu cầu tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao…Khi nền kinh tế có mức độ lạm phát cao, tức là sự thay đổi mức giá cao hay chỉ số giá tiêu dùng cao có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của NHTMCP NY.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Customer price index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát.

Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng, người ta tính số bình quân gia quyền theo công thức Laspeyres của giá cả của kỳ báo cáo so với kỳ cơ sở.

CPIt = 100 x Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t

(1.13) Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở

Lạm phát cũng có thể có hoặc không có tác động đến khả năng sinh lời của NHTMCP NY, phụ thuộc vào tỉ lệ lạm phát. Nếu tỉ lệ lạm phát dự đoán trước được ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất. Kết quả là thu nhập tăng nhanh hơn chi phí, có thể làm gia tăng lợi nhuận, tăng khả năng sinh lợi. Và ngược lại, nếu tỉ lệ lạm phát không dự đoán trước được ngân hàng không thể điều chỉnh lãi suất. Kết quả là chi phí cao hơn thu nhập, có thể làm giảm lợi nhuận.

Lạm phát tăng cao, sức mua đồng tiền giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Để huy động được vốn, phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn, luôn tạo ra mặt bằng lãi suất huy động mới, rồi lại tiếp tục cạnh tranh đẩy lãi suất huy động lên, có ngân hàng đưa lãi suất huy động gần sát lãi suất tín dụng, kinh doanh ngân hàng lỗ lớn nhưng vẫn thực hiện, gây ảnh hưởng lợi nhuận. Mặt khác, do lãi suất huy động tăng cao, thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng, rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện.

Trong điều kiện kinh tế ổn định, vốn hoá thị trường (MC- Market Capitalization) - tổng giá trị thị trường của tất cả cổ phiếu đang lưu hành- cao nghĩa là các nhà đầu tư đánh giá cao năng lực tài chính của ngân hàng, qua đó góp phần

nâng cao uy tín của ngân hàng và gia tăng khả năng sinh lợi tại các NHTMCP NY tại Việt Nam.

1.2.2.2 Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý bao gồm tính đồng bộ và đầy đủ của hệ thống luật, các văn bản dưới luật và việc chấp hành luật. Nếu hệ thống pháp luật được xây dựng không phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì sẽ là rào cản lớn cho hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng, hệ thống pháp luật còn thiếu, chưa đầy đủ là một trở ngại lớn cho hoạt động của ngân hàng, không thúc đẩy hoạt động ngân hàng phát triển, không bảo vệ quyền lợi của NHTMCP NY trong các tranh chấp, gây thiệt hại về tài sản làm giảm khả năng sinh lợi. Như vậy, rõ ràng môi trường pháp lý có vai trò quan trọng, là tiền đề giúp hoạt động ngân hàng phát triển nhanh và bền vững.

Ngoài ra, khả năng sinh lợi của NHTMCP NY cũng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khách quan khác như chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách lãi suất, dự trữ bắt buộc, chiến lược của đối thủ cạnh tranh...Các quy định này do NHNN yêu cầu các NHTMCP NY bắt buộc phải thực hiện trong từng thời kỳ nhằm bảo đảm cho an toàn trong hoạt động ngân hàng, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lời.

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)